Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải trao đổi với các đại diện doanh nghiệp – Ảnh: Đình Nguyên
|
“Ít cửa ít dấu cho đỡ khổ”
Ông Nguyễn Xuân Hàn, Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) thể hiện sự bức xúc trước một số quy định mới nhiêu khê, gây khó khăn hơn quy định cũ. Ví dụ việc Tổng cục Thuế yêu cầu chứng từ thanh toán phải ghi địa chỉ ngân hàng của người chuyển và người nhận tiền trong khi trước đây, biểu mẫu của ngân hàng không có tiêu chí này. Hay việc cấp đổi thẻ doanh nhân APEC. Bản chất của thẻ này là để doanh nhân nhập cảnh vào các nước thuộc APEC nhưng thủ tục mà TP quy định quá phức tạp, đến 7 – 8 cơ quan cùng tham gia xác minh nên mất 3 – 4 tháng mới đổi xong 1 thẻ.
|
|
|
Cộng đồng DN mong muốn các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức có tâm, đủ tầm, thực sự đồng hành, cầm tay chỉ việc, chia sẻ cùng DN, coi việc thành công hay thất bại của DN trong đó có phần trách nhiệm của mình, đặc biệt là người đứng đầu, qua đó sẽ tạo lòng tin, tạo sự an tâm cho DN để tập trung đầu tư, phát triển sản xuất – kinh doanh mạnh hơn
|
|
|
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM
|
|
|
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM, cho rằng bất cập trong cải cách hành chính hiện nay là “một điểm nghẽn lớn”. Khâu tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách và thủ tục hành chính làm cản trở không nhỏ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN và người dân trong những năm qua. “Cộng đồng DN mong muốn các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức có tâm, đủ tầm, thực sự đồng hành, cầm tay chỉ việc, chia sẻ cùng DN, coi việc thành công hay thất bại của DN trong đó có phần trách nhiệm của mình, đặc biệt là người đứng đầu, qua đó sẽ tạo lòng tin, tạo sự an tâm cho DN để tập trung đầu tư, phát triển sản xuất – kinh doanh mạnh hơn”, ông Minh kiến nghị và nói thêm: “Cần phải ít cửa ít dấu cho DN đỡ khổ chứ bây giờ có khá nhiều loại hồ sơ phải qua hàng chục cửa, hàng chục con dấu”.
Cộng đồng DN bày tỏ mong muốn TP cần có những cơ chế đột phá, thông thoáng để làm đòn bẩy cho DN phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập. Cụ thể, trong năm 2015 cần rút ngắn bắt buộc ít nhất 50% thời gian so với năm 2014 đối với các thủ tục cấp phép xây dựng, kê khai nộp thuế các loại, thông quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, các loại giao dịch hành chính khác của DN và người dân. Bên cạnh đó cần cho phép và khuyến khích thành lập các công ty, tổ chức tư vấn, dịch vụ phục vụ DN như kê khai, đăng ký thuế, kê khai hải quan và các dịch vụ khác mà DN cần.
Nâng cao thể trạng doanh nghiệp nội
Theo Hiệp hội DN TP.HCM, năm 2014 giá trị xuất khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 68% trong tổng số 150 tỉ USD xuất khẩu của VN. Nhìn ở góc độ thu hút vốn FDI thì đây là một thành quả nhưng nếu nhìn ở góc độ sức khỏe của nền kinh tế thì cần phải suy nghĩ. Có một thực tế là các DN nội địa chưa đủ mạnh, thiếu vốn, khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ còn yếu khiến cho thị phần bị giảm so với khối FDI.
Để giúp các DN “nâng cao được thể trạng”, ông Huỳnh Văn Minh cho rằng cần cho khoanh nợ, đảo nợ, hạ lãi suất cũ bằng lãi suất mới hiện hành; không áp dụng hình thức mua bán nợ “vì thực chất mua bán nợ là bốc túi này bỏ túi khác”. Tháo gỡ nút thắt về vốn, theo ông Minh, cần có cơ chế thông thoáng, hợp lý để giúp DN dễ tiếp cận được bởi vốn hiện nay không thiếu nhưng DN nhỏ và vừa rất khó tiếp cận. “Nên ưu tiên lãi suất thấp và ổn định theo vòng đời của từng dự án của DN. Cụ thể, đầu tư công nghệ càng sâu, dòng đời dự án càng dài thì lãi suất càng thấp và càng ổn định”, ông Minh nói.
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM
|
Ông Hàng Vay Chi, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cũng nêu về vấn đề vốn. Cần phải có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, lâu dài để DN đầu tư máy móc, thiết bị chuẩn xác nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng hơn, cạnh tranh hơn. Ông nêu một thực tế: “Khi DN tiếp xúc ngân hàng để mua những loại máy móc trong nước thì ngân hàng cho rằng không an toàn. Vì vậy, DN vừa và nhỏ ở các nước 15 phút có thể làm ra 5.000 đế giày, trong khi DN của mình thì 15 phút làm ra được 1 đôi dép. Họ tự động hóa hết còn mình thì vẫn cứ bán thủ công”.
Vấn đề liên tục tăng giá tiền cho thuê đất, theo phản ánh của DN, tiền thuê đất năm 2014 tăng 4 – 5 lần so với năm 2010 khiến DN điêu đứng. “Đáng ra giá cho thuê đất phải ổn định ít nhất là 10 năm hoặc dài hơn. Nếu có tăng thì buộc phải có lộ trình thích hợp, báo trước để DN chuẩn bị phương án tài chính. Những dự án mà DN đã ký thuê đất rồi thì không nên 1 – 2 năm lại thay đổi mức giá”, đại diện một DN đề nghị.
“Coi khó khăn của doanh nghiệp như của mình”
|
|
|
TP.HCM sẽ làm hết sức mình để cải thiện môi trường đầu tư, coi khó khăn của doanh nghiệp như khó khăn của chính mình để cùng nhau tháo gỡ
|
|
|
Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM
|
|
|
Tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM khẳng định trong năm 2015 ngành ngân hàng sẽ từng bước tháo gỡ khó khăn cho DN về nguồn vốn vay. Dư nợ tín dụng trên địa bàn TP năm 2014 khoảng 1,1 triệu tỉ đồng, trong đó DN chiếm 80%. Kế hoạch tăng nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất – kinh doanh năm 2015 khoảng 13 – 15%, tương đương khoảng 160.000 – 180.000 tỉ đồng.
Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải ghi nhận những đóng góp của cộng đồng DN trong việc góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội của TP hợp lý, ổn định, tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2014 tăng 9,6% (năm 2013 tăng 9,3%). Ông Hải khẳng định chính quyền TP cam kết tháo gỡ từng vấn đề bức xúc của DN nêu ra. Ngay trong tháng 3 này TP sẽ ban hành chính sách mới ưu đãi, hỗ trợ nhiều hơn cho DN phát triển.
“TP sẽ làm hết sức mình để cải thiện môi trường đầu tư, coi khó khăn của DN như khó khăn của chính mình để cùng nhau tháo gỡ. DN và chính quyền TP như hai bàn tay. Chúng ta phối hợp nhịp nhàng thì vỗ nó mới kêu. Nhịp càng tốt thì càng kêu to, nếu không thì nó kêu lép bép thôi”, ông Hải nói.
Phấn đấu thời gian làm thủ tục hành chính thấp hơn mức trung bình ASEAN
Ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định: “Trong thời gian tới các sở ngành chức năng của TP sẽ phải nỗ lực tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thấp hơn so với bình quân của cả nước, đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6, như thời gian nộp còn 121,5 giờ năm (hiện 167 giờ/năm), nộp bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ/năm (hiện 108 giờ/năm), thời gian hoàn thành thủ tục lập DN tối đa 6 ngày, tiếp cận điện năng còn 36 ngày… tiến đến đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4”.
|