26/11/2024

Xu thế tư nhân tham gia khai thác sân bay

Sau khi Thanh Niên đăng bài Tranh luận quanh việc “bán” nhà ga hàng không, trong ngày 27.2, chúng tôi tiếp tục ghi nhận được nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn về vấn đề này.

 

Xu thế tư nhân tham gia khai thác sân bay

 

 

Sau khi Thanh Niên đăng bài Tranh luận quanh việc “bán” nhà ga hàng không, trong ngày 27.2, chúng tôi tiếp tục ghi nhận được nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn về vấn đề này.

 

 

Nhà ga T1 sân bay Nội Bài, nơi đang có chủ trương nhượng quyền khai thác cho VietJetNhà ga T1 sân bay Nội Bài, nơi đang có chủ trương nhượng quyền khai thác cho VietJet –  Ảnh: Mai Vọng

Ông Vũ Phạm Nguyên Tùng, Giám đốc dự án Công ty CP hàng không VietJet, cho rằng xu hướng tư nhân hóa sân bay dân dụng trên thế giới đã có cách nay hàng chục năm, rất phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển cần một nguồn lực đáp ứng nhu cầu khai thác.

 
 
Xu thế tư nhân tham gia khai thác sân bay - ảnh 2

Nhiều sân bay nhỏ có thể cổ phần hoá 100% tư nhân tham gia nhưng sân bay lớn nhà nước phải nắm tối thiểu 25%… Tính cả sân bay dân dụng lẫn quân sự, miền Nam trước 1975 có trên 40 sân bay, đến nay khai thác hơn chục cái. Còn hơn 20 sân bay nhỏ, chủ yếu là quân sự chưa khai thác nên chọn lựa và mời gọi đầu tư

Xu thế tư nhân tham gia khai thác sân bay - ảnh 3
 

Ông Nguyễn Thanh LâmChủ tịch HĐQT Công ty Vieteuro (Việt kiều Đức)

 

Ở VN, vấn đề này cũng đã từng được đặt ra cách nay khá lâu, nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm như một nhà đầu tư của Úc muốn đầu tư vào sân bay Phú Bài (Huế) và một số đề xuất khác nữa. Nhà nước đã có chủ trương lớn về PPP (hợp tác đầu tư công – tư) nhưng khung pháp lý chưa hoàn thiện, cho nên tư nhân vào đầu tư sẽ làm cái gì, nhà nước bỏ ra cái gì, tỷ lệ như thế nào, chia phần trăm bao nhiêu, ai sở hữu, quyền hành… chưa rõ ràng.

VietJet xin khai thác trong 20 năm  

Ông Tùng cho biết, sau 3 năm bước vào thị trường vận tải hàng không, VietJet đã chiếm tỷ trọng khoảng 35% thị trường nội địa. Tất cả các cảng hiện nay thuộc quyền quản lý của Tổng công ty cảng hàng không VN (ACV), là doanh nghiệp nhà nước.

“VietJet nhận thấy rằng nếu tất cả cơ sở vật chất đều đi thuê, không có tài sản cố định nào cả thì rất bị động trong việc đảm bảo kế hoạch khai thác của hãng trong những năm tới, với tốc độ phát triển như hiện nay. Do vậy, VietJet đã đề xuất, kiến nghị với Bộ GTVT được nhượng quyền khai thác toàn bộ nhà ga T1 sân bay Nội Bài trong thời gian 20 năm. Trong cuộc họp ngày 25.2 vừa qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng khi đề cập đến việc này đã có ý kiến cho làm thí điểm tại khu vực sảnh E của nhà ga T1 cùng các nhà ga khác như Phú Quốc, nhà ga hành khách cũ của sân bay Đà Nẵng. Nội lực của mình có rất nhiều, nếu biết khai thác đúng chỗ, lấy tiền để tập trung làm những dự án lớn như Long Thành và cải tạo các cảng khác chẳng hạn. Nếu không có một kế hoạch khai thác thật quyết liệt và cụ thể sẽ dẫn đến lãng phí những cơ sở hạ tầng mình đã đầu tư”, ông Tùng nói.

Trả lời câu hỏi VietJet sẽ được gì nếu được nhượng quyền khai thác nhà ga, ông Tùng phân tích: “Chúng tôi sẽ được quyền chủ động trong việc bố trí sắp xếp, khai thác trong dây chuyền công nghệ của mình để phục vụ cho mục tiêu chính của hãng là hoạt động bay, phục vụ hành khách. Hoạt động của cảng là sự phối hợp của rất nhiều cơ quan, đơn vị, như an ninh, hải quan, kiểm dịch… chứ không phải chỉ của riêng đơn vị khai thác cảng. Khi được chuyển nhượng, VietJet sẽ chỉ quản lý, khai thác các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại nhà ga mà thôi”.

Cũng theo ông Tùng, tới đây hãng sẽ có những cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Bộ GTVT, Cục Hàng không và ACV để vạch ra lộ trình triển khai thực hiện, từ việc định giá, đàm phán đến những vấn đề liên quan đến pháp lý. Luật Hàng không dân dụng vừa được Quốc hội thông qua cũng đã có điều khoản cho phép tư nhân tham gia đầu tư, khai thác, quản lý sân bay là một cơ sở pháp lý cao nhất. “VietJet sẽ cùng các cơ quan chức năng tập trung triển khai nhanh chóng để đáp ứng chủ trương mà Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có gợi ý như thế. Nếu không làm thì chẳng bao giờ nhìn thấy bóng dáng tư nhân trong quản lý, khai thác cảng hàng không tại VN để có sự so sánh. Mục tiêu là đem lại những gì hiệu quả nhất cho sự phát triển của đất nước”, ông Tùng khẳng định.

 
 

Đáng lẽ có thể làm sớm hơn

 

Một cách làm khác – theo chuyên gia tư vấn đầu tư Robert Trần – có thể tham khảo là cách đây gần 30 năm, Canada cũng đã cho tư nhân đấu thầu để khai thác kinh doanh một số sân bay do nguồn lực tài chính của quốc gia này chưa đủ mạnh. “Sau 10 năm hoạt động, chính phủ Canada đã tiến hành thâu tóm mua lại toàn bộ cổ phần để kinh doanh và quản lý song các chuẩn được xây dựng trước đó vẫn được giữ nguyên hoặc thậm chí làm tốt hơn nữa”, ông Robert Trần nói.

 

Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Hãng hàng không Hải Âu, cho rằng đáng lẽ chủ trương này có thể làm sớm hơn, các tỉnh, thành phố có thể chủ động huy động nguồn vốn tư nhân, vốn nước ngoài để xây sân bay phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Từ đó, việc quản lý, điều hành, khai thác dịch vụ sân bay cũng sẽ được chuyên môn hoá.

 

“Cho thuê là bình thường”

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Vieteuro (Việt kiều Đức), từng có nhiều năm làm việc tại Hãng hàng không quốc gia Lufthansa (Đức), nhận định: “Cho thuê quyền khai thác sân bay hay cảng hàng không tại VN là điều không còn mới và thực tế sân bay Nội Bài đã tiến hành hơn một năm nay rồi, đó là cho thuê quyền khai thác một sảnh, phần nào đó trong nhà ga”.

Dẫn chứng cho nhận định này, ông Lâm cho biết, một hãng điện tử của Hàn Quốc có nhà máy đặt tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, đã thuê quyền khai thác một sảnh E của nhà ga Nội Bài để tập trung chuyển hàng xuất khẩu với số lượng lớn. “Với một nhà xuất khẩu lớn có giá trị lên đến hàng chục tỉ USD, việc thuê quyền khai thác riêng một sảnh tại nhà ga sân bay là bình thường, không lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống kho bãi chung và điều này xảy ra tại nhiều nhà ga hàng không trên thế giới”, ông Lâm nói.

Theo ông Lâm, tiến hành cổ phần hoá để xã hội hoá ngành hàng không là cách làm an toàn nhất. Cụ thể, các sân bay lớn tại VN như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất… vốn rộng và khá phức tạp nên muốn tư nhân tham gia, trước hết phải cổ phần hóa, lập một doanh nghiệp riêng, chuyên phụ trách cho thuê nhượng quyền kinh doanh sân, cảng, ga nào. Tất cả phải dưới quyền kiểm soát chung là an ninh, hải quan của sân bay. “Theo cách làm tại các sân bay quốc tế mà tôi có dịp làm việc cùng, thường các doanh nghiệp có thể thuê quyền kinh doanh một phần sảnh, nhà ga nào đó để tập hợp hàng hóa, cho doanh nghiệp vận tải thuê lại… nhưng mọi kiểm soát an ninh, hải quan đều phải qua cổng chung của nhà ga. Tư nhân tham gia bằng cổ phần, hội đồng quản trị đều nằm trong khuôn khổ luật định và trong sự an toàn của quốc gia. Nếu làm được vậy, việc tiến hành cổ phần hoá, xã hội hoá ngành hàng không không có gì phải lăn tăn”, ông Lâm nói.

Ông Lâm cũng cho rằng với các sân bay nhỏ, bỏ hoang hoặc không khai thác lâu nay, nên mạnh dạn đấu thầu cho nhà đầu tư tư nhân tham gia để phục vụ du lịch, vận chuyển kho bãi. Chẳng hạn, sân bay Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), sân bay Đông Tác (Tuy Hòa, Phú Yên), sân bay Cù Hanh (Pleiku), sân bay Nước Trong (Đồng Nai)… “Nhiều sân bay nhỏ có thể cổ phần hoá 100% tư nhân tham gia nhưng sân bay lớn nhà nước phải nắm tối thiểu 25%”, ông Lâm nói thêm. Nếu chọn hình thức cho thuê quyền kinh doanh thì thời hạn khoảng 50 năm hoặc 99 năm. “Tính cả sân bay dân dụng lẫn quân sự, miền Nam trước 1975 có trên 40 sân bay, đến nay khai thác hơn chục cái. Còn hơn 20 sân bay nhỏ, chủ yếu là quân sự chưa khai thác nên chọn lựa và mời gọi đầu tư”, ông Lâm nói thêm.

Giám đốc phát triển dự án của VietJet chia sẻ: “Thực ra không phải chúng tôi đề xuất mua nhà ga T1, mà ở đây, Bộ GTVT muốn nhượng quyền sử dụng chỉ sảnh E của nhà ga T1 cho VietJet. Thực sự thì chúng tôi mong muốn được sử dụng cả nhà ga T1 chứ không chỉ sảnh E. Trên thế giới hầu hết sân bay của các nước đều do các công ty cổ phần tư nhân quản lý và khai thác, trong đó không ít hãng hàng không có sở hữu sân bay, nhà ga như Lufthansa, Ryan Air, Emirates, Bangkok Airway…

Mục tiêu cao nhất của chúng tôi là hướng tới hành khách, các dịch vụ dành cho hành khách tại nhà ga chắc chắn sẽ được nâng cao khi chúng tôi chủ động có mặt bằng để đầu tư. Bên cạnh đó, khi quản lý khoa học và đồng bộ sẽ tăng được khả năng khai thác, hạn chế tắc nghẽn, giảm tỷ lệ chậm chuyến”.

Hà Nguyễn

 

Mai Vọng – Nguyên Nga