10/01/2025

Khắc phục sai lệch về điều hành

Chất lượng tăng trưởng, cách thức điều hành tài khóa, tiền tệ… là những vấn đề cần lưu tâm trong năm 2015, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), đã nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên.

 

Khắc phục sai lệch về điều hành

 

 

Chất lượng tăng trưởng, cách thức điều hành tài khóa, tiền tệ… là những vấn đề cần lưu tâm trong năm 2015, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), đã nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấnThanh Niên.

 

 

 

Thách thức rất lớn đối với VN là chất lượng năng suất lao động phải tăng lên vượt bậc mới có thể đạt được mức tăng trưởng 6,5 - 7% Thách thức rất lớn đối với VN là chất lượng năng suất lao động phải tăng lên vượt bậc mới có thể đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%  – Ảnh: Diệp Đức Minh

Ông nói: Năm 2014, tuy GDP đã hoàn thành kế hoạch, đạt 5,8% nhưng so với bình quân các năm trước đây vẫn thấp hơn nhiều. Xu hướng tăng trưởng nói chung vẫn chưa thấy rõ sự thay đổi về tiềm năng. Như vậy, khả năng cải thiện tăng trưởng về chất là vấn đề đáng lưu tâm.

Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 2
       TS Nguyễn Đình Cung

Tăng trưởng có cải thiện về tốc độ nhưng chất lượng chưa cải thiện. Chỉ số hiệu quả kinh tế tổng hợp (TFP) thấp hơn cả Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… Rõ ràng chúng ta chưa thay đổi được căn bản động lực của tăng trưởng. Trong khi yêu cầu về tăng năng suất lao động (NSLĐ) rất lớn. Nếu muốn tăng trưởng khoảng 7% như mục tiêu của 5 năm tới thì NSLĐ phải tăng khoảng 6,4%, song hiện nay mới tăng 4,1%, nghĩa là cần phải tăng thêm 2,3%. Mức tăng trưởng NSLĐ trên 6% không phải nước nào cũng có thể dễ dàng đạt được. Sắp tới VN chỉ tăng số lượng lao động khoảng 0,6%, tăng không đáng kể, đòi hỏi chất lượng NSLĐ tăng lên vượt bậc thì mới có thể đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%. Đây là thách thức rất lớn với VN.

* Theo ông, năm 2015, ngân hàng có thể giảm mạnh lãi suất (LS) cho vay không?

– LS giảm là điều rất cần nhưng theo tôi, đây chính là nút thắt vì dư địa không nhiều. Bởi chênh lệch giữa LS cho vay và LS huy động lớn. Nhưng tình hình tài chính các ngân hàng thương mại đang khác nhau và chưa thật lành mạnh. Nên hoạt động cho vay mới còn hạn chế, mà phần cho vay đảo nợ không nhỏ nên khả năng giảm LS cho vay bị hạn chế. Ngoài ra, huy động trái phiếu chính phủ hiện còn quá lớn chèn ép tín dụng của khu vực tư nhân. Năm 2015 Chính phủ dự kiến tung khoản trái phiếu chính phủ khổng lồ ra thị trường. Giá USD lên thì LS USD sẽ tăng, phải duy trì nhất định khoảng cách VND – USD để hạn chế “đô la hóa”. Vì vậy, việc hạ LS khó diễn ra trên diện rộng mà chỉ có thể thông qua một số ngân hàng, một số đối tượng chứ không rải đều trên thị trường. Nhưng giảm LS đều trên thị trường mới giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN), thị trường tín dụng mới vận hành đúng theo thị trường.

 
 
Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 3

Hiện đang tồn tại quá nhiều gói tín dụng cho từng lĩnh vực, gói 30.000 tỉ đồng chưa tiêu hết thì đã có thêm gói 50.000 tỉ đồng… Khi vĩ mô đã ổn định rồi thì cần xem xét lại tất cả các gói tín dụng. Và cũng nên hạn chế dần các đối xử khác biệt theo các nhóm lĩnh vực, để các ngân hàng  tự tìm kiếm khách hàng

Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 4
 

 

 

* Theo ông, điều hành chính sách tiền tệ nên theo hướng nào?

– Cần thoát khỏi điều hành tín dụng theo kiểu hành chính. Hiện nay có quá nhiều tín dụng theo mục tiêu, làm méo mó thị trường tín dụng, bắt chính sách tiền tệ gánh thêm một chức năng của tài khóa. Vì thế, bỏ trần khống chế tín dụng với từng ngân hàng vì nó đã không có tác dụng, làm cho điều hành với ngân hàng không mang tính thị trường, chứa đựng rủi ro. Theo tôi, điều hành tín dụng nhất thiết phải gắn với mục tiêu ổn định LS trung, dài hạn dựa trên nền tảng ổn định lạm phát…

Hiện đang tồn tại quá nhiều gói tín dụng cho từng lĩnh vực, gói 30.000 tỉ đồng chưa tiêu hết thì đã có thêm gói 50.000 tỉ đồng… Khi vĩ mô đã ổn định rồi thì cần xem xét lại tất cả các gói tín dụng. Và cũng nên hạn chế dần các đối xử khác biệt theo các nhóm lĩnh vực, để các ngân hàng tự tìm kiếm khách hàng.

*  Trong nhiều năm qua, chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ luôn được cho là “không đồng điệu”. Vấn đề này cần giải quyết thế nào?

– Theo quan sát của CIEM thì chính sách tiền tệ vẫn đang chạy theo chính sách tài koá. Chính sách tài khóa mở rộng thì chính sách tiền tệ khó có thể thắt chặt. Đề nghị chính sách tài khóa cần chủ động thắt chặt và mở đường để chính sách tiền tệ nới lỏng trong trung hạn, không như thời gian vừa rồi chúng ta mở cả chính sách tiền tệ, mở cả chính sách tài khóa. Cụ thể, không cố định ngân sách nhà nước phải mở mức bội chi 5%/năm mà phải giảm dần xuống, tránh hoạch toán thu bao nhiêu, chi bấy nhiêu, giảm áp lực nợ công, tạo điều kiện mở đường cho giảm LS. Như vậy, vốn sẽ chạy về khu vực DN tư nhân nhiều hơn, hơn là nằm ở khu vực DN nhà nước như hiện nay. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc phần nhiều vào kết quả của tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng.

Ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành: Chính sách hỗ trợ cần nhanh hơn

Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 5
       Ảnh: M.Phương

Năm 2015, ngoài việc bản thân DN phải tự nỗ lực, tôi mong Chính phủ sẽ có thêm những giải pháp giúp DN tiếp cận với các cơ hội mới cũng như hỗ trợ DN trong quá trình hội nhập này để đủ sức cạnh tranh. Thời gian qua, một số chính sách hỗ trợ được ban hành chưa nhanh cũng như việc triển khai xuống thực tế DN còn quá chậm. Hy vọng điều đó sẽ được thay đổi theo hướng nhanh hơn và có sự đồng bộ trong năm mới. Ngay cả việc xăng dầu giảm giá có thể là cơ hội lớn để các DN hoạt động tốt hơn nhưng giá của nhiều ngành khác chỉ giảm không đáng kể như vận tải hay một số ngành là nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất. Điều này khiến DN trong nước không thể tận dụng được cơ hội để giảm chi phí sản xuất, giảm giá bán hàng hoá để tăng sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Mai Phương (ghi)

Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty CP giấy Sài Gòn: Hạn chế sự bất cập của chính sách

Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 6
       Ảnh: N.Nga

Nhiều chính sách vẫn còn bất cập. Chẳng hạn, sự hỗ trợ DN từ T.Ư đến địa phương còn khoảng cách, các thủ tục hành chính còn nặng nề, còn tồn tại quá nhiều giấy phép con, cơ chế “xin – cho”. Về phía DN, nạn hàng gian, hàng nhái, hàng giả vẫn tràn lan mà chưa thấy các cấp quản lý có động thái mạnh để giảm thiểu, đặc biệt khi chúng ta có đến 7 cơ quan chức năng liên quan đến việc quản lý hàng nhái hàng giả. Thế nên, DN vẫn còn đơn độc trong việc phòng chống vấn nạn này.

Ngoài ra, LS ngân hàng vẫn chưa khuyến khích DN mở rộng đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn. Tình trạng hàng giả ngày càng nhiều hơn trong khi LS vay lại cao hơn các nước khác đã làm nhụt chí DN. Song song đó, việc đánh thuế, quy định về môi trường trong sản xuất vẫn chưa công bằng, đặc biệt giữa DN trong và ngoài nước. Thời gian qua, đa số các vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng bị phát hiện thường tập trung vào những DN đầu tư nước ngoài, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi trong đầu tư, hơn cả DN nội địa. Năm 2015, tôi mong muốn những vấn đề trên được giải quyết nếu không thấu đáo cũng giảm tối thiểu để DN còn có sức khỏe, ý chí và nghị lực để tồn tại và cạnh tranh tốt.

Ông Nguyễn Công Thành, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Linh Chi:Nhà nước sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nông nghiệp

Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 7
       Ảnh: N.Nga

Năm 2015, tôi mong muốn nhà nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ nông nghiệp nói chung và nông sản có giá trị gia tăng cao nói riêng. Cụ thể là quảng bá tìm đầu ra trong và ngoài nước cho nông sản; nghiên cứu kỹ thuật tạo giống, trồng trọt và chế biến sản phẩm; có chiến lược phát triển hợp lý để thuyết phục người dân tin tưởng vào hiệu quả của  kinh tế nông nghiệp. VN là quốc gia lấy nền kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo nhưng chúng ta chưa có chiến lược mạnh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực chứ chưa nói là các nước phát triển. Bản thân tôi, là người Việt sống ở nước ngoài về nước đầu tư, tôi mong muốn được góp sức vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nên rất mong các cấp quản lý cùng đồng hành với DN vì một VN phát triển bền vững.

Ông Robert Trần, Tổng giám đốc Công ty tư vấn chiến lược Robenny (Canada), phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ: Học cách làm của Singapore

Khắc phục sai lệch về điều hành - ảnh 8
       Ảnh: N.Nga

Năm 2015, VN tiếp tục hội nhập sâu và nhiều thách thức cũng như cơ hội đang chờ đợi DN ở phía trước. Thực tế, sức khỏe của DN vừa và nhỏ, lực lượng quan trọng của nền kinh tế, chưa được quan tâm và chú trọng trong bối cảnh tình hình kinh tế có quá nhiều tập đoàn sản xuất tiêu dùng nước ngoài vào VN. Khối DN vừa và nhỏ đang rất cần sự hỗ trợ thực tế từ Chính phủ và các chuyên gia tư vấn. Khó khăn trước mắt của họ rải đều cả về công nghệ, phương thức kinh doanh, định hướng chiến lược và vốn. Con số hàng chục ngàn DN phá sản đóng cửa trong năm qua đã chứng minh điều đó.

Năm 2015, vai trò của các hiệp hội, cơ quan xúc tiến thương mại của các địa phương cần được chú trọng hơn, sát cánh với DN nhiều hơn, đó là mong muốn nhất của tôi. Để hỗ trợ cộng đồng DN vừa và nhỏ, tôi mong Chính phủ học cách làm của Singapore là thông qua tổ chức kiểu như “Nhịp cầu DN” hay một tổ chức “cắm sào” ngay tại các quốc gia phát triển mà VN đang có triển vọng xuất hàng đến đó, để lấy hợp đồng về cho DN trong nước. Điều này nghe có vẻ mới, nhưng các nước trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí Thái Lan đã làm và thành công.

N.Nga (ghi)

 

Mạnh Quân (thực hiện