10/01/2025

Hà Nội: Trông ôtô 40-70.000đ/xe, bún riêu, phở 50-60.000đ/bát

Ngày 21-2 tức mùng 3 tết, Hà Nội nắng ấm rất thuận lợi cho người dân du xuân chúc tết. Các địa điểm vui chơi, danh lam thắng cảnh như công viên Thủ Lệ, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo Tàng Dân tộc học… khá đông người tìm đến.

 

Hà Nội: Trông ôtô 40-70.000đ/xe, bún riêu, phở 50-60.000đ/bát

 

Ngày 21-2 tức mùng 3 tết, Hà Nội nắng ấm rất thuận lợi cho người dân du xuân chúc tết. Các địa điểm vui chơi, danh lam thắng cảnh như công viên Thủ Lệ, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo Tàng Dân tộc học… khá đông người tìm đến.



Mới 9 giờ sáng, tại Văn Miếu đã đông nghẹt người đến thăm quan. Khách đến tham quan tìm chỗ gửi xe quả là không dễ dàng gì, nhất là đối với ôtô. Nhiều địa điểm trông xe tự phát hai bên đường Tôn Đức Thắng gần khu vực Văn Miếu. Phí trông giữ xe được đẩy lên gấp nhiều và mỗi nơi một mức, loạn phí trông giữ xe.

Chỉ khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám, phí trông giữ ôtô nơi thì áp đồng một mức là 50.000 đồng/xe, nơi thì 40-70.000 đồng/ xe (tùy xe 5 hay 7 chỗ), thậm chí có chỗ thì trông xe theo giờ với mức 40.000 đồng/giờ; không phân biệt xe to hay bé.

Nhiều nhân viên trông xe còn đứng cả xuống lòng đường để vẫy khách vào gửi. Vỉa hè giành cho người đi bộ xung quanh Văn Miếu biến thành bãi trông giữ ôtô.

Vỉa hè đường Tôn Đức Thắng biến thành bãi trông giữ ô tô với 50-70.000 đồng/ xe – Ảnh: LÊ THANH

Còn khuôn viên bãi cỏ trong Văn Miếu cũng bị tận dụng thành các bãi trông giữ xe máy với 10.000 đồng/xe.   

Khuôn viên quanh Văn Miếu Quốc Tử Giám biến thành bãi trông giữ xe máy với 10.000 đồng/ xe – Ảnh: LÊ THANH

Còn tại công viên Thủ Lệ, phí trông giữ ôtô cũng được đẩy lên 50.000 đồng/xe. Điều đáng ngạc nhiên là ngay trên đường vào cổng gần khách sạn Daewoo, một người hướng dẫn khách gửi ôtô ngay ở phía ngoài, cách cổng vào công viên Thủ lệ 300 m. 

Một mặt hàng mà nhiều người đi chơi tết quan tâm là hàng ăn như bún, phở những ngày tết và sau tết. Cũng như năm những năm trước, giá mặt hàng này cũng bị chặt chém, gấp 2 – 2,5 lần so với ngày thường. Do đó, ai vào ăn cũng thường hỏi giá. Như trên đường Nguyễn Lương Bằng, Đội Cấn… bún riêu bò đậu 50.000 đồng/bát, phở bò, gà 60.000 đồng/ bát.

Chị Huyền (Hàng Bông) cho hay: “Giá thì bán gấp đôi nhưng mỗi bát chỉ lèo tèo vài sợi bún. Tuy nhiên cả năm mua đắt 1 lần thì cũng đành chấp nhận. Ngày tết mà”.

giá một bát phở, bún đậu giò là 50-60.000 đồng, đắt 2-2,5 lần so với ngày thường – Ảnh: LÊ THANH.

Bà Phượng chủ cửa hàng bán miến lươn, bún riêu cua trên phố Đội Cấn giải thích muốn bán giá như ngày thường cũng không được. Bởi, giá nguyên liệu như đậu phụ, các loại rau thơm đắt gấp đôi ngày bình thường mà muốn có hàng đều phải đặt trước từ trong tết.

Trời ấm, rau rẻ như ngày thường

Hầu hết các siêu thị đều chưa mở cửa nên muốn đi chợ thì hầu hết các bà nội chợ phải đi các chợ dân sinh. Tuy nhiên, đa phần ở chợ chỉ bán rau xanh phuc vụ ăn lẩu. Giá rau năm nay không biến động, như ngày thường. Su hào chỉ 3.000 -4.000 đồng/ củ, rau cần 5.000 đồng/ bó, các loại cải như cải cúc, cải canh 2.000-3.000 đồng/ bó.

Bà Đinh Thị Ngọc, bán rau chợ Cống Vị nói rau năm nay rẻ lắm, có người  mua là tốt rồi. Còn tại vùng trồng rau sạch Yên Nghĩa (Hà Đông – Hà Nội), bà Nguyễn Thị Tí buồn bã nói người trồng không có công đâu. Vì trời nồm, nắng lên rau phát triển thuận lợi. Bán tại ruộng, mỗi củ su hào chỉ được 1.000 đồng, còn cải bắp thì 4.000 -5.000 đồng/ chiếc, rẻ hơn cả ngày thường.

Rau xanh rẻ như ngày thường nhưng cũng vắng khách – Ảnh: LÊ THANH

 

LÊ THANH