10/01/2025

Kiếm 4 tỉ USD ở thị trường Nga

Việc hiệp định thương mại với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan đã hoàn tất đàm phán và nếu được ký kết sớm, sẽ mở ra một thị trường mới tiềm năng cho doanh nghiệp VN, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may.

 

Kiếm 4 tỉ USD ở thị trường Nga

 

 

Việc hiệp định thương mại với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan đã hoàn tất đàm phán và nếu được ký kết sớm, sẽ mở ra một thị trường mới tiềm năng cho doanh nghiệp VN, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may.

 

 

Dệt may VN sẽ có nhiều cơ hội ở thị trường NgaDệt may VN sẽ có nhiều cơ hội ở thị trường Nga – Ảnh: D.Đ.M

Đông Âu nói chung và Liên Xô (cũ) từng là thị trường lớn của ngành dệt may VN. Thế nhưng, trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu từ VN sang các thị trường này hầu như bị gián đoạn.

 
 

Cơ hội cho đồ gỗ, nông – thủy sản

 

 

Ngoài dệt may, một số sản phẩm của VN có thể được xuất khẩu mạnh hơn sang thị trường Nga sau khi hiệp định liên minh hải quan được ký kết là đồ gỗ, thủy sản, hàng nông sản như rau quả, gạo, cà phê…  Mục tiêu hai bên đưa ra là thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại song phương Nga – Việt từ hơn 4 tỉ USD năm 2013 lên 7 tỉ USD năm 2015 và 10 tỉ USD năm 2020.

 

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may VN (Vinatex), mỗi năm ước tính mức tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường Nga đạt khoảng 40 tỉ USD, nhưng VN chỉ xuất khẩu được từ 200 – 300 triệu USD. Hiện nay, thuế nhập khẩu Nga áp dụng cho hàng dệt may của VN còn ở mức rất cao và được tính theo trọng lượng của sản phẩm. Nếu hiệp định thương mại giữa VN với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan được thực thi, mức thuế giảm mạnh và mức tăng trưởng có thể đạt đến 200%. Mục tiêu hàng dệt may VN hướng đến là chiếm 10 – 15% thị phần, tương đương khoảng 4 – 6 tỉ USD/năm trong 3 – 5 năm tới. Riêng Tập đoàn dệt may VN cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư ở thị trường Nga, nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu tại chỗ.

Tuy nhiên, ông Trường cũng nhận định thị trường Nga có sự phân hoá khá rõ giữa phân khúc hàng cao cấp và hàng cấp thấp được nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Đây sẽ là những thách thức cho doanh nghiệp (DN) VN, vốn đa số chỉ sản xuất hàng trung bình cho thị trường Mỹ và EU. Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá thị trường khá kỹ để tìm cơ hội phù hợp cho từng DN.

Cũng đánh giá cao tiềm năng của thị trường Nga, nhưng ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần may Garmex Sài Gòn, cho biết khi thăm dò thị trường cách đây 3 năm, ông vẫn thấy nhiều khó khăn trong khâu thanh toán giữa VN với Nga; các thủ tục hải quan còn phức tạp. Hơn nữa, hiện kinh tế chính trị của Nga chưa ổn định nên bản thân Garmex Sài Gòn sẽ chờ đợi thêm thời gian để có kế hoạch cụ thể xúc tiến bán hàng vào thị trường này. Còn theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty may Sài Gòn 3, hy vọng khi hiệp định thương mại được thực hiện thì những khó khăn về thanh toán, thủ tục hải quan hay thuế sẽ được cởi trói và khi đó hàng dệt may VN chắc chắn sẽ tìm cơ hội xuất khẩu sang Nga nhiều hơn. “Thị trường Nga có sức tiêu thụ hàng dệt may lớn và trước nay chủ yếu nhập khẩu thông qua khối EU. Khi được khai thông thì hàng VN xuất khẩu trực tiếp sang sẽ gia tăng mạnh hơn. Đặc biệt, nếu các DN khai thác được nguồn sợi đang dồi dào của Belarus và Kazakhstan thì hoạt động sản xuất, xuất khẩu vào thị trường khối này càng mạnh hơn nữa. Hiện nay những DN đang xuất khẩu được vào Nga với các sản phẩm như sơ mi, quần, jacket… cũng thuộc phân khúc trung bình và đó là sản phẩm không phải xa lạ với ngành dệt may VN nên chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi”, ông Hồng nói.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may cả năm 2014 đạt 24,4 tỉ USD, tăng gần 16% so với năm 2013, vượt so với mức kế hoạch đề ra. Với những điều kiện như nói trên, kế hoạch của năm 2015 được đưa ra khá lạc quan với con số xuất khẩu lên đến 28,3 tỉ USD.

Mai Phương