27/11/2024

Tỉnh nào cũng mong đặt cụm thi gần

Việc cụm thi đặt ở đâu để không phải đi lại quá xa vẫn là điều mà học sinh và các địa phương đang quan tâm.

 

Tỉnh nào cũng mong đặt cụm thi gần

 

 

Việc cụm thi đặt ở đâu để không phải đi lại quá xa vẫn là điều mà học sinh và các địa phương đang quan tâm.

 

 

Tỉnh nào cũng mong  đặt cụm thi gầnTrong các buổi tư vấn mùa thi gần đây do Báo Thanh Niên tổ chức, học sinh các tỉnh luôn quan tâm đến việc sẽ thi ở đâu trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới     – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bộ GD-ĐT dự kiến cả nước sẽ có 34 cụm thi liên tỉnh và giao cho các trường ĐH có uy tín và năng lực chủ trì cụm thi, phối hợp với các địa phương tổ chức coi thi chấm thi. Bộ đã làm việc với những trường ĐH dự kiến giao chủ trì cụm thi liên tỉnh, với các sở GD-ĐT để khảo sát thực trạng về nguồn lực và các điều kiện tổ chức cụm thi liên tỉnh tại các địa phương này.
Lo đường đến trường thi khó khăn
 
 

Tin chắc Bộ sẽ đưa ra quyết định phù hợp
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Trần uỷ, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, khẳng định: “Khi nắm được thông tin phản hồi từ báo chí và người trong cuộc ở các địa phương thì tin rằng Bộ sẽ đưa ra quyết định phù hợp”.
Theo ông Trần Dương Tuấn, sau khi đọc bài Học sinh lo lắng về cụm thi trên Báo Thanh Niên ngày 30.1, ông cũng đã tiếp xúc với một số cử tri địa phương có con em thi THPT quốc gia năm nay để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con về vấn đề này. Ông cho biết: “Việc cử tri lo lắng cho con em mình phải vượt sông Cổ Chiên tham gia kỳ thi THPT do Trường ĐH Trà Vinh chủ trì, tổ chức tại Trà Vinh sẽ sớm được giải toả vì đó mới chỉ là dự kiến, Bộ còn phải lắng nghe ý kiến phản hồi từ các địa phương liên quan rồi mới quyết. Chứ nếu Bộ vẫn quyết để 11.600 HS của Bến Tre phải vượt sông qua TP.Trà Vinh dự thi thì chắc chắn đây không chỉ là nỗi lo mà thực tế còn là gánh nặng của phụ huynh và HS”.    

 
K.CHIẾN – G.HÒA 

 

Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Đức Minh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, cho biết theo dự kiến của Bộ thì học sinh (HS) của Lai Châu sẽ dự thi ở Sơn La. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT tỉnh này dự kiến sẽ đề xuất với Bộ để HS được dự thi ở Lào Cai vì từ Lai Châu đi Lào Cai chỉ 120 km, đường sá rất đẹp và thuận tiện. Trong khi đó, nếu cụm thi đặt tại Sơn La thì HS sẽ phải đi tới 250 km, hơn nữa đường sá không thuận lợi, dễ xảy ra sụt lún nếu vào mùa mưa lũ…

Theo ông Minh, Sở đang yêu cầu các trường THPT và trung tâm GDTX rà soát nguyện vọng của HS lớp 12 để có những đề xuất cụ thể với UBND tỉnh và Bộ. Theo kinh nghiệm các năm trước, chỉ có khoảng 50% HS tốt nghiệp lớp 12 của tỉnh có nguyện vọng dự thi ĐH nên có lẽ Lai Châu sẽ là một trong những địa phương đề xuất xin tổ chức cụm thi tại tỉnh dành cho những HS chỉ có nhu cầu thi 4 môn để xét tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cũng bày tỏ mong muốn và sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức thi cụm tại Bắc Giang. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 20.000 HS lớp 12 của tỉnh tham dự kỳ thi sắp tới. Bắc Giang là một tỉnh miền núi, điều kiện đi lại nhiều vùng còn gặp nhiều khó khăn. Nếu phải thi tại tỉnh khác thì nhiều HS và người nhà sẽ gặp khó khăn, nhất là HS vùng núi, dân tộc.
Không ít ý kiến cho rằng cách tổ chức cụm thi như dự kiến và HS được chọn môn thi sẽ tái diễn tình trạng cả hội đồng thi phục vụ một thí sinh, nhất là cụm thi dành cho HS chỉ xét tốt nghiệp THPT. Việc tổ chức như vậy sẽ rất tốn kém. Thí sinh thi ở địa phương không phải đi lại xa nhưng nếu cả tỉnh có vài trăm thí sinh chỉ thi với mục đích tốt nghiệp thì việc bố trí thí sinh tới các cụm thi cũng phải đến 30 – 40 km, rồi ăn, ngủ, nghỉ, trọ không khác gì thi ĐH.
Trường ĐH tìm sự hỗ trợ
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến được giao nhiệm vụ tổ chức cụm thi với số lượng 35.000 thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia. Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường này, cho biết đã phổ biến nội dung và ráo riết triển khai chuẩn bị về địa điểm, cách thức tổ chức, cán bộ coi thi, ban tổ chức, khâu chuẩn bị đề, in sao ở đâu… Từ 5 năm trở lại đây mỗi năm trường chỉ tổ chức cho 16.000 thí sinh dự thi, do vậy nếu chủ trì cụm thi 35.000 thí sinh, ông Minh hình dung chắc chắn sẽ phức tạp hơn cả về cơ sở vật chất, nhân lực. Tuy nhiên, chắc chắn các trường ĐH chủ trì cụm thi sẽ rất cần sự hỗ trợ quan trọng từ sở GD-ĐT.
Cũng theo ông Minh, ngoài ký túc xá, nhà trường chứa 2.400 chỗ ở. Trường còn liên hệ với Trường ĐH Mỏ – Địa chất, Trường ĐH Thương mại, Học viện Báo chí – Tuyên truyền – những cơ sở đều có KTX để lo chỗ ở cho thí sinh.
Ông Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ – Bưu chính viễn thông, thì lo ngại sẽ có khoảng 30 hội đồng thi khổng lồ với số lượng hơn 30.000 thí sinh/cụm cắm chốt tại nhiều địa phương chưa từng tổ chức cụm thi lớn như vậy. Như thế việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ, nhà trọ, sinh hoạt cho thí sinh sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với thi ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Cụm thi chỉ đặt ở những nơi có trường ĐH đủ uy tín
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết: “Việc tổ chức cụm thi liên tỉnh hiện mới là dự kiến, Bộ đã trực tiếp làm việc với các cơ sở và tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản hồi, đề xuất. Việc quyết định chỉ có sau khi đã ban hành quy chế thi và tuyển sinh”.
Với mong muốn của Sở GD-ĐT Lai Châu và Bến Tre, ông Nghĩa cho biết Bộ chưa nhận được đề xuất của các sở này. Tuy nhiên, việc đặt cụm thi ở đâu trước hết phải dựa trên nguyên tắc đầu tiên là địa phương đó phải có trường ĐH uy tín, đủ điều kiện và kinh nghiệm tổ chức ở quy mô cụm thi.
Trong khi đó, băn khoăn của HS và phụ huynh ở thành phố lớn như Hà Nội, nơi dự kiến sẽ có vài cụm thi liên tỉnh, lại ở chỗ những HS không có nhu cầu tuyển sinh ĐH sẽ có cụm thi ngay tại địa phương hay phải di chuyển sang các tỉnh khác dành cho HS chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này, đại diện Bộ cho biết Bộ không quy định cứng là mỗi địa phương chỉ có một loại cụm thi. Việc có tổ chức cụm thi tỉnh bên cạnh cụm thi liên tỉnh hay không thì địa phương đó phải có đề xuất kèm theo những minh chứng cụ thể.    TUYẾT MAI
Di chuyển tới Khánh Hoà thuận hơn Lâm Đồng
Theo dự kiến của Bộ, thí sinh tỉnh Ninh Thuận sẽ di chuyển về Đà Lạt (Lâm Đồng) để dự thi. Khoảng cách từ Phan Rang đến Đà Lạt bằng với Phan Rang tới Nha Trang (khoảng 100 km). Tuy nhiên, việc di chuyển lên Đà Lạt khó khăn hơn qua Nha Trang do địa hình đồi núi. Ngoài ra, tỉnh đề nghị được tổ chức cụm thi tỉnh ngay tại địa phương cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp THPT.
Ông NGUYỄN ĐỨC HOÀI (Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và thường xuyên Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận)

Xuống TP.HCM gần hơn tại tỉnh !

Theo dự kiến, thí sinh tỉnh Lâm Đồng sẽ dự thi cụm thi liên tỉnh do Trường ĐH Đà Lạt tổ chức. Tuy nhiên, riêng thí sinh H.Cát Tiên nếu di chuyển lên Đà Lạt dự thi sẽ phải đi khoảng 200 km, trong khi từ đó về TP.HCM chỉ khoảng 100 km.
Ông ĐỖ TRỌNG TẠO (Chuyên viên Phòng Giáo dục chuyên nghiệp – giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng)

Chỉ nên tổ chức cụm thi liên tỉnh

Không cần tổ chức cụm thi tỉnh tại địa phương vì cụm thi liên tỉnh sẽ đảm bảo công bằng hơn và còn tạo cơ hội nhiều hơn cho thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ trong phút cuối.
Ông LÊ QUANG ĐỨC (Trưởng phòng Giáo dục trung học – giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau) 
HÀ ÁNH (ghi)
Tư vấn mùa thi đến với học sinh Đắk Lắk
Vào lúc 14 giờ ngày 7.2, tại Nhà văn hoá Thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức sẽ diễn ra buổi tư vấn cộng đồng và gian hàng triển lãm.
Khoảng 1.800 HS lớp 12 TP.Buôn Ma Thuột sẽ có mặt tham gia chương trình. Các chuyên gia tư vấn sẽ tiếp tục giải đáp những thắc mắc về quy chế kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ. Bên cạnh đó, đại diện của Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB-XH Đắk Lắk sẽ thông tin về những ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực tại địa phương, số việc làm hằng năm…     
MỸ QUYÊN

Tuệ Nguyễn