Cơ hội vào ngành năng khiếu
Không chỉ quan tâm tới tổ hợp môn thi, phương thức xét tuyển, rất nhiều học sinh có mặt trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25.1 tại Bình Phước còn băn khoăn về những ngành nghề nóng tại địa phương.
Cơ hội vào ngành năng khiếu
Không chỉ quan tâm tới tổ hợp môn thi, phương thức xét tuyển, rất nhiều học sinh có mặt trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25.1 tại Bình Phước còn băn khoăn về những ngành nghề nóng tại địa phương.
Học sinh tỉnh Bình Phước tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại tỉnh chiều 25.1 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Thời gian thi môn năng khiếu
|
Học sinh Nguyễn Thúy Vinh, lớp 12 Trường THPT chuyên Quang Trung thắc mắc: “Theo em tìm hiểu thì có rất ít ngành xét tuyển khối V, số trường xét tuyển khối V cũng ít, vậy cơ hội trúng tuyển của em có cao hay không?”. Thạc sĩ Huỳnh Quốc Phong, Giám đốc Trung tâm tư vấn hướng nghiệp Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, cho biết: “Khối V thuộc nhóm ngành năng khiếu nên đúng là số trường đào tạo ít hơn so với các nhóm ngành khác như kinh tế, kỹ thuật. Khối V truyền thống tương ứng với tổ hợp môn toán, lý, vẽ. Năm nay có trường xét tổ hợp môn toán, Anh văn và vẽ. Một số ngành xét tuyển khối này như kiến trúc, thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang…”.
Về việc xét tuyển, thạc sĩ Phong lưu ý, đa số các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đồng thời tổ chức thi môn năng khiếu. Tuy nhiên, điểm thi môn năng khiếu phải đạt từ 5 trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển. Ngoài ra, vẫn có trường không tổ chức thi môn năng khiếu mà dùng kết quả thi tại trường khác. Thường các trường sẽ tổ chức thi năng khiếu ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia. Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Chí Thu, Phó giám đốc truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen cho biết cơ hội khối V chắc chắn ít hơn so với các khối A, A1, D1. Tuy nhiên môn năng khiếu có đặc thù, có lợi thế hơn về tỷ lệ chọi do số lượng thí sinh thi ít hơn.
Cách tự xác định khả năng trúng tuyển
Một học sinh Trường THPT Đồng Xoài lo lắng không biết khi xét tuyển thì điểm số của mình ở vị trí bao nhiêu, làm sao để biết cơ hội đậu? Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Tài chính – Hải quan, chia sẻ: “Điểm bạn nằm ở vị trí số bao nhiêu không quan trọng bằng việc xác định xem trường ĐH đó xét bao nhiêu chỉ tiêu, trường đó thuộc tốp nào? Các em tham khảo thông tin của các năm trước và đọc kỹ đề án tuyển sinh năm nay, từ đó xác định kết quả thi của mình có phù hợp với trường hay không”. Tiến sĩ Đạo lưu ý thêm, nếu thí sinh nào nhận không đủ 4 phiếu xét tuyển cùng một lúc thì cần liên lạc với trường tổ chức thi để nhận cho đủ. Trong thời gian xét tuyển, Bộ yêu cầu các trường phải công khai thông tin trên website. Do đó, để biết điểm mình vị trí nào, các em cần thường xuyên theo dõi thông tin đăng tải. Nếu thấy mình rơi vào vòng nguy hiểm thì cần nhanh chóng rút hồ sơ trong thời gian quy định để nộp vào trường khác.
Cao su rớt giá có ảnh hưởng đến ngành trồng trọt ?
Học sinh Nguyễn Văn Thắng, Trường THPT Đồng Xoài, đặt câu hỏi: “Em muốn học ngành trồng và chế biến cao su để làm việc ngay tại địa phương nhưng gần đây mủ cao su trượt giá làm em phân vân không biết có nên chọn ngành khác hay không?”. Thạc sĩ Mai Hải Châu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 2), tư vấn: “Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước, đến 2020, tỉnh Bình Phước sẽ dồn các nguồn lực để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó có việc xây dựng hệ thống nông nghiệp để nâng mức thu nhập và phát triển bền vững ứng phó biến đổi khí hậu. Tỉnh rất cần lực lượng lao động trình độ cao trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chế biến. Trồng cây cao su là ngành chủ lực của địa phương”.
Cũng liên quan đến lĩnh vực tài nguyên – môi trường, học sinh Hoàng Chí Tài, lớp 12 Trường THPT Hùng Vương quan tâm đến ngành hệ thống thông tin và viễn thám. Thạc sĩ Lê Văn Phùng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, cho biết: “Ngành này học kiến thức về xây dựng cơ sở phần mềm ứng dụng phục vụ khối ngành tài nguyên môi trường, quản lý đất đai, khí tượng thuỷ văn, biển và hải đảo… Ra trường, sinh viên không chỉ làm trong khối ngành tài nguyên – môi trường mà còn các ngành liên quan như giao thông, cơ quan hạ tầng đô thị, viễn thông, cấp thoát nước…”.
Báo Thanh Niên xin cảm ơn các đơn vị: Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel, Sở GD-ĐT Bình Phước, Tỉnh đoàn Bình Phước, Đài phát thanh – truyền hình Bình Phước, VNPT Bình Phước, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã phối hợp tổ chức thành công chương trình.
|
Mỹ Quyên