09/01/2025

Bàng hoàng vụ thảm sát tại toà báo Pháp, 12 người chết

Ngày 7-1, cả thế giới chấn động khi hai tay súng xông vào toà soạn tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Paris và xả đạn. Ít nhất 12 người thiệt mạng trong cuộc thảm sát đẫm máu.

 

Bàng hoàng vụ thảm sát tại toà báo Pháp, 12 người chết

Ngày 7-1, cả thế giới chấn động khi hai tay súng xông vào toà soạn tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Paris và xả đạn. Ít nhất 12 người thiệt mạng trong cuộc thảm sát đẫm máu.

 

Các nhân viên cứu hộ đưa một nạn nhân đi cấp cứu – Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, các nhân chứng mô tả hai gã đàn ông cầm súng AK-47 và súng phóng lựu xông vào toà soạn tạp chí Charlie Hebdo ở khu vực gần quảng trường Place de la Bastille. Và những tiếng súng vang lên chát chúa.

Nhà chức trách cho biết ít nhất 12 người đã thiệt mạng và 20 người bị thương, bao gồm bốn người đang trong tình trạng nguy kịch.

Số người thiệt mạng và bị thương có thể gia tăng.

Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định: “Đây là một vụ tấn công khủng bố tàn bạo”.

Ông kêu gọi nước Pháp “cần phải đoàn kết” bởi “chúng ta bị đe do vì chúng ta là một đất nước tự do”. Quay trở lại điện Elysee, ông Hollande đã mở cuộc họp khẩn với nội các.

Chính quyền Pháp cũng đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất tại thủ đô Paris.

“Báo thù cho đấng tiên tri”

Kênh truyền hình BFMTV dẫn lời một nhân chứng làm việc ở toà nhà đối diện toà soạn tạp chí Charlie Hebdo kể ông nhìn thấy hai kẻ đội mũ trùm đầu, mặc quần áo đen lao vào toà nhà.

“Chúng tôi nghe thấy hàng loạt tiếng súng nổ và lập tức di tản lên nóc nhà. Vài phút sau, hai gã đó chạy ra ngoài và đứng giữa đường xả đạn vào toà nhà” – nhân chứng này mô tả.

Kênh French TV dẫn lời nhân chứng Gilles Boulanger, làm việc trong cùng toà nhà với toà soạn Charlie Hebdo, cho biết: “Một người cảnh báo tôi rằng có kẻ cầm súng xông vào toà nhà và chúng tôi phải đóng cửa văn phòng. Vài phút sau tiếng súng vang lên chát chúa. Tình cảnh lúc đó vô cùng đáng sợ. Có cảm giác đây là vùng chiến sự”.

Rất nhiều nhân chứng đều khẳng định hai tay súng khi xả đạn đã hô vang: “Chúng ta báo thù cho đấng tiên tri” và “Thánh Allah vĩ đại” (một câu cửa miệng của người Hồi giáo). Nguồn tin chính quyền Paris cho biết trong số các nạn nhân thiệt mạng có bốn ho sĩ biếm ho của tạp chí Charlie Hebdo, bao gồm cả tổng biên tập Stephane Charbonnier, có bút danh là Charb. Hai cảnh sát bị bắn chết ở bên ngoài.

Truyền hình Pháp chiếu cảnh hàng trăm cảnh sát lùng sục tại hiện trường trong khi cứu hộ khiêng cáng đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Cửa sổ toà nhà bị tấn công lỗ chỗ vết đạn. Một viên cảnh sát mô tả khu vực bên trong toà soạn tạp chí Charlie Hebdo là “cuộc tắm máu”. Ðiều tra sơ bộ cho thấy hai tên hung thủ đã xả ít nhất 50 viên đạn trước khi tẩu thoát.

Cảnh sát xác định sau khi thực hiện cuộc thảm sát, hai hung thủ đã lên một chiếc ôtô, đâm ngã một người đi đường rồi phóng về ngoại ô phía đông Paris. Chúng vẫn đang lẩn trốn. Nhà chức trách cảnh báo có khả năng hai tên này sẽ tấn công các địa điểm khác.

Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve cho biết ngoài hai tên này còn có một kẻ khác cũng tham gia vào vụ tấn công. Thủ tướng Pháp Manuel Valls ra lệnh tăng cường an ninh tại các trung tâm giao thông, địa điểm tôn giáo, toà soạn báo, siêu thị…

Một vết đạn ở cửa sổ toà soạn tạp chí Charlie Hebdo – Ảnh: Reuters

Từng bị tấn công

Ðây không phải là lần đầu tiên tạp chí Charlie Hebdo bị tấn công. Tạp chí này trở nên nổi tiếng hồi tháng 2-2006 khi đăng lại các bức biếm hoạ đấng tiên tri Hồi giáo Mohammed từng xuất hiện trên nhật báo Jyllands-Posten của Ðan Mạch.

Cả thế giới Hồi giáo lên án hành động của Jyllands-Posten và Charlie Hebdolà phỉ báng đạo Hồi. Tháng 11-2011, toà soạn Charlie Hebdo bị hứng bom xăng khi lại đăng một bức biếm ho nhà tiên tri Mohammed.

Tạp chí Charlie Hebdo bị kiện vì tội phân biệt chủng tộc, tuy nhiên vẫn tiếp tục đăng các bức biếm ho gây tranh cãi.

Tháng 9-2012, Charlie Hebdo đăng bức biếm ho hình nhà tiên tri Mohammed kho thân trong thời điểm các cuộc biểu tình bạo lực bùng lên tại các nước Trung Ðông để phản đối bộ phim Mỹ Innocence of Muslims (Sự vô tội của người Hồi giáo), bị xem là phỉ báng Mohammed.

Khi đó các trường học, cơ quan ngoại giao và trung tâm văn hoá Pháp ở 20 quốc gia Hồi giáo phải tạm đóng cửa.

Tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo Stephane Charbonnier từng nhiều lần bị do giết và được cảnh sát Paris bảo vệ thường xuyên.

Trang bìa ấn bản tuần này của Charlie Hebdo in ảnh tác giả Pháp Michel Houellebecq, người viết cuốn sách Soumission (Khuất phục), mô tả một nước Pháp trong tương lai gần bị một chính phủ Hồi giáo thống trị.

Tin nhắn mới nhất mà Charlie Hebdo gửi lên trang mạng xã hội Twitter là hình biếm ho thủ lĩnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi.

Trước vụ thảm sát ở toà soạn tạp chí Charlie Hebdo, nước Pháp đã tăng cường an ninh nghiêm ngặt vì hàng loạt vụ tấn công trước lễ Giáng Sinh.

Hai kẻ lái xe đâm vào người đi đường ở thành phố Dijon và Nantes, hét vang những khẩu hiệu Hồi giáo. Một gã đàn ông khác dùng dao tấn công cảnh sát ở thành phố Tours.

Cuộc thảm sát ở toà soạn tạp chí Charlie Hebdo là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Pháp trong gần hai thập kỷ qua.

Giữa thập niên 1990, nhóm khủng bố Hồi giáo vũ trang (GIA) Algeria thực hiện hàng loạt cuộc tấn công, bao gồm vụ đánh bom năm 1995 khiến 8 người chết và 150 người bị thương ở thủ đô Paris.

Thế giới lên án

* Thủ tướng Anh David Cameron: “Vụ giết người ở Paris thật đáng ghê tởm. Chúng ta chung sức chung lòng với nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố và bảo vệ tự do báo chí”.

* Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Matxcơva lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố ở mọi hình thức”.

* Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ bắn giết khủng khiếp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Pháp điều tra và săn tìm hung thủ”.

* Chủ tịch U ban châu Âu Jean-Claude Juncker: “Tôi bị sốc nặng vì vụ tấn công tàn bạo và phi nhân tính”.

* Thủ tướng Ý Matteo Renzi: “Bạo lực sẽ luôn thất bại trước tự do”.

* Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: “Đây là vụ tấn công đê tiện nhắm vào tự do báo chí. Chúng ta chung lòng với đồng minh Pháp. NATO quyết chống lại chủ nghĩa khủng bố”.

* Bộ trưởng Văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik: “Không thể bảo vệ Hồi giáo bằng các vụ thảm sát. Hành động này chỉ đổ lửa vào làn sóng phản đối đạo Hồi”.

* U ban Bảo vệ các nhà báo: “Vụ tấn công táo tợn nhắm vào tự do ngôn luận ở trung tâm châu Âu”.

* Tổ chức Phóng viên không biên giới: “Một ngày đen tối”.