Dửng dưng với bạo lực học đường
Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều hơn là dư luận dần trở nên miễn nhiễm, coi nó như một hiện tượng bình thường.
Dửng dưng với bạo lực học đường
Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều hơn là dư luận dần trở nên miễn nhiễm, coi nó như một hiện tượng bình thường.
Các vụ bạo lực học đường trong thời gian qua – Ảnh: chụp từ các clip
|
|
Theo thạc sĩ Đinh Anh Tuấn, tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây xảy ra liên tục nhưng phần lớn chỉ đưa thông tin, hình ảnh các vụ việc, chưa có báo cáo riêng biệt. Có đại biểu cho rằng nhiều trường còn ém nhẹm thông tin vì sợ làm xấu hình ảnh đơn vị mình. Nếu có thống kê đầy đủ, trung thực và thẳng thắn thì số vụ bạo lực sẽ rất lớn, phổ biến ở các trường phổ thông.
|
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia giáo dục đưa ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục, ngăn chặn tình trạng bạo lực. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do trường phổ thông hiện nay chỉ chú trọng dạy chữ hơn dạy làm người.
Nhiều vụ nữ sinh đánh nhau
Chỉ cần lên Google.com gõ vào mục tìm kiếm cụm từ “nữ sinh đánh nhau 2014” thì trong vòng 0,26 giây đã có 761.000 kết quả khác nhau liên quan đến thông tin, hình ảnh, clip đánh nhau của các nữ sinh.
Trong đó, nổi bật là đoạn phim dài 1 phút 30 giây, ghi lại hình ảnh hai nữ sinh mặc áo dài, được cho là học sinh của một trường THPT ở Gia Lai đánh nhau trong lớp. Những cảnh vừa chửi thề vừa lao vào túm tóc, tát tai, đấm đá túi bụi của hai nữ sinh khiến người xem vô cùng bức xúc. Đáng chú ý, nhiều học sinh xung quanh thay vì can ngăn lại reo hò cổ súy.
Trước đó, vào ngày 6.1.2014, cư dân mạng cũng từng chứng kiến đoạn clip dài 2 phút 59 giây ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn đánh dã man.
Đến ngày 1.4, một đoạn clip dài gần 2 phút với tên gọi Nữ sinh trường THPT Bãi Cháy đánh nhau, lột cả nội y quay lại cảnh hỗn chiến giữa 2 nhóm nữ sinh gây bức xúc dư luận. Trong clip, sau một vài câu khẩu chiến, nhóm nữ sinh đã lao vào tát tới tấp, giật tóc, liên tục đạp chân vào người cô gái mặc áo đỏ trước sự chứng kiến của đông người. Nghiêm trọng hơn, cô gái này còn bị nhóm nữ sinh xé rách áo, lột cả nội y.
Tiếp đó, là đoạn clip với tên Nữ sinh đánh nhau năm 2014, quay lại cảnh một cô gái mặc đồng phục nữ sinh đi xe đạp đánh nhau tới tấp với hai cô gái khác trước sự chứng kiến của nhiều người.
Đức Tiến
|
Những cái chết đau lòng
Theo bà Lê Thị Thảo, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Sở GD-ĐT Đắk Lắk, trong tháng 11.2014, tỉnh này có 2 học sinh tử vong do đánh nhau. Ngày 25.11, tại sân Trường tiểu học xã Ea Hồ (xã Ea Hồ, H.Krông Năng) xảy ra vụ đánh nhau bằng gậy giữa nam sinh lớp 5 trường này và một nam sinh lớp 6 của Trường THCS Y Jut (cũng thuộc Ea Hồ), hậu quả nam sinh lớp 6 tử vong khi đi cấp cứu. Trước đó, ngày 3.11, tại Trường THCS Võ Thị Sáu (xã Hòa An, Krông Pắk) cũng đã xảy ra vụ mâu thuẫn, đánh nhau giữa 2 học sinh lớp 9 dẫn đến 1 học sinh thiệt mạng.
Thạc sĩ Phan Đình Nhân, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Khánh Hòa) cho biết khảo sát ở 9 trường THPT tại Khánh Hòa về tình trạng bạo lực học đường trong 3 năm qua, có 48 vụ bị phát hiện. Trong đó có một vụ dẫn đến chết người.
Khoảng 13 giờ 50 ngày 3.4.2014, tại Trường THCS Trần Lãm (P.Trần Lãm, TP.Thái Bình), học sinh P.N.H (lớp 8) đã dùng tay đấm vào má bên trái bạn học là Đ.N.H (14 tuổi, trú tại P.Trần Lãm, học cùng lớp). Sau khi bị đấm, Đ.N.H ngã gục xuống dưới bàn học và ngất đi. Sau đó, cán bộ y tế và giáo viên Trường Trần Lãm đã đưa em Đ.N.H đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Tuy nhiên, đến 15 giờ 15 cùng ngày, Đ.N.H đã tử vong tại bệnh viện.
|
Minh Luân