06/01/2025

Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn

Trong một kế hoạch nhằm thúc đẩy ngành cơ khí phát triển, từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10 về chính sách hỗ trợ các dự án cơ khí trọng điểm. Nhưng 5 năm qua cả ngành cơ khí chỉ có 3 dự án được hỗ trợ vay vốn.

 

Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn

 

 

Trong một kế hoạch nhằm thúc đẩy ngành cơ khí phát triển, từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10 về chính sách hỗ trợ các dự án cơ khí trọng điểm. Nhưng 5 năm qua cả ngành cơ khí chỉ có 3 dự án được hỗ trợ vay vốn.

 

 

Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn

Tỷ lệ nội địa hóa trong các dây chuyền lắp ráp ô tô VN rất thấp – Ảnh: M.Q

Hầu hết các doanh nghiệp (DN) tham dự cuộc họp ngày 18.12 do Bộ Công thương và các thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí tổ chức đều cho rằng lỗi “trì trệ” của ngành này là do chính sách.
 
 
Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn - ảnh 2

 

Chính sách đưa ra lởm khởm quá, không được thực thi mà doanh nghiệp như tôi đầu tư, làm nội địa hóa mãi, mà thành ra như bị lừa. Làm nội địa hóa nhưng 3 năm rồi, ngân hàng cắt không cho vay đồng vốn nào. Tôi đã mất hết niềm tin. Tôi nay già cả, 72 – 73 tuổi rồi, không còn có thể ngày ngày cắp cặp đi xin

 

Chính sách kéo lùi ngành cơ khí: Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn - ảnh 3
 

 

Ông Nguyễn Văn Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki

 

 

Với một thái độ bức xúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) Nguyễn Văn Huyên phát biểu: “Hai năm trước, chủ tịch DN ô tô trong nước nói với tôi: ông Huyên ơi, ông bị Bộ Công thương lừa rồi. Sẽ không có một chương trình ưu đãi nào cho nội địa hoá ô tô cả. Tốt nhất là chỉ có đầu tư lắp ráp, khi nào mở cửa thị trường, thuế nhập khẩu bằng 0% hết thì nhập về, lắp ráp bán thôi”. “Quả nhiên là ông này nói đúng, chỉ có lắp ráp là đúng hướng, còn đầu tư cơ khí, sản xuất công nghiệp hỗ trợ như tôi, trông chờ hỗ trợ là thất bại. Đó là bài học đau đớn của tôi”, ông Huyên khẳng định.

Ông Huyên, nay đã khá cao tuổi – công ty của ông có một số sản phẩm xe tải và xe con có tỷ lệ nội địa hoá tới 45%, nhấn mạnh: “Không phải DN không làm được mà là vấn đề chính sách. Trước đây, khi quyết tâm làm, tôi xin vay vốn ưu đãi 250 tỉ đồng. Thủ tướng đã đồng ý và đã 7 lần nhắc các cơ quan liên quan mà chúng tôi vẫn không được vay. Bộ Công thương cũng đã cử đoàn xuống kiểm tra, xác nhận chúng tôi đã làm được 3 tổ hợp làm khung xe tải, 3 tổ hợp làm khung xe con, có cả xưởng đúc, luyện kim, làm được thân, vỏ xe, sơn tĩnh điện… Nhưng cuối cùng, dù vay vốn từ ngân hàng thương mại, chúng tôi cũng không được cấp bù lãi suất”.
“Chính sách đưa ra lởm khởm quá, không được thực thi mà DN như tôi đầu tư, làm nội địa hoá mãi, mà thành ra như bị lừa. Làm nội địa hoá nhưng 3 năm rồi, ngân hàng cắt không cho vay đồng vốn nào. Tôi đã mất hết niềm tin. Tôi nay già cả, 72 – 73 tuổi rồi, không còn có thể ngày ngày cắp cặp đi xin”. Nói xong, ông Huyên bỏ hội thảo đi về.
“Chính sách của VN dở nhất”
 
 

Không phải doanh nghiệp không làm được
Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ xác nhận 5 năm qua mới có 3 dự án được vay vốn ưu đãi (lãi suất 3%/năm) với số vốn 374 tỉ đồng từ Ngân hàng Phát triển VN (thực tế mới giải ngân được 60,7 tỉ đồng). “DN cơ khí đầu tư lớn, rất thiếu vốn nhưng con đường tìm được đến nguồn vốn cực kỳ gian nan”, ông nói.
Ông Thụ cũng đồng tình với Tổng giám đốc Vinaxuki là không phải DN trong nước không làm được các sản phẩm cơ khí quan trọng. “Bằng chứng là VN đã sản xuất được giàn khoan có độ sâu trên 200 m, hiện đang làm giàn khoan độ sâu tự nâng có giá trị đầu tư tới 200 triệu USD và đang làm một giàn khoan trị giá 400 triệu USD. Công ty thiết bị điện Đông Anh cũng đã sản xuất được máy biến áp 500 KV mà chưa có nước nào trong khối ASEAN sản xuất được. Ngay cả ốc vít, không phải DN của VN không sản xuất nổi con ốc vít mà có nhiều công ty sản xuất được như Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit (TP.HCM) đã sản xuất và xuất khẩu ốc vít đi Pháp và một số nước châu Âu thu hàng triệu USD/năm. Vấn đề là cần có những chính sách cụ thể để hỗ trợ, thúc đẩy các DN qua các sản phẩm như vậy”, ông Thụ nói.

 

Ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty thiết bị điện Đông Anh (Hà Nội), nhận xét lẽ ra các DN trong nước hoàn toàn có thể làm, chiếm lĩnh các sản phẩm thiết bị điện, nhưng chính sách vay vốn rất khó khăn khiến DN khó đầu tư, phát triển. Đặc biệt, cơ chế tổng thầu cũng hạn chế sự tham gia của DN cơ khí VN nên ngay ở Công ty thiết bị điện Đông Anh – là một DN thuộc Tập đoàn điện lực VN, có những sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế như máy biến thế, cũng không thể cung cấp cho chính các dự án do EVN làm chủ đầu tư.

Ông Phan Tử Giang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí, cũng phản ánh các dự án chế tạo giàn khoan của công ty này chưa được vay vốn có mức lãi suất ưu đãi như quy định. Năm 2010, công ty vay 800 tỉ đồng với lãi suất lên tới 21%/năm, vô cùng gian nan để trả nợ. “Các chính sách khác như kích cầu, thì các gói tín dụng rất nghèo nàn, không vay được. Hay chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển đề ra cũng không thực hiện được do thủ tục xét duyệt dự án về công nghệ rất chậm. Đến khi làm xong dự án đầu tư rồi thì cơ quan chức năng lại bảo: các ông làm được rồi, thôi không hỗ trợ nữa”, ông Giang nói.
Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí VN (VAMI) Nguyễn Văn Thụ đề xuất nên chuyển đổi hình thức hỗ trợ dự án sang hình thức hỗ trợ sản phẩm công nghiệp cơ khí trọng điểm. Bộ Công thương nên cập nhật danh mục các sản phẩm thiết thực, có chất lượng, có đầu ra để xây dựng chính sách hỗ trợ. Ông cũng đề nghị, các nhà máy, dự án do VN làm tổng thầu thì phải có chính sách ưu tiên tiêu thụ sản phẩm cơ khí trong nước.
Sau khi nghe ý kiến các DN, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) Trương Thanh Hoài cho biết cơ quan này đang soạn thảo quyết định thay thế cho Quyết định số 10/QĐ-TTg, trong đó đưa ra một loạt chính sách mới như các dự án cơ khí trọng điểm được hỗ trợ tín dụng sau đầu tư; các đơn vị sản xuất, mua sản phẩm cơ khí trọng điểm được áp dụng hình thức chỉ định thầu; DN được ưu tiên vay vốn ngân sách để nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ; được hưởng thuế suất thuế thu nhập DN 0% trong 4 năm đầu, 10% trong 15 năm…
Ông Hang Ha Ryu, Tổng giám đốc Công ty Doosan Vina, cho rằng VN vẫn cần có chính sách bảo hộ nhất định như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là những nước có chính sách bảo hộ rất cao nên hầu như không có nhiều DN nước ngoài nào đưa được thiết bị cơ khí như cần cẩu vào được. “Các gói thầu ở Hàn Quốc, Nhật Bản cũng thường buộc nhà đầu tư phải sử dụng sản phẩm do các nước này sản xuất mới cấp giấy chứng nhận đầu tư. Chính sách của VN dở nhất, nhất là ở luật Đấu thầu, hạn chế chỉ định thầu”, ông Hang Ha Ryu nói.

Mạnh Quân