09/01/2025

“Dường như, chỉ có tiền là đề tài duy nhất kết nối em và mẹ”

Thu Hương, một học sinh lớp 7 ở Q.Tân Bình, TP.HCM cho hay mặc dù kinh tế gia đình em rất khá giả so với nhiều bạn cùng lớp nhưng em không thấy hạnh phúc.

 

 ” Dường như, chỉ có tiền là đề tài duy nhất kết nối em và mẹ “

 

Thu Hương, một học sinh lớp 7 ở Q.Tân Bình, TP.HCM cho hay mặc dù kinh tế gia đình em rất khá giả so với nhiều bạn cùng lớp nhưng em không thấy hạnh phúc.

 

Thu Hương, một học sinh lớp 7 ở Q.Tân Bình, TP.HCM cho hay mặc dù kinh tế gia đình em rất khá giả so với nhiều bạn cùng lớp nhưng em không thấy hạnh phúc. Hương kể ngay từ nhỏ, mẹ thường khuyến khích em vào phòng chơi game để mẹ được tập trung làm việc. Sau này, mẹ gần như khoán trắng việc nấu ăn, đưa đón Hương đi học cho người giúp việc. Thời gian hai mẹ con gặp nhau càng ít ỏi. Và câu đầu tiên mẹ thường hỏi Hương là “Còn tiền xài không?”. Hương tâm sự: “Em thấy mình rất thiếu thốn tình cảm ấm áp của gia đình. Dường như bây giờ, chỉ có tiền là đề tài duy nhất kết nối em và mẹ”.

Với tâm lý cho con cơ hội sớm tiếp cận với công nghệ, vợ chồng chị P.T.P, một tiểu thương ngụ tại Q.Thủ Đức (TP.HCM), sắm một máy tính bàn kết nối internet để con sử dụng. Chồng chị giúp con tải nhiều trò chơi theo sở thích với quan điểm “để con giải trí sau giờ học”, dù đó là những trò chơi bạo lực. Cho đến khi gần kết thúc học kỳ 1 lớp 10, cô giáo chủ nhiệm gọi điện báo tin con đã nghỉ học một tuần và kết quả học tập rất tệ. Sau vài ngày nói chuyện, anh chị té ngửa khi biết con không còn muốn đến trường mà chỉ thích chơi game.

Chị T. là trưởng phòng thanh tra của một ngân hàng lớn tại TP.HCM. Chị có 2 con nhưng luôn day dứt về con trai lớn. Con của chị từng học khá giỏi và ngoan hiền. Nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất của con – tuổi dậy thì – vì quá bận bịu, chị không có thời gian để ở gần con. Chị T. để con tự lớn lên với những tò mò của mình mà không hướng con đi theo điều đúng đắn. Con chị bắt đầu làm bạn với những người không tốt trong xóm mà chị cũng không biết rõ. Điều gì đến cũng đã đến. Con chị nghiện ma túy.

Khi thấy con bước vào bậc THCS có dấu hiệu hư hỏng, thay đổi tính cách, thay vì khuyên bảo con, anh M. (tỉnh Đắk Lắk) đánh đòn con thật dữ. Hàng xóm từng chứng kiến anh lột hết đồ con, đánh hàng chục roi, đuổi ra khỏi nhà. Có lần anh treo ngược con lên xà nhà để đánh. Càng bị đánh, đứa nhỏ càng trộm cắp, bỏ nhà đi nhiều hơn. Có lần, thằng bé 16 tuổi theo băng nhóm, đâm mù mắt người khác.

Chị Hằng, ngụ Q.8, TP.HCM kể: “Chúng tôi chỉ có một đứa con nên con thích đồ chơi gì, chúng tôi cũng mua ngay lập tức. Có loại từ vài trăm, một hai triệu, đến gần cả chục triệu đồng. Con tôi sau này lớn lên, thích cái gì là đòi mua cho bằng được. Nếu chúng tôi không mua thì cháu hờn dỗi, đòi bỏ học… Mới đây, cháu đòi mua bộ đồ tìm thấy trên mạng hơn một triệu đồng. Nhưng khi cho tiền cháu mua, cháu chỉ mặc đúng một lần rồi bỏ vì bạn bè chê xấu”.

H.T.H sinh năm 1995, là con trai một trong một gia đình khá giả tại TP.HCM nên được chăm chút từng li từng tí. Hồi nhỏ, cậu thấy nhà bạn có chiếc đàn piano rất đẹp, đòi mẹ mua để học. Khi mẹ cậu mang về chiếc piano có giá hơn 100 triệu, cậu đổi ý, chuyển sang học vẽ. Học vẽ dở dang, cậu lại đòi đi học nhảy hiphop… H. đòi đi du học ở Singapore cùng bạn gái, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Học chưa được nửa năm thì về, bỏ hẳn. Cậu đòi mua chiếc xe phân khối lớn giá gần 30.000 USD. Không được đáp ứng, H. đã bỏ nhà đi để “dằn mặt” cha mẹ.

 

N.A.L – L.Q.B