28/11/2024

Liên Hiệp Quốc chật vật kiếm tiền chống Ebola

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đang kêu gọi thế giới phản ứng khẩn cấp hơn nữa với Ebola trong bối cảnh quỹ uỷ thác chống đại dịch này hầu như chưa nhận được tiền đóng góp.

 

Liên Hiệp Quốc chật vật kiếm tiền chống Ebola

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đang kêu gọi thế giới phản ứng khẩn cấp hơn nữa với Ebola trong bối cảnh quỹ uỷ thác chống đại dịch này hầu như chưa nhận được tiền đóng góp.

 

Các nhân viên Bệnh viện Texas Health Presbyterian chia sẻ với Nina Phạm bằng những biểu ngữ đầy lời lẽ yêu thương - Ảnh: Reuters
Các nhân viên Bệnh viện Texas Health Presbyterian chia sẻ với Nina Phạm bằng những biểu ngữ đầy lời lẽ yêu thương – Ảnh: Reuters

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 16-10 (giờ Mỹ) cho biết quỹ uỷ thác chống Ebola đến nay mới nhận được 100.000 USD tiền mặt từ quốc gia duy nhất là Colombia.

Quỹ u thác này do LHQ lập ra ngày 16-9 nhằm mục tiêu quyên góp số tiền lên đến 988 triệu USD để đối phó với Ebola trong vòng sáu tháng tới, với hi vọng nguồn tiền linh động này sẽ được đổ vào những nơi cần thiết để kiềm chế dịch bệnh.

Thế nhưng tính đến nay, như Reuters cho biết, các mạnh thường quân đã đóng góp tiền và các khoản phi tiền mặt khác trị giá 376 triệu USD cho một số chương trình cụ thể của LHQ và các tổ chức phi chính phủ ở Tây Phi.

Còn bản thân quỹ ủy thác của LHQ mới chỉ có được số tiền như muối bỏ bể so với mục tiêu đề ra ban đầu.

Cần phản ứng khẩn cấp

Ông Ban Ki Moon trước đó nói với báo giới rằng quỹ đã nhận được 20 triệu USD tiền mặt. Tuy nhiên, theo New York Times, các phụ tá của ông sau đó đã đính chính rằng 20 triệu USD mới chỉ là cam kết chứ không phải tiền mặt.

“Chúng ta cần một sự phản ứng khẩn cấp trên toàn cầu” – ông Ban thúc giục và nói chuyện quỹ thiếu tiền là “một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng”.

Trong khi đó, một số nhà ngoại giao và quan chức nói nhiều mạnh thường quân đã có những cam kết đóng góp với các tổ chức của LHQ từ trước khi quỹ ủy thác được thành lập.

Một số cho biết các mạnh thường quân đã quá căng chuyện tiền bạc và tỏ ra thận trọng về vấn đề tiền cho vào quỹ ủy thác sẽ được chi tiêu như thế nào.

Ông Ban bày tỏ sự cảm kích đối với những sự hỗ trợ dành cho chiến dịch phản ứng với Ebola của LHQ, nhưng cũng nói thêm rằng đã đến lúc cần thêm các quốc gia có khả năng tài chính tăng cường hỗ trợ.

Người đứng đầu chiến dịch phản ứng với cuộc khủng hoảng Ebola của LHQ – tiến sĩ David Nabarro giải thích rằng quỹ ủy thác được lập ra nhằm đem lại sự linh động trong việc phản ứng với một cuộc khủng hoảng mà cứ mỗi ngày lại xuất hiện các thách thức mới.

Cần thêm nhiều tiền

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim hôm 16-10 cũng nói thế giới không còn sự lựa chọn trong việc có hỗ trợ cuộc chiến chống Ebola hay không.

“Đó không phải là vấn đề lựa chọn có làm nó hay không. Chỉ có câu hỏi khi nào thì chúng ta trả giá” – ông Kim nói và kêu gọi các nước cần hỗ trợ quỹ ủy thác của LHQ ngay bây giờ.

Một số tổ chức quốc tế cũng bày tỏ thất vọng về sự thờ ơ đối với lời kêu gọi của LHQ. Giám đốc chính sách y tế toàn cầu của Tổ chức ONE Erin Hohlfelder nói sự đáp lại lời kêu gọi của LHQ là “khá thất vọng”. Bà cho rằng hưởng ứng lại lời kêu gọi là điều quan trọng vì “chúng ta không thể để các nguồn viện trợ bị lãng phí”.

Tiến sĩ Nabarro kỳ vọng trong vài ngày tới sẽ có thêm nhiều nước đóng góp vào quỹ ủy thác của LHQ, sử dụng cơ chế này để hỗ trợ các phản ứng phối hợp của LHQ tại vùng dịch.

Theo Reuters, quỹ này dự kiến nhận thêm 19 triệu USD. Úc đã cam kết đóng góp hơn 8,7 triệu USD. Chile, Estonia, Ấn Độ và Romania đã tuyên bố các khoản cam kết đóng góp không ràng buộc.

Ngoài khoản 365 triệu USD tiền mặt và các nguồn đóng góp đã được đăng ký với LHQ, hiện có thêm một khoản cam kết 204 triệu USD nhưng chưa đến được với quỹ.

Khoản 365 triệu USD kể trên được cam kết bởi 28 nước, Liên minh châu Phi, EU, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Phi cùng nhiều tổ chức và tập đoàn khác.

 

Ảnh: Reuters

Ngày 17-10, Bệnh viện Texas Health Presbyterian ở thành phố Dallas (bang Texas, Mỹ) đã công bố đoạn video cho thấy cảnh nữ y tá gốc Việt Nina Phạm vẫn tỉnh táo dù bị nhiễm virút Ebola.

Đoạn video trên YouTube cho thấy cảnh Nina Phạm nằm trên giường bệnh và trò chuyện với một bác sĩ mặc đồ bảo hộ kín.

Trông cô rất tỉnh táo, khi trò chuyện với bác sĩ còn tươi cười. Hiện cô đã được chuyển tới Viện Y tế quốc gia (NIH) ở Maryland, gần thủ đô Washington, để điều trị. 

 

Đoạn video trên Youtube cho thấy cảnh Nina Phạm nằm trên giường bệnh và trò chuyện với một bác sĩ