08/01/2025

“Hành xử như thế không hợp với trỗi dậy hoà bình”

Tiến sĩ Gerhard Will, từng làm việc tại Học viện Đức về các vấn đề quốc tế và an ninh (trụ sở tại Berlin), trả lời riêng cho Tuổi Trẻ về tình hình hiện tại ở biển Đông.

 

“Hành xử như thế không hợp với trỗi dậy hoà bình”

Tiến sĩ Gerhard Will, từng làm việc tại Học viện Đức về các vấn đề quốc tế và an ninh (trụ sở tại Berlin), trả lời riêng cho Tuổi Trẻ về tình hình hiện tại ở biển Đông.

Hành động gây căng thẳng của Trung Quốc tại biển Đông đã làm người dân Việt Nam và Philippines khăng khít hơn trong cuộc đấu tranh chung. Trong ảnh là biểu ngữ  “Thế giới ủng hộ Việt Nam và Philippines” – Ảnh: AFP

Tuổi Trẻ: Cách đây hơn mười ngày, ông trả lời phỏng vấn Đài Deutsche Welle (Đức) rằng chính sách trên biển Đông của Trung Quốc là thiếu nhất quán và Bắc Kinh đang thoái lui vì họ không lường trước được vụ giàn khoan khiến mối quan hệ giữa Hà Nội và Manila khăng khít hơn. Cho đến giờ, ông vẫn giữ quan điểm này?

 

* Ông đánh giá thế nào về việc Philippines kiện Trung Quốc?

– Philippines đang đưa Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về việc giải thích và áp dụng sai những thuật ngữ và điều khoản trong UNCLOS. Hãy chờ xem liệu Philippines có đạt được những gì họ yêu cầu không. Thật khó để nói khả năng thắng là bao nhiêu phần trăm. Thông thường, bạn không bao giờ chắc chắn 100% chiến thắng ở tòa án. Tuy vậy, mọi phán quyết của tòa án quốc tế đều là thành công vì nó cho thấy luật pháp thắng thế hành động phi pháp.

 

– TS Gerhard Will: Trung Quốc luôn theo đuổi chiến lược “tiến một bước, lùi một bước” ở biển Đông cũng như ở những lĩnh vực khác. Khi theo đuổi chiến lược này, Trung Quốc luôn khiến đối thủ tranh cãi về mục tiêu cơ bản mà chính sách của Bắc Kinh đang hướng tới là gì hoặc làm cách nào để đối phó với chính sách này.

Thoạt nhìn, chính sách của họ dường như không nhất quán và gây mâu thuẫn nhưng cho đến giờ nó cho thấy khả năng cản bước ASEAN tiến đến một lập trường chung, cụ thể hơn là ngăn ASEAN thống nhất được Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) mà các thành viên ASEAN đều lên tiếng ủng hộ. “Chiến lược không nhất quán” của Bắc Kinh còn đem lại một số điều khác, trong đó có thể kể đến việc ASEAN bất đồng xung quanh vấn đề biển Đông.

Về dài hạn, sự hung hăng ở biển Đông và việc tiến hành khai thác liên tục tài nguyên ở Đông Nam Á rõ ràng không tương hợp với cách thức “trỗi dậy kinh tế” của Bắc Kinh. Sự trỗi dậy kinh tế của Bắc Kinh không thể không gắn kết với một môi trường hòa bình cũng như dựa trên sự hợp tác kinh tế trong khu vực và quốc tế. Đó là lý do tại sao tôi nói chính sách của Trung Quốc không nhất quán.

* Có vẻ việc Trung Quốc đưa giàn khoan và mấy chục tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia khác đi ngược lại học thuyết “trỗi dậy hòa bình” hay sau này là “phát triển hòa bình” của họ. Ông nhận định như thế nào?

 

Thượng viện Mỹ: cực lực phản đối hành vi khiêu khích của Trung Quốc

Chiều 27-5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp thượng nghị sĩ Benjamin Cardin, chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Về diễn biến trên biển Đông, thượng nghị sĩ Benjamin Cardin nêu rõ: Thượng viện Mỹ cực lực phản đối hành vi khiêu khích của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; bày tỏ mong muốn các bên tích cực giải quyết vụ việc trên cơ sở luật pháp quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Thượng nghị sĩ Cardin nhấn mạnh rằng Mỹ đặc biệt coi trọng quan hệ song phương với Việt Nam, mong muốn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực với Việt Nam, đặc biệt là quan hệ giữa hai quốc hội.

TTXVN

 

– Việc Trung Quốc đưa giàn khoan với sự hộ tống của cả trăm tàu rõ ràng đi ngược lại học thuyết “trỗi dậy hòa bình” hay “phát triển hòa bình” của họ. Một Trung Quốc to lớn và hùng mạnh đi ức hiếp những nước hàng xóm sẽ không khiến họ thành công về mặt kinh tế. Lâu nay Trung Quốc ít nhiều phụ thuộc kinh tế vào thế giới bên ngoài. Sự thành công kinh tế của Trung Quốc hiện đại dựa trên sự hợp tác kinh tế, cả ở bình diện khu vực lẫn quốc tế.

Ở Trung Quốc, giới học giả đang tranh luận về việc phải hành xử với những quốc gia láng giềng ở phương Nam như thế nào. Một số học giả đưa ra lập luận bảo vệ chính sách thiên về hợp tác nhiều hơn bởi vì họ nghĩ đến nhu cầu và sự lo âu của phần lớn người dân ở những nước này. Chẳng hạn ở Myanmar, đã có bằng chứng cho thấy có vài thay đổi trong chính sách của Trung Quốc về việc cải thiện hình ảnh ở bên ngoài khi đầu tư xây dựng bệnh viện, trường học… Ở biển Đông, Trung Quốc lại thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác, và điều này sẽ không có lợi ích gì đối với “sự trỗi dậy hòa bình” của quốc gia này.

* Gần đây, trả lời phỏng vấn DW, tiến sĩ Wu Sichun (Ngô Thế Xuân), viện trưởng Viện Nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc, viện dẫn rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc để biện minh cho hành động đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam…

– Tôi không phải là một luật sư, nhưng trong khả năng hiểu biết của tôi, việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là một hành động phi pháp và không được cộng đồng quốc tế công nhận. Khi Trung Quốc viện dẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), họ cũng phải công nhận EEZ của Việt Nam bởi vì giàn khoan của họ đặt ở vị trí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Cách đây hơn 13 năm, vào tháng 12-2000, Trung Quốc đã chấp nhận giải quyết xung đột với Việt Nam bằng cách ký Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc bộ. Tôi nghĩ ngoài cách này ra, không có cách nào khác để giải quyết xung đột.

* Ông đánh giá thế nào về thông điệp gần đây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trên diễn đàn quốc tế, theo đó Việt Nam sẽ cân nhắc biện pháp pháp lý với Trung Quốc và cảnh báo xung đột biển Đông có thể làm đảo ngược tiến trình phục hồi kinh tế thế giới?

– Cũng như các chính trị gia và học giả châu Âu, tôi hoàn toàn đồng ý rằng sự mất ổn định hay xung đột ở biển Đông sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển kinh tế ở châu Á cũng như ở hầu hết những nơi khác trên thế giới. Vì kinh tế Trung Quốc dựa trên sự hòa nhập vào thị trường thế giới, cho nên nền kinh tế của nước này sẽ hứng chịu những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việt Nam rất đúng đắn khi cân nhắc lựa chọn “nhiều giải pháp tự vệ” nhưng Việt Nam phải phân tích vô cùng kỹ lưỡng “các giải pháp tự vệ” này nên là gì khi giải quyết xung đột với Bắc Kinh.

QUỲNH TRUNG