09/01/2025

Cuộc chạm trán trên biển Đông

Giới truyền thông quốc tế trải nghiệm tình trạng căng thẳng trên biển Đông khi chứng kiến tàu Philippines chạm trán tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây.

 

Cuộc chạm trán trên biển Đông

Giới truyền thông quốc tế trải nghiệm tình trạng căng thẳng trên biển Đông khi chứng kiến tàu Philippines chạm trán tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây. 

 

 Cuộc cham trán trên biển Đông
Tàu Philippines (nhỏ) chạm trán tàu tuần tra của Trung Quốc khi tiếp cận bãi Cỏ Mây – Ảnh: AFP

 

Trong một dịp hiếm hoi, truyền thông quốc tế hồi cuối tuần qua đã chứng kiến một cuộc “mèo vờn chuột” giữa tàu Philippines (phía kiểm soát bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1999) với các tàu tuần tra Trung Quốc đang phong tỏa khu vực này. Theo Reuters, tàu dân sự của Philippines khi đó đang trên đường vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho binh lính đóng trên tàu BRP Sierra Madre thì lọt vào vòng vây của 2 tàu tuần tra Trung Quốc. Con tàu này mắc cạn tại bãi Cỏ Mây từ cuối thập niên 1990 và Philippines cố tình không trục vớt để biến nó thành một “tiền đồn” ở đây với khoảng 9 binh sĩ luân phiên trú đóng.

Theo đoạn phim vừa được nhiều hãng tin quốc tế công bố, khi tàu tiếp tế Philippines chở binh sĩ và phóng viên còn cách bãi Cỏ Mây 1 giờ đi đường thì xuất hiện một tàu tuần tra mang cờ Trung Quốc tăng tốc đến gần mạn trái, nhấn còi ít nhất 3 lần. Kế đến có thêm một tàu tuần tra lớn hơn của Trung Quốc di chuyển nhanh cắt ngang hướng đi của  tàu Philippines. Phía Trung Quốcgửi tin nhắn vô tuyến cho tàu Philippines với nội dung rằng “họ đang tiến vào lãnh hải của Trung Quốc” và “yêu cầu tàu của ông phải ngừng mọi hoạt động bất hợp pháp và rời đi”. Thuyền trưởng tàu Philippines Ferdinand Gato trả lời rằng ông đang trên đường tiếp tế nhu yếu phẩm cho quân đội và một số người trên tàu còn giơ tay làm dấu hiệu “V” như thể “chọc quê” phía Trung Quốc.

 

 
 

Nga có thể bán S-400 cho Trung Quốc

Ngày 31.3, Itar-Tass dẫn lời Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin cho hay Nga và Trung Quốc đang tiến hành những bước thương thảo đầu tiên về việc mua bán tên lửa phòng không S-400. Tuy nhiên, ông Fomin khẳng định tất cả chỉ mới khởi đầu và chưa có kết quả cụ thể nào. Phát biểu trên nhằm phản ứng việc Hoàn Cầu thời báo loan tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bật đèn xanh cho phép bán S-400 cho Trung Quốc và có thể triển khai từ năm 2016. Theo trang tin Want China Times, nhiều chuyên gia Nga lo ngại thương vụ này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc ăn cắp kỹ thuật của S-400, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay.

H.G

 

 

Thay vì ngừng lại hoặc chuyển hướng, tàu Philippines tăng tốc và tránh ra xa, 2 tàu Trung Quốc lập tức đuổi theo, có khi chỉ cách vài trăm mét. Cuối cùng, tàu tiếp tế tiến được vào vùng nước cạn khiến tàu lớn của Trung Quốc không thể tiếp cận. Trong toàn bộ quá trình kéo dài khoảng 2 giờ, một máy bay của hải quân Mỹ, một của quân đội Philippines và một của Trung Quốc đồng thời xuất hiện từ nhiều hướng khác nhau để theo dõi tình hình. Sau đó, tàu dân sự Philippines cũng đến được chỗ xác tàu BRP Sierra Madre, tiếp tế nhu yếu phẩm và đổi nhóm binh sĩ mới. Đây là lần phá vòng vây thành công đầu tiên của tàu Philippines trong vòng 3 tuần qua, sau 2 lần liên tiếp bị tàu Trung Quốc chặn lại. Reuters dẫn lời thuyền trưởng Gato cho biết khi đó rất có nguy cơ tàu của ông đâm trúng các tàu Trung Quốc. Sau vụ việc, cả Philippines và Trung Quốc đều lên tiếng chỉ trích nhau đã có hành vi “kích động, khiêu khích”.

Trong một diễn biến liên quan, AP ngày 31.3 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khẳng định việc nước này kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế liên quan đến tranh chấp biển Đông không phải nhằm khiêu khích ai mà là để bảo vệ “chủ quyền” một cách hòa bình. Trước đó, chính quyền Manila ngày 30.3 đã trình hồ sơ luận chứng dày 4.000 trang lên Tòa án quốc tế về luật Biển để khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận “hành động đơn phương” của Manila và “con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp là đàm phán song phương”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua lên tiếng ủng hộ động thái của Philippines và nhấn mạnh mọi quốc gia nên tôn trọng quyền của nước khác khi sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario dự đoán có thể phải đến năm 2015 mới có kết quả phân xử chính thức.

Thụy Miên