26/11/2024

Tại sao chúng ta ‘đầu tư lôm côm’?

Lần đầu tiên thảo luận về luật Đầu tư công, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm chưa hài lòng với dự thảo luật. Đặc biệt là lo ngại việc phân cấp quyết định đầu tư tuy có gắn trách nhiệm, nhưng thiếu chế tài sẽ không thể khắc phục được tình trạng lãng phí, tham nhũng trong từng dự án.

 

Tại sao chúng ta ‘đầu tư lôm côm’?

Lần đầu tiên thảo luận về luật Đầu tư công, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm chưa hài lòng với dự thảo luật. Đặc biệt là lo ngại việc phân cấp quyết định đầu tư tuy có gắn trách nhiệm, nhưng thiếu chế tài sẽ không thể khắc phục được tình trạng lãng phí, tham nhũng trong từng dự án.

Tại sao chúng ta 'đầu tư lôm côm' ?

Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, Trần Du Lịch - Ảnh: Anh Vũ

Đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm, lãng phí thế này? Rất đơn giản, bởi vì lâu nay các cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư. Tôi xin thưa rằng, Quốc hội (QH) quyết bội chi ngân sách mấy trăm ngàn tỉ đồng, có bao giờ chúng ta nhìn thấy dự án nào không”.

 

 
 

Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm, lãng phí thế này? Rất đơn giản, bởi vì lâu nay các cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư.

Tôi xin thưa rằng, Quốc hội quyết bội chi ngân sách mấy trăm ngàn tỉ đồng, có bao giờ chúng ta nhìn thấy dự án nào không

 

ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM)

 

 

Ông cho rằng, luật phân cấp chủ trương phê duyệt chương trình dự án, đầu tư rõ ràng nhưng phải gắn với sự kiểm soát chặt chẽ của từng cấp. ĐBQH phải giám sát được các dự án, chương trình đầu tư thuộc thẩm quyền của QH, tương tự các địa phương, Hội đồng nhân dân  cũng như vậy và phải chịu trách nhiệm với các dự án thuộc thẩm quyền của mình. “Chúng ta phải thay đổi quan điểm, nếu dựa vào cách như hiện nay và chia quyền như luật cũng có tiến bộ là quy được trách nhiệm, nhưng sẽ không thể nào giải quyết được tình trạng đầu tư lãng phí”, ĐB bày tỏ quan điểm.

“Phải thấy là có tội với nhân dân”

ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) cho rằng, phạm vi luật này là quá hẹp khi chỉ điều chỉnh dòng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Cần mở rộng đối tượng điều chỉnh là tất cả những nguồn vốn có nguồn gốc của nhà nước, kể cả vốn vay, vốn hỗ trợ của nước ngoài… “Vừa qua rõ ràng đầu tư công quá lãng phí, chúng ta phải thấy là có tội với nhân dân trong việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước. Vì tiền này là của nhân dân, và tài nguyên cũng là của quốc gia. Do đó, nguyên tắc đầu tư công phải nêu cho mạnh mẽ, đảm bảo đúng hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm, công khai minh bạch, chống tham nhũng lãng phí. Chứ như vừa qua đầu tư công là một trong những lĩnh vực tham nhũng rất nặng nề”, ĐB Dung nói.

 

 
 

Tại sao chúng ta 'đầu tư lôm côm' ?Đạo luật này chắc chắn chưa phải là tuyệt vời, chưa thể hoàn thiện nhưng 
khi ra đời sẽ khiến tình hình tốt lên, luật là chế tài nên không ai dám làm 
liều như trước

 

Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh

 

 

ĐB Trần Du Lịch đồng tình: “Luật này phải quản lý toàn bộ dòng vốn của nhà nước, hoặc có nguồn gốc NSNN. Ai sử dụng nó để đầu tư đều bị chi phối. Tức là chúng ta quản lý nguồn tiền để đầu tư, chứ không quan tâm ai đứng ra làm việc đó”.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng khen dự thảo luật có được một số nội dung quan trọng như phân cấp thẩm quyền duyệt dự án đầu tư, gắn với trách nhiệm từng cấp, nhưng ông chê “làm vội vã và hơi cẩu thả, câu chữ thiếu rõ ràng”.

Dẫn chứng quy định tại điều 55 của dự thảo, ông Nghĩa nói: “Các chương trình đầu tư công chịu sự giám sát cộng đồng. Thời gian qua, có ông đi giám sát mà còn bị chủ dự án cho công nhân đánh chạy không kịp. Quy định này quá chung chung như vậy, chắc chắn không áp dụng được. Vì vậy tôi đề nghị cần soạn thảo lại về mặt câu chữ, hình thức”.

“Không ai dám làm liều như trước”

“Chúng tôi báo cáo trước Chính phủ về dự thảo luật này thì không có bất cứ bộ trưởng nào phản đối. Từ Bộ trưởng Đinh La Thăng là người tiêu tiền nhiều nhất để làm đường, Bộ trưởng Cao Đức Phát là người tiêu tiền thứ nhì, Bộ trưởng Kim Tiến thứ ba… ai ai cũng hoan nghênh vì luật được thông qua thì đất nước được nhờ”, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho biết.

 

 
 

Tại sao chúng ta 'đầu tư lôm côm' ?1Vừa qua rõ ràng đầu tư công quá lãng phí, chúng ta phải thấy là có tội với nhân dân trong việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước. Vì tiền này là của nhân dân, và tài nguyên cũng là của quốc gia

 

ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM

 

 

Ông cũng khẳng định: “Việc thông qua sẽ là quyền của QH. Tuy nhiên, nếu không có luật Đầu tư công thì sẽ không khắc phục được hạn chế về đầu tư thời gian qua, khiến người dân thất vọng mà quốc tế cũng không muốn viện trợ vì thiếu minh bạch. Tôi nghĩ đạo luật này chắc chắn chưa phải là tuyệt vời, chưa thể hoàn thiện nhưng khi ra đời sẽ khiến tình hình tốt lên, luật là chế tài nên không ai dám làm liều như trước”.

Theo Bộ trưởng KH-ĐT, dự thảo đơn giản nhưng hàm chứa nhiều điều đặc biệt, một số điều khoản sẽ có tác dụng ngay, khiến việc đầu tư sẽ trở nên minh bạch, hạn chế cơ chế xin cho, chạy chọt dự án, đầu tư dàn trải, lãng phí. Luật có hẳn một chương về chủ trương đầu tư để chế định quyền ở địa phương và T.Ư sẽ góp phần hạn chế lãng phí về đầu tư.

Nếu ai làm sai thì có chế tài trách nhiệm cụ thể. Bên cạnh đó, luật đưa ra các quy định cụ thể về thẩm định đầu tư, kế hoạch đầu tư trung hạn để cân đối về ngân sách thay thế cho kế hoạch đầu tư hiện nay vốn rất hạn chế và phát sinh nhiều hệ lụy.

“Tôi là Bộ trưởng KH-ĐT mà phải đến tháng 10 năm nay mới biết được tổng vốn đầu tư ngân sách năm 2014, trong khi đó, từ tháng 6, tháng 7, các địa phương đã lên kế hoạch đầu tư, các công trình dự án thì phải dăm năm mới xong nhưng tiền tính theo từng năm một thì là tình trạng ăn đong, kéo theo tình trạng chạy chọt nguồn vốn. Dàn trải của chúng ta hiện nay không phải có nhiều công trình mà là làm quá nhiều công trình so với nguồn lực mà mình có”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhìn nhận.

 

Vinalines bổ sung 900 tỉ đồng vốn điều lệ

Việc tái cơ cấu toàn diện Vinalines hôm qua được Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo khá chi tiết tới ĐBQH. Theo đó, Vinalines thu gọn đầu mối từ 73 xuống còn 36 DN, tập trung vào ba nhóm ngành nghề kinh doanh chính là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải. Năm 2013, tổng công ty đã cổ phần hóa 7 DN; chấm dứt hoạt động, giải thể 6 DN; thoái vốn tại 7 DN. Về tái cơ cấu tài chính, hiện đã cơ cấu được 7.855 tỉ đồng dư nợ tại Ngân hàng Phát triển VN, cơ cấu nợ được 20.412 tỉ đồng tại các tổ chức tín dụng trong nước theo hướng giãn nợ, giảm số tiền phải trả mỗi kỳ trong giai đoạn 2013 – 2014; hoàn thành thủ tục bổ sung 900 tỉ đồng vốn điều lệ.

Báo cáo chung về tiến độ cổ phần hóa các DN nhà nước ngành GTVT, Bộ trưởng Thăng nhận định là còn chậm so với yêu cầu. 

Bảo Cầm

 

Anh vũ – Tuyết Mai – Thái Sơn