Phòng chống tai nạn cho trẻ
Trẻ con vốn hiếu động trong khi rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi, nếu cha mẹ không lưu tâm đúng mức cũng như không có biện pháp phòng tránh hữu hiệu thì nguy cơ gặp tai nạn của trẻ là rất lớn.
Phòng chống tai nạn cho trẻ
|
Té ngã
Phần lớn các chấn thương của trẻ là do té ngã. Nguyên nhân dẫn đến việc té ngã ở trẻ phần nhiều là do bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm 60%), thường gặp nhất là té ngã do chơi đùa, té cầu thang, té giường, té võng, té xe đạp hay thậm chí do người lớn bồng ẵm tuột tay dẫn đến té ngã.
Để tránh các chấn thương nghiêm trọng có thể gặp phải do té ngã, các bậc cha mẹ cần trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi. Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường nên trải thêm nệm để giảm chấn động nếu trẻ ngã. Tuyệt đối không để trẻ tự ý leo lên gác cao, ban công, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác. Không để trẻ chơi dưới lòng đường, tự ý băng qua đường khi không có người lớn đi cùng. Khi xảy ra chấn thương, đặc biệt là ở đầu thì cần cho trẻ đi khám ngay.
|
Phỏng
Tại BV Nhi đồng 2, mỗi tuần có khoảng 6-8 ca nhập viện vì phỏng (bỏng). Nguyên nhân gây phỏng phần lớn (hơn 70%) là do chất lỏng nóng như nước sôi, nước nóng trong vòi tắm, hoặc phỏng do lửa bếp, bàn ủi, do điện giật… trong đó khoảng 1/3 trẻ phải nhập viện với vết phỏng sâu và nhiễm trùng. Ngoài ra, di chứng sau phỏng gây sẹo co rút, khủng hoảng tâm lý cho bé vẫn là một vấn đề rất lớn và nan giải cho cả bác sĩ và gia đình.
Do đó, cha mẹ nên đặt những thiết bị, vật dụng có khả năng gây phỏng như bình thủy, ấm điện, nút điều chỉnh nóng lạnh của máy nước nóng, đồ ăn nóng, bếp nấu ở vị trí an toàn mà trẻ không thể chạm đến được. Các thiết bị điện như bàn ủi, quạt máy, ti vi, máy tính… sau khi sử dụng phải ngắt nguồn điện. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý các ổ cắm điện phải được đặt trên cao và che chắn kỹ càng, đề phòng trẻ nghịch chơi hay chọc tay vào ổ điện.
Hóc dị vật
Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi ăn dặm đến khoảng 3 tuổi, do ở lứa tuổi này trẻ thường hay tò mò, bắt chước người lớn. Những dị vật thường gặp là hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, hướng dương, đậu phộng, tăm xỉa răng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đến việc sắp xếp các vật dụng trong nhà sao cho hợp lý, khoa học và an toàn cho trẻ. Các loại hạt, mứt bánh, trái cây cần đặt xa tầm tay của trẻ và chỉ cho trẻ ăn khi có người lớn theo dõi. Cha mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh và sắp xếp lại nhà cửa vì những vật dụng nhỏ như đồng xu, tăm tre, sợi dây thun, đồ chơi đất sét… có thể “ẩn nấp” trong nhà và là mối nguy hại tiềm ẩn cho trẻ. Đối với trẻ đã có khả năng nhận thức (trên 3 tuổi), cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ những thức ăn nào có thể ăn và cách ăn để tránh tai nạn đáng tiếc.
Ngạt nước
Ngạt nước là một trong những tai nạn nguy hiểm vì nguy cơ tử vong rất cao nếu không phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách. Để phòng chống tai nạn ngạt nước ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ chỉ nên cho con đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. Nên theo sát trẻ khi đi bơi, không chủ quan cho trẻ bơi một mình. Trẻ em khi bơi phải mang áo phao và phải bơi trong khu vực dành riêng cho trẻ em. Nếu trẻ có tiền sử động kinh thì không nên cho trẻ bơi vì cơn động kinh có thể xảy ra bất ngờ, khiến trẻ bị chìm và ngạt nước.
Để phòng tránh tai nạn cho trẻ một cách hữu hiệu, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Phải lưu ý đề phòng, cẩn thận quan sát để sớm nhận ra các tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cũng nên có thói quen giải thích và hướng dẫn cho trẻ cách tự bảo vệ và hạn chế tiếp xúc các mối nguy hiểm tiềm ẩn khi không có sự hướng dẫn hoặc giám sát của người lớn.
Chuẩn bị tài chính đề phòng khi trẻ gặp rủi ro Những tai nạn bất ngờ xảy đến là một trong những nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe, tâm lý và thậm chí cả tính mạng của trẻ. Ngoài việc làm bố mẹ rơi vào tình trạng lo lắng, nó còn khiến cả gia đình lao đao bởi gánh nặng chi phí, sự xáo trộn nhịp sống cùng nhiều nỗi lo không tên khác…
Gánh nặng tài chính Anh Nguyễn Lê Hiếu tại TP.HCM kể lại sự cố xảy ra với gia đình anh cách đây 6 tháng. Trong một lần đưa con gái nhỏ đi chơi tối, một thanh niên phóng nhanh đã tông vào xe máy của anh rồi bỏ chạy. Tai nạn khiến anh phải bó bột ở tay, còn con gái thì bị chấn thương cột sống, phải mất hơn 4 tháng mới hồi phục hẳn. Biến cố này khiến cho phần lớn số tiền mà gia đình anh chắt chiu tiết kiệm bỗng chốc bay vèo. “Vì không mua bảo hiểm từ trước nên khi có chuyện, số tiền tiết kiệm trở nên chẳng thấm vào đâu so với chi phí điều trị và gia đình tôi đã phải vay mượn khắp nơi”, anh Hiếu kể lại. “Điều khiến tôi ray rứt nhất là lẽ ra đã có thể chạy chữa cho con tốt hơn và nhanh chóng hơn nếu chúng tôi có kế hoạch lo xa từ trước”. Thực tế, những trường hợp như gia đình anh Hiếu không hiếm. Những ai rơi vào hoàn cảnh đó mới thấm thía hai chữ “lo xa” cần thiết như thế nào. Bảo vệ con với lợi ích kép Người xưa vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”! Đừng để đến khi các rủi ro xảy đến mới bắt đầu “hành động” vì khi ấy hậu quả sẽ rất khó lường. Đa số các bậc cha mẹ “phòng bệnh” bằng việc hạn chế những mối nguy hiểm có thể xảy ra cho con trong môi trường sống, dạy trẻ ý thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân… Tuy nhiên, có một điều khá quan trọng mà nhiều người lại hay bỏ qua đó là chuẩn bị một quỹ tài chính y tế dự phòng từ sớm để có thể tập trung và kịp thời xử lý những rủi ro bất ngờ xảy đến với con. Sau vụ tai nạn, anh Hiếu lo lắng: “Việc gia đình không chuẩn bị trước một khoản tiền dự phòng cho những tình huống này thật sự rất nguy hiểm. Đó là chưa kể, nếu tôi không may bị nặng hơn hay qua đời trong tai nạn đó thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho con gái và gia đình tôi. Càng nghĩ tôi càng giật mình”. Chia sẻ mối âu lo với người thân trong gia đình, anh Hiếu được giới thiệu một hình thức tiết kiệm không những gây dựng được quỹ y tế dự phòng cho con mà còn đáp ứng được các nhu cầu thiết thực khác của anh, đó là sản phẩm bảo hiểm giáo dục Manulife – Điểm Tựa Tài Năng. Tính riêng cho sản phẩm này, trung bình gia đình anh chỉ cần để dành ra 58.000 đồng/ngày trong 15 năm thì con anh sẽ nhận được một quỹ giáo dục cho tương lai học đại học có giá trị hơn 550 triệu đồng. Thêm vào đó, sản phẩm này còn mang đến các quyền lợi y tế như chi trả viện phí và phẫ
|