11/01/2025

Khả năng Trung Quốc đưa tàu ngầm mới ra vùng tranh chấp

Trung Quốc được cho là sẽ thay đổi hệ thống các tàu ngầm mua từ Nga để triển khai tới các vùng biển đang tranh chấp.

 

Khả năng Trung Quốc đưa tàu ngầm mới ra vùng tranh chấp

Trung Quốc được cho là sẽ thay đổi hệ thống các tàu ngầm mua từ Nga để triển khai tới các vùng biển đang tranh chấp.

Trung Quốc được cho là đã mua 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga - d
Trung Quốc được cho là đã mua 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga – Ảnh: Outflankers.com 

Nhiều nguồn tin từ Cục Thiết kế Rubin, một trong 3 trung tâm thiết kế tàu ngầm của Nga, tiết lộ Trung Quốc sẽ biến đổi một số hệ thống của 4 tàu ngầm lớp Lada mua từ Nga, đồng thời thay thế một số bộ phận bằng hàng nội địa.

Cụ thể, tạp chí quân sự Kanwa Defense Review dẫn lời giới chức Nga cho hay Trung Quốc sẽ thay hệ thống động lực AIP bằng các động cơ Striling tự sản xuất. AIP là hệ thống động cơ đẩy không cần không khí tối tân giúp tàu ngầm lặn sâu và dài ngày hơn.

Các nguồn tin cho rằng do không có ý định đưa tàu ngầm Lada tác chiến ở những vùng đại dương xa xôi nên hải quân Trung Quốc tháo gỡ AIP để giảm giá, đồng thời giúp tàu trở nên nhẹ hơn. Từ đó, giới quan sát dự đoán có thể Trung Quốc muốn cho tàu Lada hoạt động ở các vùng biển đang có tranh chấp như biển Đông và Hoa Đông, vốn gồm nhiều khu vực tương đối cạn và nhiều bãi đá, bãi ngầm.

Sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 3, xuất hiện tin Moscow bán 4 tàu ngầm lớp Lada cùng 24 chiến đấu cơ Su-35 cho Bắc Kinh nhưng đến nay vẫn chưa có xác nhận chính thức. Trong khi đó, vẫn rộ lên nhiều tin đồn nói Trung Quốc đã nhận phiên bản xuất khẩu của tàu Lada. Loại tàu ngầm này được xem là bước cải tiến của lớp Kilo với phiên bản tiêu chuẩn dài 71 m, độ choán nước khi lặn 2.700 tấn và được trang bị AIP.

Các bên chưa có phản ứng chính thức về các thông tin trên, vốn được đưa ra giữa lúc nhiều bên đang quan ngại, tìm cách đối phó các hành động của Trung Quốc ở biển Đông cũng như Hoa Đông. Đầu tuần rồi, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã phải triển khai chiến đấu cơ sau khi phát hiện một máy bay không người lái (UAV) lạ bay lượn gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận đó là UAV của họ, theo Kyodo News. Đến ngày 17.9, Đài NHK đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật đang xem xét khả năng bắn hạ UAV xâm phạm không phận nước này. Giới chức Nhật cho hay họ đã biết UAV Trung Quốc bay diễn tập nhiều lần trên biển Hoa Đông và cảnh báo rằng chúng có thể tiến gần không phận của Nhật.

Cùng ngày, AFP dẫn lời giới chức Philippines cho biết tổng cộng 2.300 lính thủy đánh bộ nước này và Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tập trận đổ bộ chung mang tên Phiblex từ hôm nay 18.9. Cuộc tập trận diễn ra tại một căn cứ phía tây đảo Luzon và khá gần khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Văn Khoa