26/11/2024

Triển vọng nào cho tiến trình COC?

Cuộc họp “tham vấn chính thức” về Quy tắc ứng xử biển Đông bắt đầu hôm nay giữa lúc Trung Quốc được cho là “bớt cứng rắn” đối với ASEAN.

 

Triển vọng nào cho tiến trình COC?

Cuộc họp “tham vấn chính thức” về Quy tắc ứng xử biển Đông bắt đầu hôm nay giữa lúc Trung Quốc được cho là “bớt cứng rắn” đối với ASEAN.

 

Triển vọng nào cho tiến trình COC?
Xây dựng COC sẽ góp phần bảo đảm cho các hoạt động hợp pháp, hòa bình trên biển Đông  – Ảnh: Diệp Đức Minh

 

Đại diện ngoại giao cấp cao 10 nước ASEAN và Trung Quốc sẽ ngồi lại với nhau trong hai ngày 14 – 15.9 tại thành phố Tô Châu, miền đông Trung Quốc để bàn việc “thực thi một cách toàn diện và hiệu quả” tuyên bố các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) và “tham vấn chính thức” về Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC). Cuộc họp này được quyết định bởi các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc hồi tháng 6 tại Brunei và được nhiều ý kiến cho là “tiến bộ đáng kể” trong vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tỏ ra nghi ngờ câu chữ trong thông báo về cuộc họp này. Tại sao không là “đàm phán” mà lại là “tham vấn”? Và phải đến khi nào thì việc đàm phán một cách sòng phẳng để đi đến một bộ quy tắc có giá trị ràng buộc pháp lý mới thực sự bắt đầu? Một số quan chức ngoại giao dự các cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Brunei mà Thanh Niên có dịp trò chuyện cũng thừa nhận câu chữ trên phần nào phản ánh thái độ dền dứ của Trung Quốc trong việc đi đến giải pháp cho vấn đề biển Đông theo luật pháp quốc tế.

 

 
 

Mỹ tái khẳng định chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á

 Tại hội thảo “Cấu trúc khu vực châu Á” ngày 12.9 tại Washington D.C, Mỹ khẳng định cam kết tái cân bằng hướng tới châu Á. Phó trợ lý thường trực Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á – Thái Bình Dương Scot Marciel cho rằng yếu tố quan trọng của tái cân bằng là không ngừng củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan và Philippines, can dự sâu với các đối tác mới như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đã được định hình rõ hơn như với Singapore, Brunei và New Zealand. Về biển Đông, ông Marciel cho rằng vấn đề này nhiều khả năng sẽ được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) trong tháng tới. Theo ông, Mỹ kiên định ủng hộ việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Phát biểu với tư cách diễn giả tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường cho rằng EAS đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Á. EAS cần ủng hộ nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc thực thi hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và hướng tới sớm kết thúc đàm phán để xây dựng COC.

TTXVN

 

 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo tại Brunei cũng tỏ ra không mặn mà với COC. Ông nói dông dài và ra sức thuyết phục các nhà báo rằng DOC, vốn không có tính ràng buộc pháp lý, đã là một cơ chế tốt để xử lý căng thẳng trên biển Đông. Thái độ đó của ông Vương cũng được lặp lại khi ông nói “Trung Quốc không thấy có gì phải vội” để đi đến COC hồi đầu tháng 8.

“Bớt cứng rắn”

Giáo sư James Tang, Trưởng khoa Khoa học chính trị của ĐH Quản trị Singapore, nhìn nhận tại Diễn đàn ASEAN và châu Á hôm 12.9 rằng các tân lãnh đạo Trung Quốc gần đây tỏ ra “bớt cứng rắn hơn” trong thái độ đối với ASEAN. Vị giáo sư chuyên về chính trị Trung Quốc nói tại Singapore rằng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đang nỗ lực tìm đến sự gần gũi với ASEAN. “Một số nhà bình luận Trung Quốc gần đây còn đề cập cái gọi là “ngoại giao trái cây”, nhấn mạnh nước này nhập khẩu rất nhiều trái cây nhiệt đới từ các nước ASEAN, thậm chí gọi chuối, thanh long, sầu riêng… là biểu tượng ngoại giao đôi bên”, ông Tang nói.

Bên cạnh “chiến lược lấy lòng” các nước ASEAN bằng “sức mạnh mềm” như ưu đãi thương mại, hỗ trợ tài chính, trao đổi văn hóa… trên tinh thần “bổ trợ cho nhau” và “đôi bên cùng thắng”, các tân lãnh đạo Trung Quốc cũng phát biểu rằng muốn đưa quan hệ song phương “sang một giai đoạn mới”. Thủ tướng Lý Khắc Cường trong phát biểu khai mạc triển lãm kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc hôm 3.9 đã kêu gọi tạo dựng “một thập niên kim cương”. “Đó là một sự thay đổi rất khác với vài năm trước đây”, Giáo sư Tang nhìn nhận.

Lý giải cho điều này, ông Tang cho rằng sau một thời gian có những hành động cứng rắn vì quan ngại chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương sẽ cùng ASEAN tạo ra gọng kìm bao vây Trung Quốc, Bắc Kinh đã nhận ra điều đó là thiếu khôn ngoan nên thay đổi cung cách hành xử. Mặt khác, là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với kim ngạch song phương hiện nay là 400 tỉ USD và mong muốn đạt đến 1.000 tỉ USD trong thập niên tới, Trung Quốc nhận thấy không thể duy trì thái độ như trước.

Tuy vậy, theo Giáo sư Tang, lập trường của Trung Quốc về vấn đề biển Đông sẽ không đổi bởi 2 lý do: nước này không dễ dàng từ bỏ tham vọng thâu tóm lợi ích ở vùng biển giàu tài nguyên và giao thông huyết mạch này; và thách thức đến từ những đòi hỏi mang tính dân tộc chủ nghĩa của một bộ phận dư luận. Bởi vậy, tiến trình đi đến COC cũng như quan hệ ASEAN – Trung Quốc, theo ông, trong dài hạn “sẽ có những nốt thăng, nốt trầm”.

Cùng nhận định với Giáo sư Tang, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Singapore Simon Tay cũng cảnh báo Trung Quốc về vai trò của Mỹ và Nhật Bản đối với ASEAN. “Trung Quốc phải thể hiện một mức độ hào hiệp nhất định đối với ASEAN đặc biệt với những nước cùng biên giới với mình, thay vì muốn thống trị họ”, bởi ASEAN cũng có thể hợp tác với các cường quốc khác, ông Tay nói.

Không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc họp “tham vấn” đầu tiên này, nhưng Giáo sư Tang cho rằng thái độ gần đây của Trung Quốc là “đáng khích lệ” và tin rằng “Trung Quốc và ASEAN sẽ hợp tác tích cực, đạt được sự hiểu biết lẫn nhau để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định lâu dài trong khu vực”.

Thục Minh