15/11/2024

Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tình hình tăng trưởng chậm, tỉ lệ đầu tư giảm, chỉ số mua hàng giảm và bán lẻ tăng chậm, tổng thu ngân sách giảm (từ 30% GDP những năm 2000 xuống mức 22,8% GDP năm 2012)… Đó là những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, theo báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế VN 2013 do Ngân hàng Thế giới tại VN (WB) công bố hôm nay 12.7.

 

Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tình hình tăng trưởng chậm, tỉ lệ đầu tư giảm, chỉ số mua hàng giảm và bán lẻ tăng chậm, tổng thu ngân sách giảm (từ 30% GDP những năm 2000 xuống mức 22,8% GDP năm 2012)… Đó là những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, theo báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế VN 2013 do Ngân hàng Thế giới tại VN (WB) công bố hôm nay 12.7.

Báo cáo nhận định, môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định khi lạm phát ở mức vừa phải 6,7% (tháng 6.2013); dự trữ ngoại hối và mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện, tỉ lệ rủi ro hoán đổi tín dụng (CDS) giảm từ mức 350 điểm cơ bản vào tháng 6.2012 xuống khoảng 250 điểm cơ bản vào tháng 6 năm nay.

 


Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại VN và ông Deeppak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại VN thảo luận về báo cáo – Ảnh: H.N

 

Đồng thời, các cán cân đối ngoại được sáng sủa hơn, bởi tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chủ yếu nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực này chiếm khoảng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN và tăng gần 25% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng hơn, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao, chẳng hạn xuất khẩu điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng có giá trị lớn nhất (9,9 tỉ USD) và vượt qua các mặt hàng truyền thống của VN như dầu thô, may mặc, giày dép… Các mặt hàng điện thoại, điện tử, máy tính và linh kiện chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 


Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và chỉ còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013 – Ảnh: D.Đ.M

 

Tuy nhiên, thách thức đối với nền kinh tế VN hiện tại là rất lớn. WB cho rằng tăng trưởng chậm của nền kinh tế thời gian qua là kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Tăng trưởng GDP tăng 5,25% trong năm 2012 là mức thấp nhất kể từ năm 1998; từ 2010 – 2013, kinh tế VN tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines lần đầu tiên trong hai thập niên qua.

 

>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 12: Tái cơ cấu một cách đồng bộ
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 11: Chọn nông nghiệp là mũi nhọn
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 10: Xây dựng thương hiệu toàn cầu
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 9: Chấm dứt lối kinh doanh thụ động
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 8: Không để nhóm lợi ích trì hoãn
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 7: “Quả đấm thép” dân doanh
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 6: Kích thích tiêu dùng cứu doanh nghiệp
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 5: Quyết liệt tạo kênh dẫn vốn dài hạn
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 4: Cắt “sở hữu chéo” trị nợ xấu
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 3: Gấp rút khơi thông tín dụng
>> Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 2: Thay đổi mô hình tăng trưởng 
>> Kinh tế Việt Nam trên đường “gập ghềnh”

 

 

Bên cạnh đó, tỉ lệ đầu tư giảm, chỉ số mua hàng của nhà quản trị (PMI) giảm và bán lẻ tăng chậm. Cụ thể, đầu tư giảm toàn diện khi tổng đầu tư giảm còn 29,6% GDP trong quý 1.2013 từ 38,5% năm 2010; chỉ số PMI vẫn nằm dưới mức 50 điểm cho phần lớn năm 2012 và 2013 (PMI dưới ngưỡng 50 biểu thị sản xuất giảm sút); tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và chỉ còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013.

Song song đó, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm 7% trong năm 2012, cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.

Tình hình tài khóa cũng không khả quan hơn vì tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP những năm 2000 xuống mức 22,8% GDP năm 2012. Chi đầu tư (kể cả các khoản ngoài ngân sách) giảm từ 12,6% GDP năm 2010 xuống 7,8% năm 2012. Nợ nước ngoài vẫn bền vững vì thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao, nhưng nợ trong nước đang gia tăng.

Trong khi đó, cải cách cơ cấu chậm, do quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt. Đối với khu vực tài chính – ngân hàng, việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là bước đi cụ thể của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu.

Nhưng xử lý nợ xấu đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và dài hạn. Cùng lúc, tiến độ cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn hết sức chậm chạp sau 2 năm kể từ ngày Chính phủ phê duyệt chủ trương và lộ tình cải cách.

Hiện tại, các cơ quan hữu quan mới đang triển khai xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm thiết lập một khuôn khổ tổng hợp để quản lý và điều hành các DNNN. Do đó, quá trình cải cách DNNN khó có thể thành công nếu không có một cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và tăng cường tính minh bạch.

Báo cáo của WB cũng đưa ra những dự báo ngắn hạn và rủi ro có thể xảy ra cho nền kinh tế. WB cho biết tăng trưởng năm 2013 ước tính ở mức 5,3% và khoảng 5,4% vào năm 2014; lạm phát dự kiến ở mức 8,2% vào cuối năm nay.

“Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng”, WB khuyến cáo.

N.T.Tâm