Kết thúc hội nghị về biển Đông ở Philippines
Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) ở Bali, Indonesia, hồi tháng 7.2011, Philippines đề xuất tập hợp các chuyên gia luật biển của khu vực để định ra những khu vực tranh chấp và không tranh chấp ở quần đảo Trường Sa theo Công ước LHQ về Luật biển
Kết thúc hội nghị về biển Đông ở
Sáng kiến của
Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) ở Bali, Indonesia, hồi tháng 7.2011, Philippines đề xuất tập hợp các chuyên gia luật biển của khu vực để định ra những khu vực tranh chấp và không tranh chấp ở quần đảo Trường Sa theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Vùng tranh chấp sẽ có tên Vùng Hoà bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C), là nơi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đồng thực hiện những dự án khai thác. Trong khi đó, những khu vực không tranh chấp đương nhiên thuộc quyền tài phán của mỗi quốc gia có chủ quyền theo UNCLOS. Sáng kiến cũng đề nghị phi quân sự hoá ZoPFF/C và thay bằng các lực lượng dân sự.
Nội dung chính của cuộc họp kéo dài từ ngày 22 – 23.9 tại thủ đô Manila của
Không có thông cáo chung nào được đưa ra sau cuộc họp nhưng trong cuộc họp báo chiều 23.9 với sự tham dự của trưởng đoàn 8 nước (trừ Lào và Campuchia), Chủ tịch hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Esteban Conejos cho hay các bên đã nhất trí với đề xuất của nước này. Đề xuất sẽ được trình lên cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN ngày 11.10 tại Indonesia trước khi có thể được trình lên các bộ trưởng ngoại giao trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11.
Một nhà ngoại giao đề nghị không nêu tên nhận định với Thanh Niên rằng nếu được hình thành ZoPFF/C sẽ góp phần vô hiệu hoá yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc và có thể giúp giảm căng thẳng giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, vị này cũng khuyến cáo rằng ZoPFF/C có thể dễ dàng được thiết lập trên cơ sở pháp lý, nhưng ý chí chính trị của các bên liên quan là một vấn đề khó tiên liệu.