31/10/2024

Gìn giữ tình hình ổn định ở biển Đông

Việt Nam, ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác vì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông

Gìn giữ tình hình ổn định ở biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 7-7, bà Nguyễn Phương Nga – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – đã trả lời nhiều câu hỏi của báo chí liên quan đến tình hình ở biển Đông.

Tuổi Trẻ: Thông tin báo chí chung Việt Nam – Trung Quốc sau chuyến đi Trung Quốc gần đây của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn có đề cập việc hai bên khẳng định “cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước”. Xin bà cho biết nội dung của nhận thức chung này?

– Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quyết tâm gìn giữ hoà bình, ổn định ở biển Đông.

Tuân thủ nghiêm nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở biển Đông, duy trì cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, căn cứ các nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc việc hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp.

Trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước việc Philippines đang nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ tại khu vực, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Tôi nghĩ đây là quyết định của phía Philippines. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nêu rõ quan điểm của mình: hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển Đông là mối quan tâm chung và là lợi ích chung của tất cả các nước. Cho nên mọi nỗ lực tích cực xây dựng của các bên liên quan nhằm duy trì hoà bình, ổn định ở biển Đông đều được hoan nghênh”.

Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hoá hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thuỷ văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.

Tinh thần tuyên bố chung nêu trên đã được khẳng định lại trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.

* NHK: Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM-44) và các hội nghị liên quan sắp diễn ra, Việt Nam có mong muốn đưa ra vấn đề gì liên quan đến biển Đông và Việt Nam có sáng kiến gì không?

– Các hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44 giữa bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các đối tác sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 23-7-2011 tại Bali, Indonesia. Các hội nghị sẽ bàn phương hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác và trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông là mối quan tâm chung và cũng là lợi ích chung của tất cả các nước, vì vậy vấn đề này đã, đang và sẽ được thảo luận tại các diễn đàn. Khi các nước có quan tâm thì vấn đề này sẽ được thảo luận.

Sẵn sàng hợp tác điều tra vụ in tiền polymer

Trả lời câu hỏi về việc Cảnh sát liên bang Úc bắt sáu công dân nước này liên quan đến vụ in tiền polymer và báo chí Úc khi đưa tin vụ này đã đề cập đến một số người Việt Nam có liên quan, bà Nguyễn Phương Nga cho biết: “Chúng tôi đã được Úc thông báo về việc bắt giữ sáu công dân nước này, bị cáo buộc đã hối lộ để giành hợp đồng in tiền tại một số quốc gia. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với phía Úc để điều tra làm rõ vụ việc và xử lý theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam”.

Về phía Việt Nam, ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác vì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông, phát huy hơn nữa các công cụ và cơ chế khu vực hiện có như Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Diễn đàn khu vực (ARF), thực hiện các cam kết trong kế hoạch hành động ASEAN – Trung Quốc thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 10-2010 về tôn trọng, thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC và sớm họp lại Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc về thực hiện DOC.

Hội nghị cấp cao ASEAN 18 vừa qua đã khẳng định tầm quan trọng của DOC đối với hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông, đồng thời quyết định ASEAN sẽ tích cực phấn đấu nhằm sớm hoàn tất quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC, xúc tiến tham vấn về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

NHK: Tàu hải quân Hoa Kỳ sắp vào cảng Đà Nẵng, xin cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc này trong phát triển mối quan hệ hai nước?

– Từ ngày 15 đến 21-7-2011, ba tàu hải quân Hoa Kỳ sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm và đã được hai bên thoả thuận từ trước nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn. Đây không phải là một cuộc tập trận hải quân như một số báo đã đưa tin.

 

Cảnh sát biển hỗ trợ ngư dân ra khơi

Nếu nước ngoài vào thăm dò dầu khí trái phép tại vùng biển chủ quyền của VN, đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế thì chúng ta sẽ cương quyết ngăn chặn, không để chuyện đó xảy ra. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp, bằng mọi biện pháp giải quyết  trong hoà bình.

Đó là chủ trương xuyên suốt nhưng phải trên quan điểm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vùng biển này không chồng lấn, không tranh chấp mà là của Việt Nam. Chúng ta đã là thành viên của Công ước biển quốc tế, ta làm đúng trách nhiệm thành viên và yêu cầu với các nước đã là thành viên phải thực hiện đúng theo công ước luật biển, không xâm phạm vùng biển của ta.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, cục trưởng Cục Cảnh sát biển VN, khẳng định như vậy với báo chí bên lề hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những nhà đứng đầu cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 7 do Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản chủ trì, sẽ được tổ chức tại VN vào tháng 10-2011.

Về việc ngư dân Việt Nam hoạt động đánh bắt cá bị xua đuổi, bắt giữ ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, trung tướng Lĩnh nói đây là một vấn đề phức tạp nên đã duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển với thời gian càng nhiều càng tốt, đặc biệt là vùng giáp ranh, vùng biển chồng lấn với các nước. Điều này đã giúp ngư dân yên tâm hơn khi có cảnh sát biển, khi xuất hiện tình huống phức tạp sẽ được hỗ trợ, ứng cứu.

MINH QUANG ghi