Dân giàu nước mạnh là vấn đề tồn vong
Tôi rất đồng tình với nhiều nội dung cơ bản được nêu ra trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, và xin có thêm mấy ý kiến đóng góp như sau:
Dân giàu nước mạnh là vấn đề tồn vong…
Tôi rất đồng tình với nhiều nội dung cơ bản được nêu ra trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, và xin có thêm mấy ý kiến đóng góp như sau
Đời sống công nhân ngày càng khó khăn. Trong ảnh: các nữ công nhân tại Khu công nghiệp Pou Yuen (Q.Bình Tân, TP.HCM) chỉ dám mua những thức ăn thật rẻ tiền cho bữa ăn hằng ngày – Ảnh: Duyên Phan |
15 năm qua ta thực hiện quá chậm mục tiêu xây dựng nền kinh tế hiện đại vốn đã được đặt ra từ Đại hội IX, làm cho nền kinh tế đã tụt hậu càng tụt hậu hơn.
Trong bối cảnh có nhiều thời cơ và lắm thách thức hiện nay, theo tôi, việc nhanh chóng làm cho dân giàu nước mạnh là vấn đề tồn vong của chế độ và đất nước.
Hai cánh đưa đất nước đi lên
Nhưng phải làm gì để dân giàu nước mạnh? Theo tôi, hai lĩnh vực phải tập trung làm quyết liệt là nông nghiệp và công nghiệp, như Bác Hồ đã từng nói công nghiệp và nông nghiệp là hai cánh để đưa nền kinh tế đất nước phát triển.
Với nông nghiệp, phải tập trung thực hiện cho kỳ được công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới một cách triệt để và có hiệu quả ở nhiệm kỳ 2016 – 2020. Vì tới năm 2020 nước ta phải là nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp phải đi đầu trong công nghiệp hoá hiện đại hoá để làm lực đẩy cho toàn bộ nền kinh tế – xã hội phát triển.
Song song việc xây dựng nền công nghiệp hiện đại độc lập tự chủ, ta quyết liệt công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp ngang tầm với tiềm năng thì nền kinh tế mới phát triển bền vững được.
Đặc biệt trong tình hình Biển Đông nóng như hiện nay, Đại hội XII cần tập trung phát triển kinh tế biển trên cơ sở công nghiệp hoá hiện đại hoá ngư nghiệp để ngư dân làm giàu nhờ biển và góp phần làm mạnh lên về quốc phòng an ninh trên biển bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Vấn đề hàng đầu để công nghiệp hoá hiện đại hoá ngư nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngư dân, theo tinh thần “Tịnh vi dân, động vi binh”.
Về công nghiệp, đề nghị cho phép TP.HCM thành lập đặc khu kinh tế và nâng cao chất lượng các đặc khu kinh tế trong cả nước. Cần tập trung xây dựng đặc khu kinh tế trở thành quả đấm chiến lược để phát triển kinh tế trong nhiệm kỳ này một cách mạnh mẽ.
Chú trọng nâng cao chất lượng quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao theo cơ chế một cửa tại chỗ và cơ chế tự đảm bảo tài chính. Cần tập trung xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ với cơ chế chính sách đặc thù để đủ sức cung cấp phụ tùng, nguyên liệu cho các xí nghiệp trong và ngoài nước.
Cần chuyển một bộ phận khu công nghiệp, khu chế xuất sang khu công nghiệp phụ trợ như Khu công nghiệp Hiệp Phước ở TP.HCM đã và đang làm.
Tới năm 2020 cần thực hiện được mục tiêu này để tạo ra môi trường thu hút đầu tư, vừa hạn chế tối đa nạn gia công làm hiệu quả sản xuất thấp, đồng thời giữ thế độc lập tự chủ cho nền kinh tế nước nhà, để Việt Nam không trở thành là công xưởng của thế giới.
Một điều quan trọng là trong phát triển kinh tế cần tăng cường an ninh quốc phòng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Vấn đề này có một số dự án lớn ta còn nhiều sơ hở cần quyết tâm chấn chỉnh.
Tình trạng lãng phí nếu không kịp thời được ngăn chặn và khắc phục thì sự tụt hậu về kinh tế, tụt hậu về đạo đức của ta ngày sẽ trầm trọng hơn. Đây là vấn đề lớn Đảng cần quyết liệt đặt ra trong Đại hội XII |
Ông Nguyễn Chơn Trung |
Khẩn cấp, quyết liệt tiết kiệm, chống lãng phí
Các cấp đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức và tư tưởng của Bác Hồ. Bác Hồ đã căn dặn người cán bộ cách mạng phải cần, kiệm, liêm, chính. Như vậy “kiệm” là nằm trong phạm trù đạo đức cách mạng. Đảng ta từng khẳng định “Tiết kiệm là quốc sách”.
Qua các kỳ đại hội Đảng, cả dự thảo văn kiện Đại hội XII cũng đặt vấn đề chống tham nhũng lãng phí là chuyện hệ trọng của quốc gia. Tuy nhiên ta nói và làm chưa đi đôi.
Chúng ta đã chôn nhiều dự án hàng ngàn tỉ, hàng ngàn công trình thuỷ điện, nhiệt điện chẳng những kém hiệu quả, còn làm ô nhiễm môi trường, gây bất lợi rất lớn cho cuộc sống con người. Nạn phá rừng làm thuỷ điện bừa bãi gây ngập lụt làm ô nhiễm môi trường và phá hoại mùa màng là một điển hình.
Đặc biệt, vừa qua rộ lên tình trạng từ địa phương cấp phường, xã cho đến các cơ quan trung ương đua nhau xây dựng trụ sở rất hoành tráng, cũng như các công trình văn hoá giáo dục khác kém chất lượng, không hiệu quả; sử dụng xe công tràn lan… trong khi ngân sách của chúng ta “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”.
Theo tôi, xây dựng trụ sở có nơi làm việc là cần thiết, nhưng nước ta còn nghèo có cần phải phô trương như thế không?
Theo báo cáo dự toán ngân sách 2016 của Chính phủ là rất căng thẳng về cân đối thu chi ngân sách. Ngân sách để đầu tư có nhiều khả năng chưa đủ trang trải mà còn phải lo cho các chế độ hành chính sự nghiệp để nuôi bộ máy hành chính khổng lồ và các chế độ xã hội khác, thì số tiền chi ngân sách lại bị đội lên, chưa kể đến nợ công gần đụng trần và nợ xấu còn phải giải quyết.
Theo tôi, cần khẩn cấp và quyết liệt thực hiện việc tiết kiệm chống lãng phí bằng cách bớt chi phí vào các công trình xây dựng trụ sở các cấp, chi phí sử dụng xe công, dẹp bỏ các công trình kém hiệu quả, hoặc gác lại công trình chưa cần thiết, đồng thời tinh giảm bộ máy hành chính sự nghiệp một cách kiên quyết. Tạo mọi điều kiện cho người dân, Mặt trận, đoàn thể giám sát việc thu chi ngân sách nhà nước.
Ta cần khẳng định tiết kiệm chống lãng phí không chỉ là do tư duy hay năng lực quản lý mà còn nằm trong phạm trù đạo đức cách mạng. Một điều cần nhớ là ta đang xài tiền của dân nên phải tiết kiệm để củng cố lòng tin của dân về quản lý nhà nước.
Tình trạng lãng phí nếu không kịp thời được ngăn chặn và khắc phục thì sự tụt hậu về kinh tế, tụt hậu về đạo đức của ta sẽ ngày trầm trọng hơn. Đây là vấn đề lớn Đảng cần quyết liệt đặt ra trong Đại hội XII.
Cải cách thủ tục hành chính từ trung ương xuống cơ sở Cần tập trung cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ trung ương cho tới cơ sở. Lâu nay ta cải cách từ dưới lên nhưng hiệu quả quá chậm. Để khắc phục tình trạng chậm chạp này, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020 cần tập trung cải cách từ trung ương xuống cơ sở. Trung ương cần phải đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính theo chế độ một cửa mà Văn phòng Chính phủ là trung tâm, là đầu mối phối hợp. Mỗi thủ tục hành chính đều phải thiết lập quy trình cấp phép và thời hạn giải quyết nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời phải công khai hóa quy trình cấp phép để người dân, nhà đầu tư, Mặt trận và các đoàn thể có cơ sở giám sát công việc nhà nước. Đây là biện pháp chống quan liêu trì trệ bộ máy quản lý nhà nước, đồng thời đây cũng là biện pháp để hạn chế tối đa tham nhũng tiêu cực. |