29/11/2024

Kinh nghiệm nào cho vụ áo dài in hình chùa Myanmar?

“Áo dài VN rất đẹp, người VN trân trọng lắm mới lấy hình chùa của các bạn thiết kế lên áo dài. VN cũng có nhiều mẫu áo dài đưa trống đồng, chùa chiền, văn hóa Việt… lên tà áo. Hơn nữa, phụ nữ VN mặc áo dài truyền thống trong ngày cưới, đi chùa, đi dự lễ trang trọng chứ không phải đi bar”.

 

Kinh nghiệm nào cho vụ áo dài in hình chùa Myanmar?

 

“Áo dài VN rất đẹp, người VN trân trọng lắm mới lấy hình chùa của các bạn thiết kế lên áo dài. VN cũng có nhiều mẫu áo dài đưa trống đồng, chùa chiền, văn hóa Việt… lên tà áo. Hơn nữa, phụ nữ VN mặc áo dài truyền thống trong ngày cưới, đi chùa, đi dự lễ trang trọng chứ không phải đi bar”.




Ở VN gần đây, việc trang trí hình ảnh những di tích thắng cảnh… cho vạt áo dài ngày càng phổ biến. Trong ảnh: các mẫu áo dài in hình những công trình nổi tiếng tại TP.HCM trong bộ sưu tập Thành phố tôi yêu của nhà thiết kế Thuận Việt - Ảnh: Duy Nhất
Ở VN gần đây, việc trang trí hình ảnh những di tích thắng cảnh… cho vạt áo dài ngày càng phổ biến. Trong ảnh: các mẫu áo dài in hình những công trình nổi tiếng tại TP.HCM trong bộ sưu tập Thành phố tôi yêu của nhà thiết kế Thuận Việt – Ảnh: Duy Nhất

 

 

Đó là ý kiến của nhà báo Trâm Anh K trước vụ việc Vietnam Airlines xin lỗi và quyết định thu hồi tạp chí Heritage Fashion tháng 11, nhà sư Nayaka (Myanmar) cũng gỡ bài viết chỉ trích bức ảnh người mẫu mặc áo dài in hình chùa Shwedagon trên trang bìa tạp chí.

Trước đó, trên Facebook của nhà sư Nayaka, bài viết chỉ trích người mẫu VN mặc áo dài in hình chùa Shwedagon ở cuối tà áo đã tạo ra những sự tranh cãi lan truyền trên mạng.

Những ý kiến từ các tín đồ đạo Phật ở Myanmar, những người vốn xem chùa Shwedagon – nơi còn lưu giữ nhiều thánh tích của Đức Phật như một biểu tượng thiêng liêng, thì việc in hình chùa dưới vạt áo phụ nữ là hành vi xúc phạm tín ngưỡng, niềm tin của họ.

Một số cư dân mạng VN đặt vấn đề ngược lại về những từ ngữ không tương xứng với tư cách người tu hành của nhà sư Nayaka, cũng như quan điểm phân biệt giới tính, hạ thấp vai trò phụ nữ của chủ nhân bài viết.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua sự tự ái, một cư dân mạng là Huy Tran đưa ra ý kiến: “Khoan nói đến việc bạn sư này là người như thế nào, bạn ấy đại diện cho những ai, lý lẽ thuyết phục đến đâu… nhưng với vị thế là một tạp chí “tiếp thị” du lịch – văn hoá của quốc gia thì việc làm này của Heritage Fashion là không nên. Tín ngưỡng luôn là điều nhạy cảm. Đừng để tàn lửa nhỏ dần trở thành bó 
đuốc lớn”.

Rõ ràng, ý thức về sự tôn trọng khác biệt trong văn hóa, tín ngưỡng… là vấn đề quan trọng trong thế giới toàn cầu hiện nay. Trong tác phẩm Thế giới phẳng nổi tiếng, tác giả – nhà báo Mỹ Thomas L. Friedman đã cảnh báo một khi Internet ngày càng làm ranh giới của các quốc gia thu hẹp đi, thì một trong những nguy cơ gây xung đột là sự khác biệt về văn hoá, 
tín ngưỡng.

Việc đưa những di tích nổi tiếng vào thời trang là chuyện bình thường ở phương Tây. Ở VN, việc đưa hình ảnh những nhà thờ, chùa chiền, di tích thắng cảnh nổi tiếng… vào áo dài cũng là một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây.

Có thể một vài người cảm thấy không thoải mái với điều này. Nhưng nếu trong một quốc gia, chúng ta có thể tranh luận đâu là gìn giữ sự tôn nghiêm, đâu là báng bổ, còn đâu là sự tự do để giải phóng sức sáng tạo của các nhà thiết kế?

Tuy nhiên, một khi bước qua biên giới một quốc gia thì khó mà tranh luận cho thấu tình đạt lý. Một khi những sự khác biệt mang đến sự tổn thương, sự giận dữ sẽ dẫn đến sự xung đột hơn là cơ hội cho một cuộc 
tranh luận.

Áo dài in hình những công trình nổi tiếng tại TP.HCM
Áo dài in hình những công trình nổi tiếng tại TP.HCM

Mặt khác, Vietnam Airlines góp phần đưa văn hoá VN đi đến mọi nơi trên thế giới, đòi hỏi sự cẩn trọng của những người làm ra ấn phẩm được Vietnam Airlines phổ biến.

Tuy vậy, việc nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi và quyết định thu hồi toàn bộ ấn phẩm vẫn là việc làm kịp thời và đúng đắn để kết thúc vụ tranh cãi. Đó là cách xử lý của tinh thần cầu thị và biết cách 
lắng nghe.

Khác với những ý kiến cực đoan thiên về cảm xúc trên mạng, doanh nhân Nguyễn Thanh Hải cho biết nhiều người bạn Myanmar của anh cũng chia sẻ đường link bài viết của nhà sư Myanmar nhưng trao đổi nhẹ nhàng hơn.

“Họ gửi đường link cho tôi, và nói rằng sai rồi, nên xin lỗi và thu hồi tạp chí đi. Họ chỉ nói vậy thôi. Đa số người Myanmar rất hiền!” – anh Hải cho biết.

Dẫu sao vụ việc “áo dài in ảnh chùa Myanmar ở tà áo” cũng đã khép lại có hậu khi Vietnam Airlines đưa ra lời xin lỗi, nhà sư Myanmar cũng gỡ bài viết xuống, cho thấy hai bên đã đạt được mức độ thấu hiểu nhau. Nhưng trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, kinh nghiệm về sự khác biệt văn hoá này là bài học cần thiết đối với 
bất kỳ ai!

Hoa hậu Phạm Hương mặc áo dài in hình TP.HCM. 
Hoa hậu Phạm Hương mặc áo dài in hình TP.HCM. 

Giữa những tranh luận khác nhau trong việc nhìn nhận việc in ảnh chùa Myanmar trên tà áo dài là đúng hay sai, trang cá nhân của một cư dân mạng có nickname Viet Tran chia sẻ một vài kinh nghiệm “nhập gia tùy tục”: “Coca Cola đổi tên Diet Coke ở thị trường Nhật Bản thành Coke Light vì từ “Diet” có ý nghĩa phản cảm (…). Hãng phát chuyển nhanh UPS với những chiếc xe tải chuyển thư màu nâu nổi tiếng đã đổi sang màu khác khi vào Tây Ban Nha vì ở đây màu nâu là màu xe tang (…). Hãng bán đồ ăn trẻ em nổi tiếng Gerber không bán được ở Pháp vì trong tiếng Pháp từ này nghĩa là nôn. Đồ ăn trẻ ăn vào mà nôn thì mua làm gì?”.

 

QUANG THI ([email protected])