ĐTC: Hãy cảnh giác trước tinh thần thế gian
“Đừng huỷ bỏ căn tính Kitô hữu, cũng đừng mặc lấy tinh thần thế gian, vì những điều ấy tất yếu dẫn đến việc chối đạo và những bách hại.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ sáng thứ hai 16.11, tại Nhà nguyện Thánh Marta.
ĐTC: Hãy cảnh giác trước tinh thần thế gian
“Đừng huỷ bỏ căn tính Kitô hữu, cũng đừng mặc lấy tinh thần thế gian, vì những điều ấy tất yếu dẫn đến việc chối đạo và những bách hại.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ sáng thứ hai 16.11, tại Nhà nguyện Thánh Marta.
Khởi đi từ Bài đọc I, Đức Thánh Cha giải thích 3 từ: tinh thần thế tục, bỏ đạo và sự bách hại: “Bài đọc I trích sách Macabê nói về ‘một mầm mống tội lỗi’ đã nảy sinh: Vua Hy lạp Antiôkhô Êpiphanê đã áp đặt các tập tục của dân ngoại lên con cái Israel, dân được tuyển chọn, nói cách nào đó chính là ‘Giáo hội thời bấy giờ’. Mầm mống nằm dưới mặt đất nên triệu chứng của nó như thế này: điều không nhìn thấy thì chưa chắc đã không gây ra nguy hiểm, nhưng khi mầm mống đã phát triển sẽ phô bày ra bản chất thật sự của nó. Mầm mồng mà bài đọc một nói đến là một mầm mống về mặt tư tưởng và lý trí đã đẩy nhiều con cái Israel đến chỗ ký kết giao ước với các dân tộc láng giếng để tìm kiếm sự bảo vệ và an toàn: ‘Tại sao lại sống cách biệt với họ? Từ khi sống cách biệt như thế, chúng ta gặp phải nhiều tai họa. Chúng ta hãy đến sống chung với họ để chúng ta giống họ họ và họ cũng giống chúng ta.’ Như vậy, trước hết, tinh thần thế tục chính là làm theo những gì thế gian làm: ‘Hãy vứt bỏ căn tính của mình, chúng ta sẽ giống người khác.’ Có rất nhiều người trong dân Israel đã xây một thao trường ở Giêrusalem theo thói các dân ngoại; họ huỷ bỏ dấu vết cắt bì, tức là chối bỏ đức tin, chối bỏ Giao ước Thánh để mang chung một ách với dân ngoại và bán mình để làm điều dữ. Nhưng dường như việc chối bỏ căn tính này lại được biện minh rất hợp lý: Chúng ta được giống mọi người; chúng ta bình thường như mọi người. Đây chính là đường lối của tinh thần thế gian, của đau khổ và tội lỗi.
Bài đọc I tiếp tục tường thuật cho chúng ta biết, nhà vua ra chiếu chỉ trong toàn vương quốc, truyền cho mọi người phải nhập thành một dân duy nhất; và ai nấy phải bỏ tục lệ của mình. Mọi dân tộc đều chấp hành lệnh vua; trong dân Israel có nhiều người hưởng ứng việc thờ phượng vua đã truyền: họ dâng lễ tế cho các ngẫu tượng, vi phạm ngày sa-bát. Đây chính là sự bỏ đạo. Như vậy, tinh thần thế gian – muốn làm giống người ta – sẽ dẫn đến một suy nghĩ hay tư tưởng độc đoán và cuối cùng là bỏ đạo. Không cho phép bất cứ sự khác biệt nào, tất cả là như nhau. Và điều này cũng xảy ra trong lịch sử Giáo hội, khi các nghi lễ tôn giáo được thay tên đổi họ. Chẳng hạn như ngày lễ Giáng Sinh, người ta lại muốn đặt ra một cái tên khác nhằm xóa bỏ căn tính thiêng liêng của ngày lễ ấy.
Lúc ấy, trong dân tộc Israel, các sách của bộ Luật bị xé và quăng vào lửa. Nếu ai còn tuân giữ lề luật, thì đem ra xử tử theo phán quyết của vua. Như thế, sự bách hại đã được khởi đầu bằng một mầm mống tội lỗi. Tôi luôn được đánh động về hình ảnh của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Ly. Với lời cầu nguyện dài, Ngài đã cầu nguyện cho sự hiệp nhất và nài xin Chúa Cha giải thoát các môn đệ khỏi tinh thần thế gian, vì tinh thần thế gian ấy sẽ hủy hoại căn tính Kitô hữu, sẽ dẫn đến những suy nghĩ và tư tưởng độc đoán.
Lúc bắt đầu, tinh thần thế gian là một mầm mống nhỏ bé, nhưng khi lớn lại trở thành đồ ghê tởm khốc hại, và kết thúc trong sự bắt bớ, chết chóc. Như vậy, đó chính là điều gian dối mà tinh thần thế tục mang lại, và cũng là lý do tại sao Chúa Giêsu nài xin Chúa Cha tại Bữa Tiệc Ly: ‘Lạy Cha, con không xin Cha cất họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ trong thế gian.’ Chính não trạng hay tinh thần thế tục sẽ hủy hoại căn tính Kitô hữu và dẫn tới một não trạng ‘bày đàn’: Tất cả mọi người đều làm như thế, sao chúng ta lại không? Trong thời đại ngày nay, chúng ta dễ bị hoang mang: Đâu là căn tính của tôi? Kitô hữu hay một người mang tinh thần thế tục? Có thể chúng ta sẽ tự trấn an mình rằng: Tôi là Kitô hữu vì tôi đã được rửa tội khi còn bé và được sinh ra trong một gia đình hay một quốc gia Công giáo, nơi đó tất cả mọi người đều là Công giáo. Nhưng tinh thần thế tục tiến đến cách chậm rãi từ từ, và sau đó sẽ phát triển lớn mạnh, hợp lý hoá chính mình và bắt đầu gây nhiễm bệnh. Rất nhiều những thứ xấu xa đã xuất phát từ đó.
Bởi vậy, những bài đọc trong những ngày cuối năm phụng vụ này khuyến cáo chung ta hãy cảnh giác trước những mầm mống độc hại khiến chúng ta xa lìa Thiên Chúa. Trong tinh thần ấy, chúng ta cầu nguyện cho Giáo hội, xin Thiên Chúa bảo vệ, canh chừng Giáo hội khỏi tất cả những dạng thức của tinh thần thế tục. Cầu nguyện cho Giáo hội sẽ luôn giữ vững căn tính đã được trao ban bởi Đức Giêsu Kitô, và cũng cầu nguyện cho bản thân chúng ta bảo toàn căn tính đã được nhận lãnh khi chịu phép rửa. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết gìn giữ và kiên trung trong căn tính Kitô hữu trước tinh thần thế gian luôn không ngừng lớn mạnh, hợp lý hoá chính mình và trở thành một thứ dịch bệnh.” (SD 16.11.15)
Khởi đi từ Bài đọc I, Đức Thánh Cha giải thích 3 từ: tinh thần thế tục, bỏ đạo và sự bách hại: “Bài đọc I trích sách Macabê nói về ‘một mầm mống tội lỗi’ đã nảy sinh: Vua Hy lạp Antiôkhô Êpiphanê đã áp đặt các tập tục của dân ngoại lên con cái Israel, dân được tuyển chọn, nói cách nào đó chính là ‘Giáo hội thời bấy giờ’. Mầm mống nằm dưới mặt đất nên triệu chứng của nó như thế này: điều không nhìn thấy thì chưa chắc đã không gây ra nguy hiểm, nhưng khi mầm mống đã phát triển sẽ phô bày ra bản chất thật sự của nó. Mầm mồng mà bài đọc một nói đến là một mầm mống về mặt tư tưởng và lý trí đã đẩy nhiều con cái Israel đến chỗ ký kết giao ước với các dân tộc láng giếng để tìm kiếm sự bảo vệ và an toàn: ‘Tại sao lại sống cách biệt với họ? Từ khi sống cách biệt như thế, chúng ta gặp phải nhiều tai họa. Chúng ta hãy đến sống chung với họ để chúng ta giống họ họ và họ cũng giống chúng ta.’ Như vậy, trước hết, tinh thần thế tục chính là làm theo những gì thế gian làm: ‘Hãy vứt bỏ căn tính của mình, chúng ta sẽ giống người khác.’ Có rất nhiều người trong dân Israel đã xây một thao trường ở Giêrusalem theo thói các dân ngoại; họ huỷ bỏ dấu vết cắt bì, tức là chối bỏ đức tin, chối bỏ Giao ước Thánh để mang chung một ách với dân ngoại và bán mình để làm điều dữ. Nhưng dường như việc chối bỏ căn tính này lại được biện minh rất hợp lý: Chúng ta được giống mọi người; chúng ta bình thường như mọi người. Đây chính là đường lối của tinh thần thế gian, của đau khổ và tội lỗi.
Bài đọc I tiếp tục tường thuật cho chúng ta biết, nhà vua ra chiếu chỉ trong toàn vương quốc, truyền cho mọi người phải nhập thành một dân duy nhất; và ai nấy phải bỏ tục lệ của mình. Mọi dân tộc đều chấp hành lệnh vua; trong dân Israel có nhiều người hưởng ứng việc thờ phượng vua đã truyền: họ dâng lễ tế cho các ngẫu tượng, vi phạm ngày sa-bát. Đây chính là sự bỏ đạo. Như vậy, tinh thần thế gian – muốn làm giống người ta – sẽ dẫn đến một suy nghĩ hay tư tưởng độc đoán và cuối cùng là bỏ đạo. Không cho phép bất cứ sự khác biệt nào, tất cả là như nhau. Và điều này cũng xảy ra trong lịch sử Giáo hội, khi các nghi lễ tôn giáo được thay tên đổi họ. Chẳng hạn như ngày lễ Giáng Sinh, người ta lại muốn đặt ra một cái tên khác nhằm xóa bỏ căn tính thiêng liêng của ngày lễ ấy.
Lúc ấy, trong dân tộc Israel, các sách của bộ Luật bị xé và quăng vào lửa. Nếu ai còn tuân giữ lề luật, thì đem ra xử tử theo phán quyết của vua. Như thế, sự bách hại đã được khởi đầu bằng một mầm mống tội lỗi. Tôi luôn được đánh động về hình ảnh của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Ly. Với lời cầu nguyện dài, Ngài đã cầu nguyện cho sự hiệp nhất và nài xin Chúa Cha giải thoát các môn đệ khỏi tinh thần thế gian, vì tinh thần thế gian ấy sẽ hủy hoại căn tính Kitô hữu, sẽ dẫn đến những suy nghĩ và tư tưởng độc đoán.
Lúc bắt đầu, tinh thần thế gian là một mầm mống nhỏ bé, nhưng khi lớn lại trở thành đồ ghê tởm khốc hại, và kết thúc trong sự bắt bớ, chết chóc. Như vậy, đó chính là điều gian dối mà tinh thần thế tục mang lại, và cũng là lý do tại sao Chúa Giêsu nài xin Chúa Cha tại Bữa Tiệc Ly: ‘Lạy Cha, con không xin Cha cất họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ trong thế gian.’ Chính não trạng hay tinh thần thế tục sẽ hủy hoại căn tính Kitô hữu và dẫn tới một não trạng ‘bày đàn’: Tất cả mọi người đều làm như thế, sao chúng ta lại không? Trong thời đại ngày nay, chúng ta dễ bị hoang mang: Đâu là căn tính của tôi? Kitô hữu hay một người mang tinh thần thế tục? Có thể chúng ta sẽ tự trấn an mình rằng: Tôi là Kitô hữu vì tôi đã được rửa tội khi còn bé và được sinh ra trong một gia đình hay một quốc gia Công giáo, nơi đó tất cả mọi người đều là Công giáo. Nhưng tinh thần thế tục tiến đến cách chậm rãi từ từ, và sau đó sẽ phát triển lớn mạnh, hợp lý hoá chính mình và bắt đầu gây nhiễm bệnh. Rất nhiều những thứ xấu xa đã xuất phát từ đó.
Bởi vậy, những bài đọc trong những ngày cuối năm phụng vụ này khuyến cáo chung ta hãy cảnh giác trước những mầm mống độc hại khiến chúng ta xa lìa Thiên Chúa. Trong tinh thần ấy, chúng ta cầu nguyện cho Giáo hội, xin Thiên Chúa bảo vệ, canh chừng Giáo hội khỏi tất cả những dạng thức của tinh thần thế tục. Cầu nguyện cho Giáo hội sẽ luôn giữ vững căn tính đã được trao ban bởi Đức Giêsu Kitô, và cũng cầu nguyện cho bản thân chúng ta bảo toàn căn tính đã được nhận lãnh khi chịu phép rửa. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết gìn giữ và kiên trung trong căn tính Kitô hữu trước tinh thần thế gian luôn không ngừng lớn mạnh, hợp lý hoá chính mình và trở thành một thứ dịch bệnh.” (SD 16.11.15)
Vũ Đức Anh Phương