Toà cũng sợ ‘bệnh thù dai’
Việc quy định TAND cấp tỉnh, huyện xử các quyết định của UBND cùng cấp là khó khả thi do bệnh “thù lâu, nhớ dai” ở nhiềucán bộ, công chức.
Toà cũng sợ ‘bệnh thù dai’
Việc quy định TAND cấp tỉnh, huyện xử các quyết định của UBND cùng cấp là khó khả thi do bệnh “thù lâu, nhớ dai” ở nhiềucán bộ, công chức.
Đây là quan điểm của Phó trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà đưa ra tại phiên thảo luận sáng qua (27.10) của QH về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).
“Quan” luôn thắng dân
Theo ông Hà, việc quy định TAND cấp huyện, tỉnh xử các quyết định của UBND cùng cấp như dự luật là không khả thi. Nguyên nhân là do “bệnh bảo thủ” và bệnh “thù lâu, nhớ dai” ở cán bộ, công chức. Ông Hà cho biết đã nhiều lần tác động đến các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ra việc ban hành các văn bản sai, thậm chí vi phạm pháp luật nhưng sau tới 2 năm mới được sửa. “Đó là một ví dụ rất sinh động nói lên rằng cán bộ chúng ta không ít những người có tư tưởng rất bảo thủ, mặc dù sai rồi nhưng vẫn chưa chịu sửa ngay”, ông Hà nói. Theo ông, trong nhiều vụ “dân kiện quan” nếu TAND cấp huyện mà xử các quyết định của UBND cùng cấp thì “quan” luôn luôn thắng dân. “Có một vụ án hội đồng xét xử đã quyết định là quan thua dân. Lập tức đồng chí thẩm phán đó có năng lực, có trình độ nằm trong quy hoạch nhưng đến khi đề bạt rất khó khăn và cuối cùng phải chuyển công tác đến một đơn vị hành chính khác để hoạt động công tác. Lấy ví dụ như vậy để chúng ta nghĩ rằng bệnh thù lâu nhớ dai trong cán bộ chúng ta không phải là không có”, ông Hà nói.
Có quan điểm tương tự, ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng đa số người dân kỳ vọng và mong đợi việc sửa đổi luật Tố tụng hành chính lần này vì luật hiện hành rất khó đi vào cuộc sống. Việc sửa đổi lần này phải giải quyết vấn đề đó. Ông cho rằng đây là vấn đề khó về lý luận nhưng khó cũng phải làm vì lợi cho người dân và cho nền hành chính nước nhà.
Theo báo cáo của Uỷ ban TVQH, có nhiều ý kiến tán thành việc giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND huyện nhằm hạn chế tác động từ phía UBND cấp huyện, ảnh hưởng đến sự độc lập, khách quan của thẩm phán khi xét xử vụ án. Tuy nhiên, đề xuất này không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó Ủy ban TVQH đề nghị cho giữ thẩm quyền như luật hiện hành, đồng thời đề nghị QH cho phép chỉnh lý dự luật theo hướng trong trường hợp cần thiết toà cấp tỉnh có thể rút lên để giải quyết khiếu kiện liên quan UBND hoặc chủ tịch UBND huyện.
Thảo luận về thẩm quyền của TAND trong các khiếu kiện liên quan đến các quyết định mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đề xuất khi bị kỷ luật, hạ bậc lương, cán bộ, công chức cũng có quyền khởi kiện. Uỷ ban TVQH cho rằng, cần đảm bảo nguyên tắc toà án không can thiệp quá sâu, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính. Tuy nhiên từ thực tiễn và qua góp ý của các ĐB, dự thảo đã được chỉnh lý với quy định “TAND có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.
Xem lại “cách thức phát biểu”
Trong phiên họp chiều qua, thảo luận về dự thảo Nội quy kỳ họp QH, nhiều ĐB đã thảo luận kỹ về những vấn đề bất cập trong hoạt động, tổ chức của QH mà cử tri theo dõi các phiên họp QH đã có nhiều ý kiến không đồng tình.
Liên quan đến quy định người dân dự thính các phiên họp, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đồng tình nhưng đề nghị không nên để tự do quá làm ảnh hưởng tới an ninh, an toàn kỳ họp đặc biệt đối với công dân khiếu kiện. ĐB Xuyền đề nghị cần quy định số lượng cụ thể, thủ tục, chỗ ngồi… để công dân nắm được.
Nhiều ĐB cũng đề nghị phải xem lại cách thức phát biểu, biểu quyết tại QH. ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, cần phải nâng cao tính tranh luận, phản biện tại hội trường để nâng cao chất lượng thảo luận. “QH ta họp nhiều khi cứ để phát biểu theo thứ tự, thiếu tính tranh luận, khô cứng và dễ gây nhàm chán”, ông Hiến nhận xét và đề nghị: “Theo tôi, nên để chủ toạ điều hành linh hoạt hơn, theo nội dung chứ không nhất thiết theo thứ tự ĐB đăng ký”.
Bày tỏ ủng hộ quy định ĐB hát Quốc ca tại lễ chào cờ trong các phiên khai mạc và bế mạc kỳ họp QH, nhiều ĐB cho rằng đây là yêu cầu cần thiết.
Người dân thua kiện UBND TP.Quy Nhơn
Ngày 27.10, TAND TP.Quy Nhơn (Bình Định) đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án hành chính về việc khiếu kiện hành vi hành chính. Người khởi kiện là ông Trần Kim Binh (64 tuổi, ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) kiện UBND TP.Quy Nhơn về việc cưỡng chế, thu hồi đất, tháo dỡ toàn bộ cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và tài sản có liên quan đến hộ ông Binh; yêu cầu UBND TP.Quy Nhơn bồi thường hơn 452 triệu đồng và xin lỗi công khai đối với hộ ông Binh 3 lần trên sóng phát thanh xã. Sau một ngày xét xử, TAND TP.Quy Nhơn đã tuyên không chấp nhận các yêu cầu của phía hộ ông Binh vì phần đất trên không thuộc của hộ ông Binh mà của tỉnh giao cho lâm trường theo dự án trồng rừng, hộ ông Binh cũng không có giấy tờ gì chứng minh quyền sở hữu. Ông Trần Kim Hưng, con trai ông Binh, người đại diện theo uỷ quyền, cho biết sẽ kháng cáo lên cấp toà cao hơn.
Tâm Ngọc
Thanh Niên
Đây là quan điểm của Phó trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà đưa ra tại phiên thảo luận sáng qua (27.10) của QH về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).
“Quan” luôn thắng dân
Theo ông Hà, việc quy định TAND cấp huyện, tỉnh xử các quyết định của UBND cùng cấp như dự luật là không khả thi. Nguyên nhân là do “bệnh bảo thủ” và bệnh “thù lâu, nhớ dai” ở cán bộ, công chức. Ông Hà cho biết đã nhiều lần tác động đến các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ra việc ban hành các văn bản sai, thậm chí vi phạm pháp luật nhưng sau tới 2 năm mới được sửa. “Đó là một ví dụ rất sinh động nói lên rằng cán bộ chúng ta không ít những người có tư tưởng rất bảo thủ, mặc dù sai rồi nhưng vẫn chưa chịu sửa ngay”, ông Hà nói. Theo ông, trong nhiều vụ “dân kiện quan” nếu TAND cấp huyện mà xử các quyết định của UBND cùng cấp thì “quan” luôn luôn thắng dân. “Có một vụ án hội đồng xét xử đã quyết định là quan thua dân. Lập tức đồng chí thẩm phán đó có năng lực, có trình độ nằm trong quy hoạch nhưng đến khi đề bạt rất khó khăn và cuối cùng phải chuyển công tác đến một đơn vị hành chính khác để hoạt động công tác. Lấy ví dụ như vậy để chúng ta nghĩ rằng bệnh thù lâu nhớ dai trong cán bộ chúng ta không phải là không có”, ông Hà nói.
Có quan điểm tương tự, ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng đa số người dân kỳ vọng và mong đợi việc sửa đổi luật Tố tụng hành chính lần này vì luật hiện hành rất khó đi vào cuộc sống. Việc sửa đổi lần này phải giải quyết vấn đề đó. Ông cho rằng đây là vấn đề khó về lý luận nhưng khó cũng phải làm vì lợi cho người dân và cho nền hành chính nước nhà.
Theo báo cáo của Uỷ ban TVQH, có nhiều ý kiến tán thành việc giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND huyện nhằm hạn chế tác động từ phía UBND cấp huyện, ảnh hưởng đến sự độc lập, khách quan của thẩm phán khi xét xử vụ án. Tuy nhiên, đề xuất này không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó Ủy ban TVQH đề nghị cho giữ thẩm quyền như luật hiện hành, đồng thời đề nghị QH cho phép chỉnh lý dự luật theo hướng trong trường hợp cần thiết toà cấp tỉnh có thể rút lên để giải quyết khiếu kiện liên quan UBND hoặc chủ tịch UBND huyện.
Thảo luận về thẩm quyền của TAND trong các khiếu kiện liên quan đến các quyết định mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đề xuất khi bị kỷ luật, hạ bậc lương, cán bộ, công chức cũng có quyền khởi kiện. Uỷ ban TVQH cho rằng, cần đảm bảo nguyên tắc toà án không can thiệp quá sâu, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính. Tuy nhiên từ thực tiễn và qua góp ý của các ĐB, dự thảo đã được chỉnh lý với quy định “TAND có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.
Xem lại “cách thức phát biểu”
Trong phiên họp chiều qua, thảo luận về dự thảo Nội quy kỳ họp QH, nhiều ĐB đã thảo luận kỹ về những vấn đề bất cập trong hoạt động, tổ chức của QH mà cử tri theo dõi các phiên họp QH đã có nhiều ý kiến không đồng tình.
Liên quan đến quy định người dân dự thính các phiên họp, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đồng tình nhưng đề nghị không nên để tự do quá làm ảnh hưởng tới an ninh, an toàn kỳ họp đặc biệt đối với công dân khiếu kiện. ĐB Xuyền đề nghị cần quy định số lượng cụ thể, thủ tục, chỗ ngồi… để công dân nắm được.
Nhiều ĐB cũng đề nghị phải xem lại cách thức phát biểu, biểu quyết tại QH. ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, cần phải nâng cao tính tranh luận, phản biện tại hội trường để nâng cao chất lượng thảo luận. “QH ta họp nhiều khi cứ để phát biểu theo thứ tự, thiếu tính tranh luận, khô cứng và dễ gây nhàm chán”, ông Hiến nhận xét và đề nghị: “Theo tôi, nên để chủ toạ điều hành linh hoạt hơn, theo nội dung chứ không nhất thiết theo thứ tự ĐB đăng ký”.
Bày tỏ ủng hộ quy định ĐB hát Quốc ca tại lễ chào cờ trong các phiên khai mạc và bế mạc kỳ họp QH, nhiều ĐB cho rằng đây là yêu cầu cần thiết.
Người dân thua kiện UBND TP.Quy Nhơn
Ngày 27.10, TAND TP.Quy Nhơn (Bình Định) đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án hành chính về việc khiếu kiện hành vi hành chính. Người khởi kiện là ông Trần Kim Binh (64 tuổi, ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) kiện UBND TP.Quy Nhơn về việc cưỡng chế, thu hồi đất, tháo dỡ toàn bộ cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và tài sản có liên quan đến hộ ông Binh; yêu cầu UBND TP.Quy Nhơn bồi thường hơn 452 triệu đồng và xin lỗi công khai đối với hộ ông Binh 3 lần trên sóng phát thanh xã. Sau một ngày xét xử, TAND TP.Quy Nhơn đã tuyên không chấp nhận các yêu cầu của phía hộ ông Binh vì phần đất trên không thuộc của hộ ông Binh mà của tỉnh giao cho lâm trường theo dự án trồng rừng, hộ ông Binh cũng không có giấy tờ gì chứng minh quyền sở hữu. Ông Trần Kim Hưng, con trai ông Binh, người đại diện theo uỷ quyền, cho biết sẽ kháng cáo lên cấp toà cao hơn.
Tâm Ngọc
|
Thanh Niên