02/11/2024

Nghệ thuật dẫn đường cho nhân cách

Nhiều ý kiến đồng tình khi Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức hội thảo “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 3 đến 4-10.

 

Nghệ thuật dẫn đường cho nhân cách

 

Nhiều ý kiến đồng tình khi Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức hội thảo “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 3 đến 4-10.


 


Chương trình nghệ thuật của Nhạc viện TP.HCM chào mừng khai mạc hội thảo - Ảnh: Lam Điền
Chương trình nghệ thuật của Nhạc viện TP.HCM chào mừng khai mạc hội thảo – Ảnh: Lam Điền

Theo ban tổ chức, hội thảo lần 
này nhằm bàn bạc để thống nhất khái niệm nhân cách con người là gì, và làm rõ mối quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách.

Từ thực tế không vui

“Chúng ta cần dũng cảm thừa nhận một thực tế không vui là nhân cách, đạo đức xã hội hiện nay đang có xu hướng bị tha hoá ngày càng nghiêm trọng” – 
PGS.TS Hồng Vinh, chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương, nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc hội thảo.

Đây cũng là cơ sở để hội thảo được tổ chức, quy tụ nhiều trí thức, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động trên khắp các lĩnh vực văn hoá văn học, nghệ thuật.

Trong báo cáo đề dẫn, GS.TS Đinh Xuân Dũng nêu ra một thực tế khác cũng rất đáng suy nghĩ. Đó là nhiều năm qua chúng ta đứng trước một mâu thuẫn: một mặt khẳng định văn hoá, văn học, nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, mặt khác trong thực tiễn lại coi đó là phần phụ, phần ăn theo, không làm ra được bao nhiêu mà lại tốn tiền tốn sức.

Khuynh hướng đó vẫn còn ở nhiều nơi, vì thế gần đây trong tổng kết thực tiễn, Đảng đã thẳng thắn chỉ ra văn hoá, văn học, nghệ thuật chưa được coi trọng, chưa được ngang hàng với kinh tế chính trị và đó là một trong những nguyên nhân quan trọng về sự phát triển không bền vững của đất nước những năm qua.

Ông Dũng cho rằng chủ đề hội thảo thật ra là vấn đề cốt lõi: sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc trong xã hội hiện đại.

Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong phần phát biểu của mình đã nhắc lại quan điểm cán bộ là đầy tớ của dân có từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhắc lại nhân cách trong tầng lớp lãnh đạo. “Cán bộ là đầy tớ của dân, nhưng có người còn ác với dân, thế là không được”.

GS Nguyễn Đình Chú gọi vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời hội nhập hiện nay là “sứ mệnh cao cả của văn chương”. Ông cũng cảnh báo tiếp cận vấn đề này nên tránh lối chủ quan, tư biện, ý chí luận, mà phải căn cứ vào thực tế đất nước.
Trong đó nổi bật là xu hướng chung hiện nay chủ nghĩa duy tình đang nhường chỗ dần cho chủ nghĩa duy lý, con người thiên về thiết chế hoá để nâng cao nhân cách đã nhường chỗ dần cho con người bản năng, sinh học…

GS Nguyễn Đình Chú rất thẳng thắn nêu ý kiến “về giới lãnh đạo của đất nước thì đã không giữ được thanh danh bề thế, niềm tin vững chắc của người dân như trước vì có sự sa sút phẩm chất khá rõ, mà có vị cấp cao đã nói thẳng ra trước muôn dân trăm họ: không phải một vài con sâu mà có cả một bầy sâu”.

Kỳ vọng ở văn học, 
nghệ thuật

Là một lĩnh vực quan trọng cấu thành đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật hẳn không thể chối bỏ vai trò của mình trong việc xây dựng nhân cách con người. Tuy nhiên, văn học, nghệ thuật làm được đến đâu cũng còn phải xem xét cụ thể.

Như riêng vấn đề phim bạo lực ảnh hưởng công chúng, những người làm điện ảnh như đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng yếu tố bạo lực của phim ảnh có ảnh hưởng đến sự xuống cấp của nhân cách con người. NSND Đặng Nhật Minh cho biết:

“Trước đây tôi từng ngồi ở ghế hội đồng duyệt phim, thấy có rất nhiều phim bạo lực. Cách giải quyết là họ cắt bớt đi. Nhưng tôi thấy không giải quyết được vấn đề”. Theo ông, điều cốt lõi là từ sau chính sách đổi mới, văn học, nghệ thuật đã quên đi điều “văn dĩ tải đạo”.

Nói về sự xuống cấp đạo đức, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha cho rằng không chỉ văn nghệ sĩ có lỗi. Ông nói: “Văn nghệ hiện nay vẫn phục tùng, văn nghệ sĩ chưa được những người nắm quyền coi là những người bạn”. Một nguyên nhân nữa, theo vị nhạc sĩ này, là truyền thông đang đẩy xã hội chúng ta vào những giá trị ảo…

Tuy nhiên, xây dựng nhân cách con người là một khái niệm có nội hàm rộng. Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn cho rằng “xây dựng nhân cách con người mà chỉ từ văn học, nghệ thuật thì hẹp lắm”.

Theo ông, ảnh hưởng giữa những tôn giáo các quốc gia cũng tác động đến nhân cách con người, mà Việt Nam cũng không loại trừ. Rồi thực tế việc thay đổi từ bạn thành thù và ngược lại của các quốc gia cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân cách con 
người Việt Nam.

Và GS Phong Lê mang đến hội thảo những ý kiến tâm huyết rằng thực trạng câu chuyện nhân cách ở nước ta có thể dẫn chứng bao nhiêu cũng được, cái khó là tìm ra nguyên nhân tại sao con người ở ta suy thoái nhân cách.

Ông chỉ ra ba nguyên nhân chính: Giáo dục nhà trường của ta hư hỏng quá lâu rồi, chương trình dạy học chưa dành thì giờ để dạy dỗ đạo đức; thứ hai là gia đình – tế bào xã hội – đang bị “đánh tử thương”, chữ hiếu bị đánh “đòn chí mạng” và đằng sau gia đình là gia tộc, gia phong bị tan rã khủng khiếp; thứ ba là bộ máy công quyền không làm gương về nhân cách đạo đức.

Như vậy văn học, nghệ thuật làm được gì cho việc xây dựng nhân cách? GS Phong Lê nhấn mạnh, “Chỉ có một câu trả lời: anh phải có 
tác phẩm hay và lớn”.

Hội đồng cần làm trọng tài

Trước năm 1945 chỉ có những nhà phê bình cá nhân Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, đến nay ta mới có một hội đồng to như Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương thế này, to hơn bất kỳ hội đồng nào trong lịch sử văn chương Việt Nam. Vậy sao hội đồng không thẩm định? Vừa qua, quyển tiểu thuyết Miền hoang gây tranh cãi, vậy có được thẩm định chưa? Mở rộng sang các vấn đề Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… đến nay thì ý thức thế nào, có còn chật chội như hồi đất nước chia làm hai phe không? Sao không nhìn nhận lại? Phải có hội đồng làm việc đó chứ. Sau khi thẩm định thì quảng bá, khen chê rõ ràng. Hội đồng phải làm bà đỡ cho chỗ này, phải có trọng tài cho văn học, nghệ thuật trong thời buổi hiện nay.

GS PHONG LÊ

 

LAM ĐIỀN – QUANG THI