28/11/2024

Dáng vẻ nói gì về sức khoẻ?

Các chuyên gia sức khoẻ cho rằng có những mối liên hệ đáng kể giữa vẻ bề ngoài với những gì đang xảy ra bên trong cơ thể.

 

Dáng vẻ nói gì về sức khoẻ?

 

 

Các chuyên gia sức khoẻ cho rằng có những mối liên hệ đáng kể giữa vẻ bề ngoài với những gì đang xảy ra bên trong cơ thể.


 

Da khô hoặc sưng có thể là tình trạng thiếu hụt a xít béo omega 3 - Ảnh: ShutterstockDa khô hoặc sưng có thể là tình trạng thiếu hụt a xít béo omega 3 – Ảnh: Shutterstock
Lông mặt, lông cơ thể đen dày
Với nữ giới, bạn có thể đã bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Lông dày ở những nơi đàn ông mọc lông (như má, cằm, ngực, lưng). Cũng có khi đây là hậu quả của sự tăng cao mức hormone sinh dục nam – một triệu chứng của bệnh PCOS sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc tiểu đường. Hãy đến gặp bác sĩ và đề nghị được thử máu.
Thuốc ngừa thai và những thay đổi về lối sống (chẳng hạn như giảm cân) có thể làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại steroid để giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng hormone, hoặc một loại kem ngăn chặn sự tăng trưởng của lông mặt. Một lựa chọn khác là tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về việc tẩy lông bằng tia laser.
Móng dễ gãy
Nên nghĩ đến trường hợp nhiễm nấm. Các chuyên gia sức khoẻ nói rằng nấm thích một lớp da nóng ẩm để sinh trưởng. Khi một ký sinh trùng xuất hiện ở đó, móng của bạn bắt đầu nứt hoặc vỡ ở ngoài rìa. Bạn cần gặp bác sĩ da liễu; hạn chế tiếp xúc với ẩm ướt bằng cách đeo găng tay khi rửa chén đĩa, giặt đồ; nên thay vớ sạch sau khi tập thể dục. Bên cạnh đó cần bổ sung dưỡng chất, đặc biệt các vitamin chứa keratin giúp cải thiện sức khoẻ móng.
Đốm đỏ có vảy
Bạn có thể đã mắc bệnh vảy nến. Đây là chứng rối loạn tự miễn dịch, xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và có liên quan đến chứng viêm trên khắp cơ thể. Những thương tổn, tiêu biểu ở da đầu, khuỷu tay và đầu gối, là một triệu chứng bình thường, nhưng bệnh vảy nến từ vừa phải đến nghiêm trọng cũng có thể liên quan đến bệnh tim mạch. Bác sĩ da liễu sẽ kê cho bạn thuốc uống hay thuốc xức, cũng như liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng, giúp giảm những đợt vảy nến bùng phát.
Mụn trứng cá kéo dài
Đây có thể là hậu quả của tình trạng mất cân bằng hormone. Những đợt bùng phát không chỉ giới hạn ở tuổi dậy thì. Theo các chuyên gia, mụn trứng cá có thể xuất hiện trở lại trước giai đoạn mãn kinh. Khi các mức estrogen và progesterone giảm xuống, sự cân bằng hormone có thể nghiêng sang phía testosterone, vốn kích hoạt sự gia tăng sản xuất chất dầu bịt kín lỗ chân lông.
Tương tự giai đoạn mãn kinh, sự xuất hiện mụn trứng cá có thể dao động về thời gian và cường độ. Điều đáng mừng là có nhiều loại thuốc trị mụn trứng cá, nhưng bạn phải chủ động trong việc chữa trị.
Da khô và sưng tấy
Phải xem xét tới tình trạng thiếu hụt a xít béo omega 3. Theo các chuyên gia, khi chúng ta già đi, các tuyến bã nhờn sản xuất ít dầu bôi trơn da hơn. Các a xít béo omega 3 giúp giữ làn da trông khoẻ mạnh một phần nhờ chúng bảo vệ da khỏi tình trạng viêm. Nếu thiếu hụt omega 3, da bạn trở nên ngứa ngáy và sưng tấy.
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3, chẳng hạn như quả óc chó, hạt lanh và cá nước lạnh. Nếu vẫn chưa đủ, hãy cân nhắc việc bổ sung dầu cá.
Tóc mỏng
Đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị chứng giảm hoạt động tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động kém đi, quá nhiều nang tóc rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi các sợi tóc rụng đi một cách tự nhiên, chúng không được thay thế, nên bạn bắt đầu nhìn thấy da đầu lộ ra.
Một thủ phạm khác là mức estrogen thấp. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, hỗn hợp các vitamin nhóm B và collagen có thể phục hồi mái tóc đang mỏng đi. Nếu bạn vừa sinh con – vốn là một nguyên nhân làm giảm estrogen, nên đừng quá lo sợ. Tóc bạn sẽ trở lại bình thường khi em bé khoảng 6 tháng tuổi.

Quyên Quân