Phải đối phó khi đầu tư vào giáo dục
Dù Bộ GD-ĐT đề xuất cắt giảm, đơn giản hoá được 110 điều kiện kinh doanh trong hoạt động GD-ĐT, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý nhà nước vẫn giữ tư duy ôm đồm, hình thức, đẩy nhà đầu tư vào thế đối phó.
Phải đối phó khi đầu tư vào giáo dục
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng hệ thống Trường phổ thông Marie Curie (Hà Nội), phát biểu tại hội thảo ẢNH: THANH HÙNG
|
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng hệ thống Trường phổ thông Marie Curie (Hà Nội), cho biết theo quy định hiện hành, để một cơ sở GD-ĐT đi vào hoạt động, nhà đầu tư phải qua 3 bước với những đòi hỏi… phi lý. Ông Khang đặt vấn đề: “Chưa có quyết định thành lập, chưa có tư cách pháp nhân thì làm sao có hợp đồng lao động với giáo viên?”, rồi chia sẻ tiếp: “Năm 2014, tôi xin thành lập Trường tiểu học Marie Curie, trong đề án phải có danh sách mấy chục giáo viên tiểu học kèm theo hợp đồng lao động. Xin thú thực là tôi phải tạo ra cái giả. Có nên buộc các nhà đầu tư phải làm giả thế không?”.
Bất công giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước
Hiện nay đầu tư của nước ngoài cho giáo dục được quy định tại Nghị định 73/2012/NĐ-CP, còn đầu tư trong nước cho giáo dục được quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Theo tổng hợp của Bộ GD-ĐT, trong cả 2 nghị định này có tổng số 212 điều kiện kinh doanh. Bộ đã rà soát và đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 110 điều kiện (chiếm 51%).
Theo TS Lê Trường Tùng, so sánh nghị định 73 và 46 cho thấy có sự không bình đẳng về điều kiện kinh doanh giữa 2 đối tượng đầu tư. Chẳng hạn, Nghị định 46 yêu cầu nhà đầu tư trong nước muốn thành lập trường ĐH cần có vốn tối thiểu 1.000 tỉ đồng, còn Nghị định 73 chỉ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài có vốn tối thiểu… 300 tỉ đồng. Về diện tích đất, nhà đầu tư muốn mở trường ĐH trong nước phải có tối thiểu 5 ha nhưng không đặt yêu cầu này với nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 46 yêu cầu nhà đầu tư trong nước phải xây trường ĐH rồi mới được hoạt động, còn Nghị định 73 cho phép trường ĐH nước ngoài ở VN có thể đi thuê cơ sở vật chất.
|
QUÝ HIÊN