28/11/2024

Nhiều người mắc bệnh mạch máu đi viện trễ

Người hút thuốc và thừa cân tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu. Đó là cảnh báo của GS.BS Jean-Baptiste Ricco – một chuyên gia trong ngành phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch nổi tiếng thế giới.

 

Nhiều người mắc bệnh mạch máu đi viện trễ

 

Người hút thuốc và thừa cân tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu. Đó là cảnh báo của GS.BS Jean-Baptiste Ricco – một chuyên gia trong ngành phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch nổi tiếng thế giới.

 

 

Uống nhiều thức uống có gas, ăn thức ăn nhanh... sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Duyên Phan
Uống nhiều thức uống có gas, ăn thức ăn nhanh… sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ – Ảnh: Duyên Phan
GS.BS Jean-Baptiste Ricco - Ảnh: L.P.
GS.BS Jean-Baptiste Ricco – Ảnh: L.P.

Nhân chuyến làm việc tại Việt Nam từ ngày 3 đến 23-7, trao đổi xoay quanh bệnh mạch máu, căn bệnh phức tạp với nguy cơ tử vong cao đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu, ông nhận định:

– Tỉ lệ mắc bệnh lý mạch máu trên thế giới rất phổ biến và đang gia tăng, riêng về bệnh lý liên quan đến động mạch, bình quân tỉ lệ gia tăng 10%/năm. Căn bệnh này gây ra xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong.

Ở các nước châu Âu, trước đây rất nhiều người hút thuốc, nay nhiều người bỏ hẳn bởi hút thuốc lá đang giết dần con người.

Chế độ dinh dưỡng của người Việt trước kia thiên về rau xanh và cá, không ăn quá nhiều thịt. Còn ngày nay, ngày càng nhiều người Việt bị thừa cân, béo phì do thay đổi chế độ dinh dưỡng. Nếu giữ được thói quen vận động, giữ cân nặng hợp lý, chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì tốt. Nhưng nếu bạn bắt đầu uống đồ uống có gas, ăn thức ăn nhanh, hút thuốc lá thì bạn sẽ gặp nguy hiểm. Người hút thuốc và thừa cân tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu

* Xin giáo sư nói rõ hơn về các bệnh lý mạch máu thường gặp, các biến chứng và cách điều trị?

– Thứ nhất phải kể đến bệnh lý mạch cảnh. Mạch cảnh là mạch máu chính đưa máu lên não; khi mạch bị hẹp, máu không lên não được sẽ gây đột quỵ. Bệnh gia tăng vì nguyên nhân hút thuốc lá. Hiện có biện pháp can thiệp nội mạch để điều trị bệnh lý mạch cảnh.

Bệnh lý thứ hai là phình động mạch chủ bụng: động mạch bị giãn ra và đến một mức độ nào đó sẽ bị vỡ, chảy máu gây tử vong. Bệnh lý này khó nhận biết, nhất là ở những người mập, thường được phát hiện khi đi khám một bệnh nào khác. Người bệnh được điều trị bằng cách phẫu thuật đặt stent để giữ cho thành động mạch không bị giãn.

Bệnh lý thứ ba là tắc động mạch chân, biểu hiện bằng tình trạng đau cách hồi: đi một đoạn là đau chân nên phải dừng lại vài phút mới có thể đi tiếp…

Trong giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể đau chân liên tục kể cả lúc nghỉ, hoặc bị loét chân không lành, hoại tử ngón chân. Bệnh được điều trị bằng cách đặt stent đưa máu từ trên xuống dưới chân, nếu không có thể không giữ được chân.

* Để điều trị bệnh lý mạch máu có nhất thiết phải dùng tới phẫu thuật không, thưa giáo sư?

– Bệnh nhân chỉ được chỉ định phẫu thuật khi bác sĩ thấy cần thiết. Phẫu thuật mạch máu có nhiều phương thức, có thể phẫu thuật theo cách thông thường, đặt stent…

Việc sử dụng kỹ thuật mới hay cũ tuỳ thuộc tình trạng sức khoẻ bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật phải quyết định phương cách điều trị với từng trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn với bệnh nhân 15 tuổi, không có nguy cơ biến chứng thì không đặt stent graft mà chỉ phẫu thuật thông thường. Với bệnh nhân 75 tuổi có nguy cơ nhồi máu cơ tim, bắt buộc sử dụng kỹ thuật stent graft. Việc áp dụng kỹ thuật nào tùy thuộc tình trạng bệnh của bệnh nhân…

* Đối với bệnh lý mạch máu, phần lớn là mãn tính hay cấp tính?

– Bệnh mãn tính chiếm đến 90%, 10% còn lại là cấp tính. Chẳng hạn một người bị tắc động mạch ở chân, chân khập khiễng trong một thời gian, đó là dạng mãn tính, rất dễ nhầm với các vấn đề khác như nhầm với bệnh khớp.

Nhưng cũng bệnh này khi có vấn đề tắc động mạch, chân bất ngờ đau nhức, không đi được phải cấp cứu, đó là cơn đau cấp tính. Kinh nghiệm làm việc ở châu Âu và Việt Nam cho thấy với người Việt thì tỉ lệ điều trị các bệnh mạch máu thành công không cao, chỉ khoảng 5% do họ đến bệnh viện quá trễ.

* Tình hình bệnh mạch máu ngày càng gia tăng, giáo sư có lời khuyên nào dành cho cộng đồng?

– Những ai trên 50 tuổi, hút thuốc lá nhiều, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và có tiền sử gia đình nên thực hiện tầm soát bệnh lý mạch máu. Việc tầm soát sớm giúp chủ động phát hiện các vấn đề mạch máu như xơ vữa, chít hẹp động mạch… là cần thiết.

Từ đó có hướng theo dõi và can thiệp kịp thời. Thực tế nhiều người vào viện khi bị đột quỵ, nếu giữ được mạng sống thì nguy cơ tàn phế cũng rất cao.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch, từng thực hiện thành công nhiều ca bệnh lý mạch máu hiếm gặp, GS Ricco hiện là trưởng khoa chuyên ngành giải phẫu mạch máu tại Bệnh viện Trường ĐH J Bernard, Poitiers – Pháp; chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu của Pháp; chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu châu Âu; giáo sư được Chính phủ Pháp hai lần trao tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh vì những cống hiến của ông trong ngành y học…

Nong bóng và đặt stent trị bệnh lý tĩnh mạch

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vừa phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Marseille du Nord (Pháp) tổ chức chương trình đào tạo y khoa liên tục với chủ đề “Cập nhật điều trị bệnh lý tĩnh mạch” cho các bác sĩ, đồng thời truyền hình trực tiếp một số kỹ thuật can thiệp nội mạch bằng phương pháp nong bóng và đặt stent để phục hồi lưu thông tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch đùi cho người bệnh.

Bệnh lý tĩnh mạch (gồm bệnh lý tĩnh mạch nông và bệnh lý tĩnh mạch sâu) rất thường gặp, có thể chiếm đến 30% dân số trưởng thành.

Tại Việt Nam, bệnh lý tĩnh mạch được phát hiện ngày càng nhiều và phương pháp điều trị đã thay đổi theo hướng ít xâm lấn. Trong các bệnh lý tĩnh mạch sâu, huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân là bệnh có nguy cơ gây thuyên tắc phổi và dẫn đến tử vong.

Điều trị trước đây chủ yếu là băng ép chân và các thuốc trợ tĩnh mạch với kết quả điều trị hạn chế. Khuynh hướng hiện nay là điều trị bằng nong bóng và đặt stent qua can thiệp nội mạch.

L.TH.H.

 

LINH PHONG