Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 31.05.2015
VATICAN – Trưa ngày Chúa Nhật 31.05.2015, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin vào lúc 12h trưa trước sự hiện diện của khoảng năm chục ngàn khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giảng, ngài nhắn nhủ mọi người hãy làm mới lại sứ mệnh thông hiệp với Thiên Chúa và với nhau theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 31.05.2015
VATICAN – Trưa ngày Chúa Nhật 31.05.2015, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin vào lúc 12h trưa trước sự hiện diện của khoảng năm chục ngàn khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giảng, ngài nhắn nhủ mọi người hãy làm mới lại sứ mệnh thông hiệp với Thiên Chúa và với nhau theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Sau đây là nội dung chính bài giảng của ĐTC, ngài nói:
“Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, lễ này nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm của một Thiên Chúa độc nhất với ba Ngôi Vị: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ba Ngôi là sự thông hiệp của các ngôi vị Thiên Chúa, các ngôi vị ấy là một với ngôi vị khác, là một cho ngôi vị khác, là một trong ngôi vị khác: sự thông hiệp này là sự sống của Thiên Chúa, mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Hằng Hữu. Nhưng ai đã mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm này? Chính Đức Giêsu. Ngài đã nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa là Cha; về Chúa Thánh Thần; và Ngài cũng tự bày tỏ mình như là Con Thiên Chúa.
Và một khi trỗi dậy từ cõi chết, Ngài đã mời gọi các môn đệ loan báo Tin Mừng cho muôn dân, truyền dạy cho họ phải làm phép rửa “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Lệnh truyền này, đã được Đức Kitô uỷ thác cho Giáo Hội qua mọi thời, và Giáo Hội đã kế thừa từ các Thánh Tông đồ sứ mệnh truyền giáo ấy. Giáo Hội cũng trao ban sứ mệnh ấy cho mỗi người chúng ta, thông qua uy lực của Bí tích Thánh Tẩy, để mỗi người chúng ta được thông hiệp với Hội Thánh.
Sau đây là nội dung chính bài giảng của ĐTC, ngài nói:
“Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, lễ này nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm của một Thiên Chúa độc nhất với ba Ngôi Vị: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ba Ngôi là sự thông hiệp của các ngôi vị Thiên Chúa, các ngôi vị ấy là một với ngôi vị khác, là một cho ngôi vị khác, là một trong ngôi vị khác: sự thông hiệp này là sự sống của Thiên Chúa, mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Hằng Hữu. Nhưng ai đã mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm này? Chính Đức Giêsu. Ngài đã nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa là Cha; về Chúa Thánh Thần; và Ngài cũng tự bày tỏ mình như là Con Thiên Chúa.
Và một khi trỗi dậy từ cõi chết, Ngài đã mời gọi các môn đệ loan báo Tin Mừng cho muôn dân, truyền dạy cho họ phải làm phép rửa “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Lệnh truyền này, đã được Đức Kitô uỷ thác cho Giáo Hội qua mọi thời, và Giáo Hội đã kế thừa từ các Thánh Tông đồ sứ mệnh truyền giáo ấy. Giáo Hội cũng trao ban sứ mệnh ấy cho mỗi người chúng ta, thông qua uy lực của Bí tích Thánh Tẩy, để mỗi người chúng ta được thông hiệp với Hội Thánh.
Đề cập đến lời mời gọi của Mầu nhiệm Ba Ngôi trong đời sống chúng ta, ĐTC nói:
“Mầu nhiệm ấy cũng mời gọi chúng ta tân trang sứ mạng thông hiệp với Thiên Chúa và giữa chúng ta với nhau theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi không để sống một mình trong cô độc, hay vượt bỏ và chống lại tha nhân, nhưng là sống với nhau, cho nhau và trong nhau. Điều này có nghĩa là đón nhận và sống hòa hợp với vẻ đẹp của Tin Mừng; sống tình yêu thương lẫn nhau và với tất cả mọi người, chia sẻ mọi niềm vui và đau khổ, học hỏi để khẩn nài được tha thứ và chấp nhận tha thứ, làm nổi bật sự phong phú của những đặc sủng khác nhau dưới sự hướng dẫn của các vị Mục Tử. Tóm lại, chúng ta đã được ủy thác nhiệm vụ để kiến thiết cộng đồng Giáo Hội luôn là một gia đình, có khả năng để phản chiếu vẻ huy hoàng của Ba Ngôi và loan báo Tin Mừng không chỉ bằng ngôn từ nhưng còn bằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa vốn cư ngụ trong chúng ta.
Ba Ngôi, như đã được tiên báo, cũng là cứu cánh tối hậu của cuộc hành hương trên dương thế mà chúng ta hướng tới. Cuộc lữ hành của đời sống Kitô giáo thực ra là một hành trình, về bản chất, mang tính “Ba Ngôi”: Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến sự nhận biết tròn đầy về những giáo huấn của Đức Kitô, về Tin Mừng của Ngài; và Đức Giêsu đến lượt mình, đã đến trần gian để làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa Cha, để dẫn đưa chúng ta về cùng Cha, để giao hoà chúng ta với Thiên Chúa Cha.”
Liên kết Mầu nhiệm Ba Ngôi với đời sống Kitô giáo trong thực tế, ĐTC kêu gọi:
“Tất cả đời sống Kitô giáo, xoay quanh Mầu nhiệm Ba Ngôi và được hoàn tất trong mệnh lệnh đối với sứ mệnh vô ngần vô hạn này. Bởi thế, chúng ta hãy cố gắng để luôn duy trì một cung điệu ở tầm cao trong đời sống chúng ta, hãy tự nhắc nhở mình về cùng đích ấy, vì chính vinh quang ấy, chúng ta hiện hữu, lao tác, tranh đấu, và chịu đựng: và chúng ta được kêu gọi để hướng tới chính phần thưởng to lớn ấy.”
Để kết thúc bài giảng của mình, ĐTC nói: “Trong những ngày cuối cùng của tháng năm này, tháng kính Đức Mẹ, chúng ta hãy dâng mình cho Đức Trinh Nữ Maria. Hơn bất cứ loại thọ tạo nào, Mẹlà Đấng đã nhận biết, tôn thờ, yêu mến Mầu nhiệm Ba Ngôi này, hãy nài xin Mẹ dắt tay chúng ta; xin Mẹ giúp đỡ chúng ta nhận ra những dấu chỉ của Ba Ngôi trong các biến cố của thế giới, đó là cùng đích tuyệt vời mà cuộc sống chúng ta hướng tới. Chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ phù giúp Giáo Hội, trong mầu nhiệm thông hiệp, để Giáo Hội luôn là một cộng đồng hiếu khách, là nơi mà mỗi người , đặc biệt là người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, có thể tìm thấy sự đón tiếp và cảm nhận mình là con cái Thiên Chúa, được quan tâm và yêu mến.”
—
Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC chào thăm các khách hành hương đến từ Italia và khắp mọi nơi trên thế giới. Ngài đặc biệt nhắc tới sự kiện phong chân phước diễn ra ở Bayonne, Pháp quốc, cho Linh mục Louis-Edouard Cestac, đấng sáng lập dòng các nữ tu tôi tớ của Đức Mẹ. ĐTC cũng hiệp thông thiêng liêng với các hoạt động diễn tả lòng mộ mến Rất Thánh Maria vào cuối tháng năm này tại khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngài cũng nhắc tới truyền thống rước kiệu Mình Thánh Chúa ở Roma vào thứ năm tuần tới ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, từ quảng trường Thánh Gioan Latêranô sẽ có thánh lễ, và sẽ rước kiệu Bí tích Cực Thánh đến quảng trường Đức Bà Cả. ĐTC mời gọi mọi người vào lúc ấy cũng tham dự vào nghi thức trọng thể mang tính cộng đồng này của niềm tin và tình yêu với Chúa Giêsu Thánh Thể, vốn hiện diện nơi dân của Ngài.
“Mầu nhiệm ấy cũng mời gọi chúng ta tân trang sứ mạng thông hiệp với Thiên Chúa và giữa chúng ta với nhau theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi không để sống một mình trong cô độc, hay vượt bỏ và chống lại tha nhân, nhưng là sống với nhau, cho nhau và trong nhau. Điều này có nghĩa là đón nhận và sống hòa hợp với vẻ đẹp của Tin Mừng; sống tình yêu thương lẫn nhau và với tất cả mọi người, chia sẻ mọi niềm vui và đau khổ, học hỏi để khẩn nài được tha thứ và chấp nhận tha thứ, làm nổi bật sự phong phú của những đặc sủng khác nhau dưới sự hướng dẫn của các vị Mục Tử. Tóm lại, chúng ta đã được ủy thác nhiệm vụ để kiến thiết cộng đồng Giáo Hội luôn là một gia đình, có khả năng để phản chiếu vẻ huy hoàng của Ba Ngôi và loan báo Tin Mừng không chỉ bằng ngôn từ nhưng còn bằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa vốn cư ngụ trong chúng ta.
Ba Ngôi, như đã được tiên báo, cũng là cứu cánh tối hậu của cuộc hành hương trên dương thế mà chúng ta hướng tới. Cuộc lữ hành của đời sống Kitô giáo thực ra là một hành trình, về bản chất, mang tính “Ba Ngôi”: Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến sự nhận biết tròn đầy về những giáo huấn của Đức Kitô, về Tin Mừng của Ngài; và Đức Giêsu đến lượt mình, đã đến trần gian để làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa Cha, để dẫn đưa chúng ta về cùng Cha, để giao hoà chúng ta với Thiên Chúa Cha.”
Liên kết Mầu nhiệm Ba Ngôi với đời sống Kitô giáo trong thực tế, ĐTC kêu gọi:
“Tất cả đời sống Kitô giáo, xoay quanh Mầu nhiệm Ba Ngôi và được hoàn tất trong mệnh lệnh đối với sứ mệnh vô ngần vô hạn này. Bởi thế, chúng ta hãy cố gắng để luôn duy trì một cung điệu ở tầm cao trong đời sống chúng ta, hãy tự nhắc nhở mình về cùng đích ấy, vì chính vinh quang ấy, chúng ta hiện hữu, lao tác, tranh đấu, và chịu đựng: và chúng ta được kêu gọi để hướng tới chính phần thưởng to lớn ấy.”
Để kết thúc bài giảng của mình, ĐTC nói: “Trong những ngày cuối cùng của tháng năm này, tháng kính Đức Mẹ, chúng ta hãy dâng mình cho Đức Trinh Nữ Maria. Hơn bất cứ loại thọ tạo nào, Mẹlà Đấng đã nhận biết, tôn thờ, yêu mến Mầu nhiệm Ba Ngôi này, hãy nài xin Mẹ dắt tay chúng ta; xin Mẹ giúp đỡ chúng ta nhận ra những dấu chỉ của Ba Ngôi trong các biến cố của thế giới, đó là cùng đích tuyệt vời mà cuộc sống chúng ta hướng tới. Chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ phù giúp Giáo Hội, trong mầu nhiệm thông hiệp, để Giáo Hội luôn là một cộng đồng hiếu khách, là nơi mà mỗi người , đặc biệt là người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, có thể tìm thấy sự đón tiếp và cảm nhận mình là con cái Thiên Chúa, được quan tâm và yêu mến.”
—
Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC chào thăm các khách hành hương đến từ Italia và khắp mọi nơi trên thế giới. Ngài đặc biệt nhắc tới sự kiện phong chân phước diễn ra ở Bayonne, Pháp quốc, cho Linh mục Louis-Edouard Cestac, đấng sáng lập dòng các nữ tu tôi tớ của Đức Mẹ. ĐTC cũng hiệp thông thiêng liêng với các hoạt động diễn tả lòng mộ mến Rất Thánh Maria vào cuối tháng năm này tại khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngài cũng nhắc tới truyền thống rước kiệu Mình Thánh Chúa ở Roma vào thứ năm tuần tới ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, từ quảng trường Thánh Gioan Latêranô sẽ có thánh lễ, và sẽ rước kiệu Bí tích Cực Thánh đến quảng trường Đức Bà Cả. ĐTC mời gọi mọi người vào lúc ấy cũng tham dự vào nghi thức trọng thể mang tính cộng đồng này của niềm tin và tình yêu với Chúa Giêsu Thánh Thể, vốn hiện diện nơi dân của Ngài.