VN đứng thứ 12 giáo dục toàn cầu về khoa học và toán: Mừng hay lo ?
Có nhiều quan điểm trái chiều trước thông tin VN ở vị trí thứ 12 trong bảng tổng sắp về giáo dục khoa học và toán học toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lần đầu tiên thực hiện.
VN đứng thứ 12 giáo dục toàn cầu về khoa học và toán: Mừng hay lo ?
Có nhiều quan điểm trái chiều trước thông tin VN ở vị trí thứ 12 trong bảng tổng sắp về giáo dục khoa học và toán học toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lần đầu tiên thực hiện.
|
Giải thích về thứ hạng cao của các trường học châu Á, Giám đốc OECD nhận xét giáo viên ở châu lục này luôn mong muốn HS của họ được thành công. Do vậy, môi trường học tập hết sức nghiêm khắc, tập trung tối đa và liên kết chặt chẽ với nhau.
Công cụ dự đoán sự thịnh vượng của một nước ?
Báo cáo có tựa đề “Những kỹ năng cơ bản toàn cầu: Điều mà các nước có thể tranh thủ được về mặt kinh tế” với đồng tác giả là Eric Hanushek của ĐH Stanford (Mỹ) và Ludger Woessmann ĐH Munich (Đức), cho rằng trình độ giáo dục là công cụ hiệu quả để dự đoán sự thịnh vượng một nước có thể đạt được trong thời gian dài.
Chẳng hạn, nền kinh tế Anh có thể tăng thêm 3.650 tỉ USD mỗi năm nếu từng HS của nước này nắm vững các kỹ năng cơ bản về toán học và khoa học. Trong trường hợp của VN, OECD ước tính tiềm năng tăng trưởng GDP lên đến 304% nếu tất cả HS 15 tuổi thành thạo các kỹ năng cơ bản về hai lĩnh vực trên (với số GDP tăng trong cả cuộc đời của từng HS). Tuy nhiên, báo Telegraph dẫn lời Giáo sư Hugh Lauder của ĐH Bath (Anh) chất vấn sự suy diễn của 2 tác giả. Ông cho rằng thật sự không hợp lý khi OECD đưa ra dự đoán về ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với phát triển kinh tế của một nước trước đến vài chục năm.
|
Ý kiến:
Tin đáng mừng
Kết quả khảo sát của OECD là một thông tin đáng mừng và tôi nghĩ đáng tin cậy. Tất nhiên, không phải vì thế mà chúng ta tự tin cho rằng chất lượng giáo dục phổ thông của mình được lọt vào thứ hạng cao của thế giới. Mừng trước sự ghi nhận khách quan của quốc tế nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn vào thực trạng để thấy HS chúng ta còn yếu chỗ nào để mà khắc phục, chẳng hạn như chúng ta yếu về khoa học xã hội, về các kỹ năng mềm, về năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề được đặt ra bởi thực tiễn…
Dù trình độ phát triển kinh tế xã hội của chúng ta không cao, nhưng giáo dục phổ thông đã đạt được một số thành tựu có phần nhỉnh hơn nên lấy đấy làm động lực để tiếp tục phấn đấu.
GS Đào Trọng Thi
(Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng) GD phổ thông chưa tạo ra các công dân có tư duy độc lập
Cái yếu kém lớn nhất của giáo dục phổ thông của chúng ta là chưa tạo ra được các công dân có tư duy độc lập và tinh thần tự do trong truy tìm chân lý, biết sống hòa hợp với cộng đồng trong môi trường đa giá trị. Vì thế, giả sử VN có đứng đầu xếp hạng của OECD đi nữa, thì với sự thiếu vắng của phẩm chất công dân trong HS, VN vẫn đứng ngoài thế giới văn minh.
Nguyễn Quốc Vương
(nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa, Nhật Bản) Tín hiệu tốt để theo đuổi giáo dục hiện đại
Khảo sát của OECD hay kể cả khảo sát của Pisa đều thông qua việc kiểm tra kỹ năng giải bài tập của HS – một phần quan trọng của giáo dục cổ điển. Giáo dục hiện đại không loại trừ kỹ năng giải bài tập, nhưng còn rất đề cao giáo dục STEM (viết tắt của các từ Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật, Math – toán học) – trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Việc HS VN giỏi làm bài thi toán, khoa học là một tín hiệu rất tốt để chúng ta theo đuổi đường lối giáo dục STEM. Bộ GD-ĐT đã bắt đầu quan tâm đổi mới giáo dục phổ thông theo xu hướng này, bằng chứng là từ năm 2012 chúng ta chính thức đưa HS đi dự kỳ thi khoa học kỹ thuật quốc tế được tổ chức hằng năm ở Mỹ (Itel Isef) – một sự kiện STEM lâu đời và có uy tín nhất trên thế giới hiện nay.
Kỹ sư Đỗ Hoàng Sơn
(huấn luyện viên đội tuyển VN dự cuộc thi ITEL ISEF các năm 2012, 2013) |
Quý Hiên – Thụy Miên