10/01/2025

Bị giỡn mặt 113 cũng ‘chịu trận’

Tổng đài của lực lượng phản ứng nhanh 113 một số địa phương tiếp nhận không ít cuộc gọi đến chọc phá, báo tin giả, nhưng việc xử lý khá ì ạch, thậm chí chịu thua.

 

Bị giỡn mặt 113 cũng ‘chịu trận’

 

 

Tổng đài của lực lượng phản ứng nhanh 113 một số địa phương tiếp nhận không ít cuộc gọi đến chọc phá, báo tin giả, nhưng việc xử lý khá ì ạch, thậm chí chịu thua.


 

Bi giỡn măt  113 cũng 'chịu trận'Trực tổng đài 113 Công an tỉnh Vĩnh Long – Ảnh: Thanh Đức
Theo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 6.2 – 6.4, số điện thoại 01867353… liên tục gọi hơn 1.400 cuộc vào tổng đài 113 của công an tỉnh, với những lời lẽ thiếu văn hoá.
Mất gần 2 tháng xác minh người gọi 1.400 cuộc
 
 
Cần Thơ trang bị định vị để phát hiện, xử lý
Ngày 15.4, đại tá Nguyễn Minh Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự (Công an TP.Cần Thơ), cho biết lực lượng Cảnh sát 113 gần đây được trang bị hệ thống định vị để xác định vị trí và ghi âm các cuộc gọi, đồng thời bằng các biện pháp nghiệp vụ khác, hầu hết các cuộc gọi quấy rối đến Cảnh sát 113 đều bị phát hiện và xử lý kịp thời.
Mai Trâm
 

Sau nhiều ngày bị chọc phá, lực lượng chức năng mới tìm được chủ số điện thoại trên là N.T.T.L (14 tuổi, ngụ xã Loan Mỹ, H.Tam Bình, Vĩnh Long). Tại cơ quan công an, L. thừa nhận việc quấy phá trên. Lực lượng 113 lập biên bản giáo dục và cho L. viết cam kết không tái phạm (vì tại thời điểm vi phạm L. chưa đủ 14 tuổi).

Ngày 16.4, trả lời Thanh Niên về việc chậm xử lý, trung tá Lê Phước Tài, Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết sau 2 tháng mới đưa L. ra giáo dục, bởi vì L. sử dụng sim rác, không có đăng ký nên khó xác minh.
113 TP.HCM chưa xử lý được trường hợp nào
Có mặt tại Trung tâm thông tin chỉ huy 114 (Cảnh sát PCCC TP.HCM) vào chiều 14.4, chỉ trong một giờ, Thanh Niên ghi nhận có rất nhiều cuộc gọi đến chọc phá, nhá máy, trêu đùa tại đây. Hiện nay trung tâm 114 là nơi tiếp nhận hầu hết các cuộc gọi cháy nổ, tai nạn, an ninh trật tự, thảm họa trên địa bàn TP. Tùy theo tin nhận được, trung tâm sẽ chuyển đến cơ quan chuyên trách, trong đó có Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh 113, Công an TP.HCM. Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tham mưu – Cảnh sát PCCC TP.HCM, cho biết: “Hằng ngày có 500 – 600 cuộc gọi đến, nhưng 2/3 trong số đó là nhá máy, chọc phá, chửi bới. Nhiều lần, cán bộ tại trung tâm đã lần ra số điện thoại, địa chỉ nhà người chọc phá nhưng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở”.
Theo Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh 113, Công an TP.HCM, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận rất nhiều cuộc gọi đến chọc phá, báo tin giả, chửi thề… gây khó khăn cho việc xử lý thông tin. Tuy nhiên đến nay, đơn vị này chưa xử lý được trường hợp nào, vì phần lớn đều dùng sim rác nên rất khó điều tra.
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo luật sư Ngô Thanh Sơn (Đoàn Luật sư TP.HCM), hành vi gọi điện thoại vào các số tổng đài để quấy phá sẽ bị xử lý theo quy định tại điều 9, Nghị định 142/2004, đó là sử dụng dịch vụ bưu chính (hoặc chuyển phát) nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định này, người gọi điện quấy rối có thể bị phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng.
Cũng theo luật sư Sơn, nếu xác định được người gọi điện đến các số tổng đài với lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự hoặc làm nhục người khác thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 121 bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 2 năm, nếu phạm tội nhiều lần có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Hải Nam

Thanh Đức – Công Nguyên