Mạng lưới sông ngòi VN ra thông cáo báo chí: Đồng Nai nên dừng dự án lấp sông
Chiều 23.3, Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) đã ra thông cáo báo chí bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, đồng thời kêu gọi tỉnh Đồng Nai sớm xem xét dừng việc thi công dự án.
Mạng lưới sông ngòi VN ra thông cáo báo chí: Đồng Nai nên dừng dự án lấp sông
Chiều 23.3, Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) đã ra thông cáo báo chí bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, đồng thời kêu gọi tỉnh Đồng Nai sớm xem xét dừng việc thi công dự án.
Dự án lấp sông vẫn được chủ đầu tư làm cấp tập – Ảnh: Lê Lâm
|
Thông cáo của VRN nhấn mạnh: “Dự án thực chất là một công trình lấn sông. Tổng diện tích của dự án là 8,4 ha trong đó đã chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông. Chính vì vậy, chính quyền các cấp cần xem xét lại vấn đề tuân thủ luật Tài nguyên nước, luật Bảo vệ môi trường và nhiều quy định khác liên quan đến quản lý đất ngập nước”.
VRN khuyến cáo, vị trí của dự án nằm trong khu vực đông dân cư và mang tính nhạy cảm về môi trường nên cần phải có những tham vấn sâu rộng ý kiến của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ dự án. Đồng thời, dự án cũng cần phải được tham vấn cẩn thận ý kiến của các bộ, ngành như Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, các uỷ ban lưu vực sông, UBND các tỉnh đang sử dụng chung tài nguyên nước trong lưu vực sông Đồng Nai cũng như các tỉnh nằm trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai, các cù lao ven sông, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ…
Dự án lấp sông vẫn được chủ đầu tư làm cấp tập – Ảnh: Lê Lâm
Dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát đang lấn sâu ra giữa lòng sông Đồng Nai – Ảnh: Diệp Đức Minh
Dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát đang lấn sâu ra giữa lòng sông Đồng Nai – Ảnh: Diệp Đức Minh |
Theo phân tích của VRN, mặc dù dự án đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch 1/500 và chấp thuận đầu tư (Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 21.7.2014) dưới một hình thức công trình cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị, nhưng thực chất đây là một hoạt động xây dựng lấn chiếm và tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng sông, chiếm mặt nước tự nhiên trên sông. Hậu quả sẽ làm suy giảm chất lượng nguồn nước, tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ, gây xói lở bờ sông. Sông Đồng Nai là sông liên tỉnh, việc xây dựng hạ tầng cơ sở lớn ở lòng sông không chỉ tác động đến đoạn sông qua tỉnh Đồng Nai mà còn tác động xấu đến các môi trường và sức khỏe của các hệ sinh thái sông của toàn bộ lưu vực, ảnh hưởng đến các địa phương khác cùng chia sẻ dòng sông.
“Trước mắt, chính quyền tỉnh Đồng Nai sớm xem xét cho dừng lại việc chuyên chở đất đá đổ xuống lòng sông như hiện nay là rất cần thiết. Những việc làm tiếp theo là tham vấn rộng rãi ý kiến của bộ ngành liên quan, các cơ quan khoa học và cộng đồng người dân vùng trước và sau dự án về những tác động có thể của dự án cũng như tìm ra câu trả lời cho việc có nên tiếp tục xây dựng dự án lấn sông Đồng Nai nói trên hay không?”, thông cáo của VNR viết.
Dự án có dấu hiệu phạm luật Một lãnh đạo Cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết trong ngày 23.3, đoàn công tác của đơn vị này thường trú ở khu vực phía nam đã đến Đồng Nai tìm hiểu thực tế. Dự án xây dựng công trình trong lòng sông ở Đồng Nai có những dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, khi làm gia tăng nguy cơ xảy ra các rủi ro thiên tai. Cụ thể, ở khoản 4, điều 12 luật Phòng, chống thiên tai quy định các hành vi bị cấm: “Thực hiện các hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển”. Một nhà khoa học khác (đề nghị không nêu tên), nhận xét Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án “có vấn đề”, không thuyết phục và có những có dấu hiệu phạm luật. Cụ thể, ĐTM này chưa xem xét toàn diện vấn đề môi trường. “Sông Đồng Nai đang cung cấp nước cho hàng chục triệu dân ở các tỉnh, thành phố nó chảy qua, do đó ĐTM phải xem xét đến các quy định trong luật Tài nguyên nước năm 2012. ĐTM của dự án này có dấu hiệu vi phạm khoản 4 và 5 của điều 9 luật Tài nguyên nước quy định về 10 hành vi bị cấm trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước”, ông phân tích. Phan Hậu |
Chí Nhân