Các ông đồ cho chữ ở Văn Miếu vài năm trước – Ảnh: Ngọc Thắng
|
“Ngư dược diên phi, nghĩa là cá nhảy dưới vực, diều bay trên trời. Chữ kinh điển nhà nho. Các cụ không hiểu, viết thành dân chài nhảy, cái chiếu trúc bay. Không dưng đọc mấy chữ các cụ viết, tự nhiên nhớ tấm thảm bay trong truyện cổ tích”, ông chia sẻ trên trang mạng cá nhân. Có tới 70% các ông đồ đã không vượt nổi vũ môn trong kỳ thi đầu tiên để được quyền cho chữ tại Văn Miếu vào xuân này. Ở kỳ thi thứ hai khoảng 50% thí sinh đã trượt.
|
|
|
Đề thi có một số câu khá khôi hài kiểu “Tác tộ bất thông”, nghĩa là đến chữ tác chữ tộ cũng ứ biết. Thế mà các ông cũng viết nhầm. Đúng là bi hài. Cười mà cũng buồn ghê
|
|
|
|
|
|
Cuộc thi sát hạch chữ nghĩa không chỉ cho ra đời “tấm thảm bay trong truyện cổ tích” như thế. “Đề thi có một số câu khá khôi hài kiểu “Tác tộ bất thông”, nghĩa là đến chữ tác chữ tộ cũng ứ biết. Thế mà các ông cũng viết nhầm. Đúng là bi hài. Cười mà cũng buồn ghê”, ông Ánh cho biết.
Cũng theo TS Ánh, việc thi cử không có gì bắt bí các “ông đồ”. Theo thể lệ, mỗi đề 8 chữ, 4 chữ Hán và 4 chữ Nôm. Ông nào không viết được chữ Hán thì có thể chuyển sang chữ Nôm. “Nội dung tuyền chữ dễ thôi. Thế mà sai tóe loe. Nếu chấm chặt có khi chỉ 10% thi đỗ”, ông nói.
Phải tuân thủ luật chơi
Không chỉ bi hài chuyện viết sai, một nhà nghiên cứu Hán Nôm còn chia sẻ câu chuyện khác. Cách đây chục năm, khi Văn Miếu mới tổ chức lại hoạt động cho chữ, những người đến viết chữ ở đây được lựa chọn rất nghiêm túc. Họ phần lớn học chuyên ngành Hán Nôm tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, sau đó sự lựa chọn như vậy không còn nữa. “Tôi còn nghĩ không thể coi đây là cho chữ được mà đây là một hình thức kiếm ăn dựa trên sự hâm mộ của xã hội. Chúng ta có một trào lưu là tết phải có chữ. Khi nó thành trào lưu thì thật giả trắng đen dễ lẫn lộn”, nhà nghiên cứu này nói.
Theo nhà nghiên cứu này, phải nói thẳng ra đây là một ngành kinh doanh. Chính vì thế, nếu đã đến với nghề thì người bán chữ phải tuân thủ luật chơi. “Kinh doanh thực phẩm thì phải có vệ sinh an toàn thực phẩm. Anh muốn ra sách thì phải theo luật xuất bản. Nếu không sẽ đầu độc cộng đồng”, nhà nghiên cứu nói và phân tích: “Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật. Nó có tiêu chuẩn kép. Một là chữ nghĩa, hai là nghệ thuật. Ai đeo đuổi nó phải trau dồi cả hai mặt. Nghệ thuật cần tài năng, nhưng về chữ nghĩa lại phải do tu dưỡng. Chính vì vậy không có chuyện chỉ tập luyện vài ba chữ mà đã có thể cho rằng ta đây có thể cho chữ thiên hạ được”.
“Chơi được chữ là phải rất sành sỏi”
Không chỉ chuyện người viết chữ, hiểu biết của người xin chữ cũng là câu chuyện cần bàn. Nhà nghiên cứu Hán Nôm nói trên chia sẻ, có lần nhà thư pháp tài danh Lê Quốc Việt ngồi cho chữ. Nhưng chỉ rất ít người tới xin chữ của ông, mà đổ xô vào mua chữ của những ông già nói thánh nói tướng, tóc bạc phơ. “Vì người ta đã có ấn định là đã ông đồ thì phải già mà già thì mới có chữ nghĩa. Nhưng xã hội bây giờ đã là một căn cốt xã hội khác. Ngày xưa là già vì người ta tu tập cả đời. Nhưng nhiều người già viết chữ ở Văn Miếu không phải học cả đời mà mới học được vài hôm. Những người trẻ mới là những người học từ bậc cơ bản nhất. Cho nên, người ta đã dùng thước đo cũ để đo hiện thực xã hội mới”, nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Sự yếu kém của người viết chữ, sự non nớt của người thẩm định cuối cùng cũng chỉ là hệ quả của việc nhiều năm rồi Hán Nôm không bằng một môn ngoại ngữ trong chương trình phổ thông. “Nó phản ánh sự đứt gãy văn hoá truyền thống. Số người biết chữ đã ít rồi. Trong khi đó thư pháp là một môn nghệ thuật hàn lâm đến mức chỉ biết chữ không cũng chưa thể sờ vào thư pháp ngay được. Người chơi nói là nhất chữ nhì tranh, chơi được chữ là phải rất sành sỏi”, ông Ánh phân tích.
Để tránh ảnh hưởng của đứt gãy này, theo ông Ánh, chính người mua cũng phải điềm tĩnh hơn trong việc mua chữ.