Sai số kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện sẽ khiến bệnh nhân hoang mang – Ảnh: Ngọc Thắng
|
Làm lại xét nghiệm nhiều lần ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân vì mất nhiều máu – Ảnh: Thanh Tùng
|
Tại Bệnh viện (BV) Việt – Đức, GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV, nhìn nhận: “BV đang tăng cường kiểm soát chỉ định xét nghiệm (XN) tại các khu vực ngoại trú, bởi do bệnh nhân đông, bác sĩ khám có thể ghi nhầm hoặc ghi các chỉ định nhiều hơn mức cần thiết. Ví dụ như có bệnh nhân là trẻ em nhưng lại được bác sĩ khám chỉ định XN chỉ số ung thư tiền liệt tuyến, trong khi đây là chỉ số chỉ dành cho nam giới người lớn”.
Tại BV Xanh Pôn, nhiều kết quả XN các cơ sở y tế khác chuyển đến không đầy đủ, kết quả không rõ ràng nên buộc BV phải chỉ định làm XN lại, khiến bệnh nhân vừa tốn kém vừa mất thời gian.
Mỗi nơi một kiểu
|
|
|
Lâu nay, người bệnh bức xúc về thực trạng xét nghiệm, nhất là việc phải làm lại các xét nghiệm khi đi khám bệnh, gây lãng phí, tốn thời gian và ảnh hưởng sức khỏe vì phải lấy máu nhiều
|
|
|
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến
|
|
|
Trong khi đó tại TP.HCM, mới đây ông K. (ngoài 50 tuổi) làm XN máu về chỉ số PSA để kiểm tra bệnh ung thư tiền liệt tuyến theo chỉ định của bác sĩ cũng lâm cảnh dở khóc. Ban đầu ông XN tại một BV tư và một BV công thì thấy hai kết quả “vênh” nhau khá xa, một bên PSA 5.0 ng/ml và một bên tới 7.0 ng/ml.
Bác sĩ trực tiếp điều trị phải đề nghị ông K. đi XN lại ở 2 nơi khác để kiểm chứng. Nhưng cẩn thận, trong cùng một buổi sáng hôm đó ông K. chạy làm XN tại 3 nơi (2 BV công lập lớn và 1 cơ sở tư chuyên về XN uy tín). Chiều hôm đó ông K. nhận được 3 kết quả của 3 nơi cũng rất khác nhau. Cụ thể là PSA 4.95 ng/ml, 5.5 ng/ml và 6.0 ng/ml.
Đến thời điểm này, ông K. như rơi vào “mê hồn trận”, chẳng biết tình trạng của mình thực sự là như thế nào. Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông K. cho biết sau Tết Nguyên đán sẽ ra nước ngoài XN lại.
Trong khi đó, theo GS-TS Trần Ngọc Sinh (Chủ tịch Hội Niệu – thận học TP.HCM), với chỉ số PSA, chỉ cần chênh nhau 1.0 là cho biết nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của người bệnh ở mức độ nào. Chỉ số PSA là một trong những yếu tố chính để bác sĩ quyết định có làm sinh thiết tìm ung thư hay không, vì thủ thuật này rất nguy hiểm nên khi thực sự cần thiết mới làm.
Ông Sinh kể, trước đây cũng từng gặp những bệnh nhân sau khi XN thấy kết quả bị suy thận thì trở nên lo lắng, suy sụp. Nhưng sau đó đến cơ sở điều trị khác, bác sĩ chuyên khoa cho kiểm tra lại thì họ không bị suy thận!
Hàng loạt lý do sai số
|
|
Chống độc quyền hóa chất
Ở góc độ khác, Phó giám đốc BV Việt – Đức Nguyễn Thị Bích Hường cho rằng cần lưu ý chống độc quyền trong mua hoá chất XN. “Nếu mua máy XN thì hiển nhiên gắn với mua hoá chất của hãng đó. Như vậy hãng ở thế độc quyền, dễ dàng nâng giá hóa chất XN. Do đó, khi đấu thầu mua máy cần yêu cầu hãng cung cấp máy phải có cam kết ổn định giá hoá chất XN trong một thời gian nhất định. Các BV tùy thuộc thực tế để lựa chọn nhưng không nên bỏ qua các giải pháp khống chế độc quyền giá hoá chất, bởi nó làm đội giá XN mà bệnh nhân phải chi trả”, bà Hường nói.
|
|
|
Chuyên gia về XN, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu – Phó giám đốc BV Nguyễn Trãi, TP.HCM, cho rằng sai số trong XN có thể xảy ra trước, trong và sau XN.
Sai số trước XN là do việc lấy máu. Thực tế có một số cơ sở không có khả năng làm một loại XN nào đó, nhưng họ vẫn nhận làm. Họ lấy máu bệnh nhân rồi để lâu mới chuyển đến một nơi khác làm XN, điều này ảnh hưởng đến kết quả; hoặc sử dụng chai, lọ đựng máu không đúng cũng ảnh hưởng kết quả. Trong quá trình XN cho dù có làm bằng máy móc hiện đại vẫn có thể cho kết quả sai, nếu mỗi sáng đầu ngày người làm XN không kiểm tra, chạy test máy (chạy chuẩn để điều chỉnh nếu máy bị sai số) trước khi đưa vào XN cho bệnh nhân. Thứ 3 là sai số sau XN, là do trả nhầm kết quả giữa các bệnh nhân, hoặc sao chép kết quả bị sai.
GS-TS Trần Ngọc Sinh cũng cho rằng: “Tình trạng vô số phòng XN hiện nay được mở ra và có sự sai số về kết quả XN giữa các nơi là một thực tế. Sai số có thể là do con người, máy móc, thuốc thử và cả phương pháp làm XN giữa các nơi khác nhau. Một số cơ sở XN lấy máu bệnh nhân rồi cho vào tủ lạnh, đợi gom cho đủ số lượng rồi mới đưa đến nơi khác làm XN, điều này có thể làm sai lệch kết quả XN, vì máu để quá lâu”.
Theo các chuyên gia, tình trạng nhiều cơ sở XN đang “mọc lên như nấm” hiện nay, có thể về máy móc thiết bị thì mới, tốt, nhưng đáng lo ngại là về nguồn hoá chất (còn gọi là thuốc thử) để làm XN. Cơ quan chức năng rất khó kiểm soát nguồn hoá chất này, trong khi đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả XN.
Cần chính xác, có độ tin cậy
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lưu Thị Liên, các BV của Hà Nội hiện chưa kiểm soát tỷ lệ các XN phải làm lại; ngành y tế Hà Nội chưa có thống kê về tỷ lệ các XN không được thừa nhận. “Tới đây sẽ tiến hành thống kê để biết được hiện trạng và có giải pháp chấn chỉnh triệt để hơn”, bà Liên nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cũng cho rằng: “Lâu nay, người bệnh bức xúc về thực trạng XN, nhất là việc phải làm lại các XN khi đi khám bệnh, gây lãng phí, tốn thời gian và ảnh hưởng sức khoẻ vì phải lấy máu nhiều. Việc thừa nhận kết quả XN là vấn đề quan trọng liên quan đến chi phí điều trị. Một số trường hợp việc XN lại là cần thiết, bởi khi cần cho theo dõi diễn biến của bệnh. Nhưng để các BV tận dụng được tối đa kết quả XN của người bệnh trước đó thì quan trọng là kết quả XN của các BV cần chính xác, có độ tin cậy. Do đó, phải hết sức chú trọng công tác nội kiểm và ngoại kiểm để kết quả XN chính xác”.
Theo ông Tiến, trong những ngày tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục kiểm tra mở rộng việc sử dụng thiết bị XN, chất lượng XN tại các BV, để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm hoặc lạm dụng.