26/11/2024

Trường cao đẳng ‘ngồi trên đống lửa’

Dự thảo quy chế xét tuyển ĐH, CĐ với một số điểm thay đổi về nguyện vọng và thời gian xét tuyển khiến các trường CĐ lo ngại tình hình tuyển sinh sẽ còn tệ hơn các năm trước.

 

Trường cao đẳng ‘ngồi trên đống lửa’

 

 

Dự thảo quy chế xét tuyển ĐH, CĐ với một số điểm thay đổi về nguyện vọng và thời gian xét tuyển khiến các trường CĐ lo ngại tình hình tuyển sinh sẽ còn tệ hơn các năm trước.

 

 

 

Năm 2014, các trường CĐ chủ động được phần nào chỉ tiêu vì có tổ chức thi, năm nay dự kiến sẽ khó khăn hơn
Lệch lạc trong phân luồng và định hướng nghề nghiệp
Theo dự thảo, mỗi trường sẽ có tối đa 4 đợt xét tuyển. Mỗi thí sinh sẽ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi (có mã vạch để nhận dạng từng đợt xét tuyển) và đóng dấu của trường ĐH chủ trì cụm thi. Thí sinh dùng giấy này để đăng ký xét tuyển, mỗi đợt tối đa 4 nguyện vọng vào 4 ngành của một trường.

 
 
Trường cao đẳng 'ngồi trên đống lửa' - ảnh 2

 

Năm nay, sẽ phải đợi ĐH xét tuyển xong mới có hy vọng. Trên thực tế chỉ có 15 ngày để xét tuyển, nên chúng tôi đang rất hoang mang

 

Trường cao đẳng 'ngồi trên đống lửa' - ảnh 3
 

 

 
Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Tài chính – Hải quan, chia sẻ: “Trước đây Bộ không giới hạn số đợt xét tuyển. Tuy nhiên, trên thực tế hiếm có trường nào xét tuyển đến lần thứ 4, cùng lắm là 3 đợt. Năm nay giới hạn thành 4 đợt cũng không vấn đề gì. Cái quan trọng là mỗi đợt lại có đến 4 nguyện vọng. Như vậy là cánh cửa ĐH ngày càng mở rộng đối với thí sinh, đồng nghĩa với việc các trường CĐ, trung cấp ngày càng khó khăn hơn”.
Tiến sĩ Đạo nói thêm việc có đến 4 nguyện vọng cho một đợt khiến cho việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp lâu nay sẽ trở thành lệch lạc. “Chúng ta vẫn khuyên các em nên thi vào một ngành đúng với sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội, có thể không đậu ĐH thì vào CĐ, trung cấp rồi liên thông. Thế nhưng, theo quy định trong dự thảo thì nếu thí sinh không đủ điểm đậu ngành mình thích vẫn có thể đăng ký vào tới 3 ngành khác mà các em không thích lắm, thậm chí không hề thích, chỉ để được đậu ĐH”, tiến sĩ Lê Trung Đạo nhìn nhận.
Không còn thí sinh để tuyển nữa
Dự thảo cũng quy định ngày 31.10 các trường ĐH phải kết thúc việc xét tuyển, ngày 15.11 trường CĐ phải hoàn tất xét tuyển. Việc này cũng gây lo lắng không nhỏ đối với các trường CĐ. Trưởng phòng đào tạo một trường CĐ tại TP.HCM cho biết: “CĐ và trung cấp chỉ là lựa chọn sau cùng của thí sinh. Mọi năm, các trường CĐ tổ chức thi còn chủ động được phần nào chỉ tiêu của mình. Năm nay, sẽ phải đợi ĐH xét tuyển xong mới có hy vọng. Trên thực tế chỉ có 15 ngày để xét tuyển, nên chúng tôi đang rất hoang mang”. Vị cán bộ này cho rằng những quy định mới ngày càng bó chân trường CĐ.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cũng lo ngại với tình hình này thí sinh sẽ ưu tiên xét tuyển vào trường ĐH trước, trường CĐ sẽ ở thế bị động, tuyển sinh sẽ hết sức khó khăn. “Nếu các trường ĐH tuyển vượt chỉ tiêu, hoặc không làm đúng quy chế là chỉ xét 25% chỉ tiêu theo học bạ, thì các trường CĐ sẽ không còn thí sinh để tuyển nữa”, tiến sĩ Trần Mạnh Thành nhận định.
Thiếu sự đồng bộ. Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia quy định thay đổi thang điểm. Điều này không phải là vấn đề lớn nhưng thể hiện sự không đồng bộ giữa thang điểm đánh giá trong năm (10 điểm) với thang điểm thi (20 điểm). Nếu Bộ thấy thật sự cần thay đổi thì nên sử dụng khi có sự đồng bộ.
Nguyễn Văn Ngai
(Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Giáo viên sẽ không có thời gian nghỉ hè. Với thời gian thi như ghi trong dự thảo thi THPT quốc gia thì dù kết thúc năm học vào cuối tháng 5, các trường phải tổ chức cho học sinh học đến hết tháng 6. Kéo dài thời gian như vậy dẫn đến giáo viên không còn thời gian nghỉ vì học sinh thi xong, trường chuyển qua tuyển sinh cho năm học mới, chuẩn bị tựu trường… Nếu có thể, chỉ cần kéo dài đến khoảng ngày 20.6 tổ chức thi là vừa.
Đỗ Thị Bích Duyên
(Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM)
Đề thi cần phân định nội dung và thời gian. Không phải thí sinh nào cũng có mục tiêu theo học ĐH, vì vậy nên có sự phân định rạch ròi trong đề thi. Cụ thể trong cơ cấu đề thi nên cho thí sinh biết đến đâu là yêu cầu của tốt nghiệp và đến đâu đề tiếp tục cho mục đích ĐH. Chẳng hạn với môn văn, những học sinh chỉ cần xét tốt nghiệp thì thời gian làm bài tối thiểu là 120 phút, còn ĐH thì thời gian tối đa là 180 phút.
Nguyễn Thị Giang Khánh
(Giáo viên Trường THPT dân lập Trí Đức, TP.HCM)
Sợ thiệt thòi. Theo đề án thi quốc gia thì đề thi sẽ dùng chung cho cả hệ THPT, GDTX và đề sẽ sử dụng phần giao thoa giữa hai chương trình. Điều này làm học viên GDTX rất lo lắng. Thực sự dù dùng chung một bộ sách nhưng ai cũng biết trình độ giữa 2 hệ hoàn toàn cách xa nhau. Mặc dù trong quy chế nói vậy nhưng vì số lượng học sinh phổ thông chiếm ưu thế về số lượng, người biên soạn đề thi quên số lượng ít học viên GDTX vậy có dẫn tới sự thiệt thòi?
(Một học viên Trung tâm GDTX Q.8, TP.HCM)
Quá trình học tập tính theo thang điểm nào? Chúng em đã quen với thang điểm 10, chưa hiểu với thang điểm 20 cách tính điểm các ý trong bài sẽ như thế nào? Ngoài ra, dự thảo quy chế mới chỉ đưa ra thang điểm của bài thi, vậy còn điểm xét quá trình học tập sẽ tính theo thang điểm nào? Đây là điều mà chúng em đang rất quan tâm và băn khoăn lo lắng.
Thái Vĩnh Khang
(Học sinh Trường THPT dân lập Trí Đức, TP.HCM)
B.Thanh (ghi)

Mỹ Quyên