Đức Thánh Cha chủ sự lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
VATICAN – Sáng ngày 1-1-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô, kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Ngày Thế giới Hoà bình lần thứ 48. Đồng tế với ĐTC có khoảng 30 hồng y và hơn 40 giám mục thuộc các cơ quan trung ương Toà Thánh và hàng trăm linh mục, trước sự hiện diện của 9.000 tín hữu, trong đó có nhiều vị đại sứ các nước.
Đức Thánh Cha chủ sự lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
VATICAN – Sáng ngày 1-1-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô, kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Ngày Thế giới Hoà bình lần thứ 48.
Đồng tế với ĐTC có khoảng 30 hồng y và hơn 40 giám mục thuộc các cơ quan trung ương Toà Thánh và hàng trăm linh mục, trước sự hiện diện của 9.000 tín hữu, trong đó có nhiều vị đại sứ các nước.
Tháp tùng ĐTC trên bàn thờ có ĐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin, và vị phụ tá là Đức TGM Angelo Becciu, Đức TGM Dominique Mamberti, Ngoại trưởng Toà Thánh, tân Chủ tịch Tối cao Pháp viện, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý Hoà bình, và vị tổng thư ký là Đức cha Mario Toso, Dòng Don Bosco.
Đồng tế với ĐTC có khoảng 30 hồng y và hơn 40 giám mục thuộc các cơ quan trung ương Toà Thánh và hàng trăm linh mục, trước sự hiện diện của 9.000 tín hữu, trong đó có nhiều vị đại sứ các nước.
Tháp tùng ĐTC trên bàn thờ có ĐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin, và vị phụ tá là Đức TGM Angelo Becciu, Đức TGM Dominique Mamberti, Ngoại trưởng Toà Thánh, tân Chủ tịch Tối cao Pháp viện, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý Hoà bình, và vị tổng thư ký là Đức cha Mario Toso, Dòng Don Bosco.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC quảng diễn mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và từ đó nói đến quan hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội cũng là Mẹ chúng ta.
Ngài nói:
“Khi cử hành lễ trọng kính Đức Maria cực thánh là Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta rằng Mẹ Maria là người đầu tiên nhận lãnh phúc lành như được nói đến trong Bài đọc I trích từ sách Dân Số (Ds 6,24-26). Nơi Mẹ, lời chúc lành được viên mãn: Thật vậy, không có thụ tạo nào đã thấy tôn nhan Chúa chiếu toả trên mình như Mẹ Maria, Mẹ đã mang khuôn mặt nhân trần cho Ngôi Lời Vĩnh Cửu, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngưỡng.
Ngoài việc chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa, chúng ta cũng có thể chúc tụng và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên, từ Bêlem trở về, ca hát cảm tạ sau khi đã được thấy Hài Nhi và người Mẹ trẻ của Ngài (x. Lc 2,16). Hai Đấng ở cùng nhau, như trên đồi Canvê sau này, vì Chúa Kitô và Mẹ Ngài không thể tách rời nhau: giữa hai vị có một quan hệ rất mật thiết, cũng như giữa mỗi người con và người mẹ. Thân mình Chúa Kitô – là nguyên lý nền tảng ơn cứu độ chúng ta (Tertulliano) – đã được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria (x. Tv 139,13). Sự bất khả phân ly cũng được biểu lộ qua sự kiện Mẹ Maria được tuyển chọn trước để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ đã chia sẻ trọn vẹn toàn thể sứ mạng của Chúa, ở cạnh Chúa Con cho đến lúc cuối cùng trên đồi Canvê.
Mẹ Maria được liên kết với Chúa Giêsu đến độ nhận được từ nơi Chúa tri thức tâm hồn, tri thức đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm hiền mẫu và nhờ mối liên hệ thân mật mới Chúa Con. Đức Thánh Trinh Nữ, là phụ nữ đức tin, đã dành chỗ cho Thiên Chúa trong tâm hồn và trong các dự phóng của Mẹ; Mẹ là người tín hữu có khả năng đón nhận nơi hồng ân Chúa Con biến cố thời gian sung mãn (Gl 4,4), trong đó Thiên Chúa, khi chọn con đường khiêm hạ là cuộc cuộc sống nhân trần, đã đích thân đi vào lịch sử cứu độ. Vì thế, ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không để ý đến Mẹ Ngài.”
ĐTC giải thích:
“Chúa Kitô và Giáo Hội cũng không thể tách rời nhau, và ta không thể hiểu ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại nếu không để ý đến tình mẫu tử của Giáo Hội. Tách rời Chúa Giêsu ra khỏi Giáo Hội là muốn du nhập một sự chia cách vô lý, như Chân phước Phaolô VI đã viết (x. Evang. nunt., 16). Không thể yêu mến Chúa Kitô mà không yêu mến Giáo Hội, không thể nghe Chúa Kitô mà không nghe Giáo Hội, không thể thuộc về Chúa Kitô mà lại ở ngoài Giáo Hội (Ib.). Thật vậy, chính Giáo Hội, là đại gia đình của Thiên Chúa, đưa Chúa Kitô đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một đạo lý trừu tượng hay một triết lý, nhưng là quan hệ sinh động và trọn vẹn với một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa làm người, chịu chết và sống lại để cứu độ chúng ta và sống giữa chúng ta. Vậy chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa chúng ta gặp ngài trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội nói với chúng ta ngày nay: “Đây là Chiên Thiên Chúa”, Giáo Hội loan báo Chúa, và chính trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện những cử chỉ ơn thánh là các bí tích.
Hoạt động và sứ mạng này của Giáo Hội biểu lộ tình mẫu tử của Giáo Hội. Thật vậy, Giáo Hội như một người mẹ dịu dàng gìn giữ Chúa Giêsu và trao Chúa cho tất cả mọi người trong niềm hân hoan và quảng đại. Không có sự biểu lộ nào của Chúa Giêsu, dù là huyền bí nhất, có thể tách rời khỏi mình và máu của Giáo Hội, khỏi đặc tính cụ thể lịch sử của Mình Chúa Kitô. Không có Giáo Hội, thì Chúa Giêsu Kitô rốt cục bị thu hẹp thành một ý tưởng, một nền luân lý, một tình cảm. Không có Giáo Hội, thì tương quan của chúng ta với Chúa Kitô tùy thuộc sự tưởng tượng, những giải thích và tính khí nhất thời của chúng ta.”
ĐTC kết luận:
“Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Kitô là phúc lành cho mỗi người và toàn thể nhân loại. Giáo Hội, khi ban Chúa Giêsu cho chúng ta, thì cũng trao tặng cho chúng ta phúc lành viên mãn của Chúa. Đây chính là sứ mạng của dân Chúa: sứ mạng chiếu toả phúc lành của Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô trên mọi dân tộc. Và Mẹ Maria, nữ môn đệ đầu tiên và hoàn hảo của Chúa Giêsu, là mẫu gương cho Giáo Hội lữ hành, chính Mẹ mở con đường tình mẫu tử của Giáo Hội và luôn nâng đỡ sứ mạng làm mẹ của Giáo Hội cho tất cả mọi người. Chứng tá âm thầm và từ mẫu của Mẹ đồng hành với Giáo Hội ngay từ đầu. Người là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội, và nhờ Giáo Hội, là Mẹ của tất cả mọi người và mọi dân tộc.
Xin Mẹ dịu dàng và ân cần giúp chúng ta được phúc lành của Chúa cho toàn thể gia đình nhân loại. Đặc biệt ngày hôm nay, Ngày Thế giới Hoà bình, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa ban hoà bình cho thời đại chúng ta: hoà bình trong các tâm hồn, trong các gia đình, hoà bình giữa các dân nước. Đặc biệt năm nay, Sứ điệp Ngày Thế giới Hoà bình là “không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”. Tất cả chúng ta được kêu gọi sống tự do, tất cả được kêu gọi trở thành con cái và mỗi người theo trách nhiệm của mình, chiến đấu chống lại những hình thức mới của nạn nô lệ. Từ mọi dân tộc, văn hoá và tôn giáo, chúng ta hãy hiệp lực. Xin Đấng để làm cho tất cả chúng ta thành anh em, đã trở nên tôi tớ của chúng ta, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.”
ĐTC cũng mời gọi chiêm ngắm Mẹ Maria và đề nghị mọi người cùng nhau kính chào Mẹ như dân thành Ephêsô can đảm đã hô lên trước các vị mục tự khi các vị vào nhà thờ: “Mẹ thánh của Thiên Chúa!”. Thật là một lời chào thật đẹp đối với Mẹ chúng ta…
Lời nguyện giáo dân
Trong phần lời nguyện giáo dân, Cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho ĐTC và các GM, xin Chúa nâng đỡ các vị trong sứ vụ tông đồ và để với lòng dịu dàng cương quyết, các vị hướng dẫn mọi anh chị em đến gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Giêsu; cầu cho các nhà lập pháp và chính quyền, xin Chúa làm cho lòng quí chuộng và tôn trọng sự sống cũng như phẩm giá của mỗi người được tái triển nở, và để không một ai phải chịu tủi nhục, áp bức và bạo lực. Cộng đoàn cũng đặc biệt cầu nguyện cho những người bị bách hại vì đức tin, cho hòa bình trong các gia đình, xin Chúa thánh hóa hôn nhân, chúc lành cho các cha mẹ Công Giáo, soi sáng và tháp tùng hành trình của con cái.
Trong phần dâng lễ, 3 em bé người Đức mặc y phục Ba Vua thuộc chiến dịch Lễ Ba Vua, dâng bánh rượu lên ĐTC.
Kinh Truyền Tin
Thánh lễ kéo dài gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ ở lầu 3 của Dinh Tông Toà để chủ sự Kinh Truyền Tin với 50.000 tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp nhưng gió lạnh.
Trong số những người hiện diện đặc biệt có hàng trăm người thuộc đoàn tuần hành hoà bình do Cộng đồng Thánh Egidio tổ chức, năm nay có chủ đề là “Hoà bình trên toàn trái đất”. Đây là lần thứ 13 cuộc tuần hành hoà bình này được tổ chức và năm nay cũng diễn ra tại hơn 800 thành phố tại 82 nước trên thế giới.
Trong cuộc tuần hành từ đầu Đại lộ Hoà Giải đến Quảng trường Thánh Phêrô, có nhắc đến 27 cuộc xung đột vẫn còn diễn ra tại nhiều miền trên thế giới, như Syria, Trung Phi, Nam Sudan, Trung Đông, Nigeria, Irak, Afganistan, Pakistan…
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC cũng nhắc đến sự liên kết mật thiết giữa Chúa Kitô và Mẹ Ngài. “Không thể tách rời sự chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngôi Lời Sự Sống trở nên hữu hình và có thể đụng chạm đến được (x. 1 Ga 1,1), ra khỏi sự chiêm ngắm Mẹ Maria Đấng đã trao ban cho Người tình thương và xác thể nhân trần của Mẹ.”
Nhân ngày đầu năm mới, ĐTC cũng nhắc nhở các tín hữu nhớ đến ngày mình chịu phép rửa tội, tái khám phá món quà nhận được trong bí tích này, tái sinh chúng ta vào đời sống mới, sự sống thần linh. Việc tái sinh này qua Mẹ Giáo Hội, có mẫu gương là Mẹ Maria. Nhờ phép rửa, chúng ta được dẫn vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và chúng ta không còn tuỳ thuộc sự ác và tội lỗi nữa. Trái lại, chúng ta nhận được tình thương, sự dịu hiền và lòng từ bi của Chúa Cha trên trời.
Nhắc đến Ngày Thế giới Hoà bình, ĐTC nhấn mạnh rằng kinh nguyện là cội rễ của hoà bình và hoà bình luôn luôn là điều có thể. Kinh nguyện làm cho hoà bình nẩy mầm. Ngày Thế giới Hoà bình năm nay có chủ đề là “Không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh chị em”. Sứ điệp này có liên hệ tới tất cả chúng ta. Tất cả đều được mời gọi bài trừ mọi hình thức nô lệ và xây dựng tình huynh đệ.
Trong phần chào thăm các tín hữu sau phép lành, ĐTC đến sự kiện buổi đọc Kinh Truyền Tin nhân Ngày Thế giới Hoà bình 2015 cũng được nối với đồi Miravalle ở Rovereto, thuộc tỉnh Trento, bắc Italia, nơi có quả chuông khổng lồ cao 3,36m, đường kính 3,21m và nặng 256 tạ, mang tên là Maria Dolens, Đức Mẹ đau thương, đúc cách đây 90 năm và được ĐGH Phaolô VI làm phép cách đây 50 năm (1965). Chuông thường được đánh lên để tưởng niệm tất cả các những binh sĩ tử trận trong mọi cuộc chiến, đặc biệt là Thế chiến I.
Ngài nói:
“Khi cử hành lễ trọng kính Đức Maria cực thánh là Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta rằng Mẹ Maria là người đầu tiên nhận lãnh phúc lành như được nói đến trong Bài đọc I trích từ sách Dân Số (Ds 6,24-26). Nơi Mẹ, lời chúc lành được viên mãn: Thật vậy, không có thụ tạo nào đã thấy tôn nhan Chúa chiếu toả trên mình như Mẹ Maria, Mẹ đã mang khuôn mặt nhân trần cho Ngôi Lời Vĩnh Cửu, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngưỡng.
Ngoài việc chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa, chúng ta cũng có thể chúc tụng và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên, từ Bêlem trở về, ca hát cảm tạ sau khi đã được thấy Hài Nhi và người Mẹ trẻ của Ngài (x. Lc 2,16). Hai Đấng ở cùng nhau, như trên đồi Canvê sau này, vì Chúa Kitô và Mẹ Ngài không thể tách rời nhau: giữa hai vị có một quan hệ rất mật thiết, cũng như giữa mỗi người con và người mẹ. Thân mình Chúa Kitô – là nguyên lý nền tảng ơn cứu độ chúng ta (Tertulliano) – đã được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria (x. Tv 139,13). Sự bất khả phân ly cũng được biểu lộ qua sự kiện Mẹ Maria được tuyển chọn trước để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ đã chia sẻ trọn vẹn toàn thể sứ mạng của Chúa, ở cạnh Chúa Con cho đến lúc cuối cùng trên đồi Canvê.
Mẹ Maria được liên kết với Chúa Giêsu đến độ nhận được từ nơi Chúa tri thức tâm hồn, tri thức đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm hiền mẫu và nhờ mối liên hệ thân mật mới Chúa Con. Đức Thánh Trinh Nữ, là phụ nữ đức tin, đã dành chỗ cho Thiên Chúa trong tâm hồn và trong các dự phóng của Mẹ; Mẹ là người tín hữu có khả năng đón nhận nơi hồng ân Chúa Con biến cố thời gian sung mãn (Gl 4,4), trong đó Thiên Chúa, khi chọn con đường khiêm hạ là cuộc cuộc sống nhân trần, đã đích thân đi vào lịch sử cứu độ. Vì thế, ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không để ý đến Mẹ Ngài.”
ĐTC giải thích:
“Chúa Kitô và Giáo Hội cũng không thể tách rời nhau, và ta không thể hiểu ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại nếu không để ý đến tình mẫu tử của Giáo Hội. Tách rời Chúa Giêsu ra khỏi Giáo Hội là muốn du nhập một sự chia cách vô lý, như Chân phước Phaolô VI đã viết (x. Evang. nunt., 16). Không thể yêu mến Chúa Kitô mà không yêu mến Giáo Hội, không thể nghe Chúa Kitô mà không nghe Giáo Hội, không thể thuộc về Chúa Kitô mà lại ở ngoài Giáo Hội (Ib.). Thật vậy, chính Giáo Hội, là đại gia đình của Thiên Chúa, đưa Chúa Kitô đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một đạo lý trừu tượng hay một triết lý, nhưng là quan hệ sinh động và trọn vẹn với một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa làm người, chịu chết và sống lại để cứu độ chúng ta và sống giữa chúng ta. Vậy chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa chúng ta gặp ngài trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội nói với chúng ta ngày nay: “Đây là Chiên Thiên Chúa”, Giáo Hội loan báo Chúa, và chính trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện những cử chỉ ơn thánh là các bí tích.
Hoạt động và sứ mạng này của Giáo Hội biểu lộ tình mẫu tử của Giáo Hội. Thật vậy, Giáo Hội như một người mẹ dịu dàng gìn giữ Chúa Giêsu và trao Chúa cho tất cả mọi người trong niềm hân hoan và quảng đại. Không có sự biểu lộ nào của Chúa Giêsu, dù là huyền bí nhất, có thể tách rời khỏi mình và máu của Giáo Hội, khỏi đặc tính cụ thể lịch sử của Mình Chúa Kitô. Không có Giáo Hội, thì Chúa Giêsu Kitô rốt cục bị thu hẹp thành một ý tưởng, một nền luân lý, một tình cảm. Không có Giáo Hội, thì tương quan của chúng ta với Chúa Kitô tùy thuộc sự tưởng tượng, những giải thích và tính khí nhất thời của chúng ta.”
ĐTC kết luận:
“Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Kitô là phúc lành cho mỗi người và toàn thể nhân loại. Giáo Hội, khi ban Chúa Giêsu cho chúng ta, thì cũng trao tặng cho chúng ta phúc lành viên mãn của Chúa. Đây chính là sứ mạng của dân Chúa: sứ mạng chiếu toả phúc lành của Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô trên mọi dân tộc. Và Mẹ Maria, nữ môn đệ đầu tiên và hoàn hảo của Chúa Giêsu, là mẫu gương cho Giáo Hội lữ hành, chính Mẹ mở con đường tình mẫu tử của Giáo Hội và luôn nâng đỡ sứ mạng làm mẹ của Giáo Hội cho tất cả mọi người. Chứng tá âm thầm và từ mẫu của Mẹ đồng hành với Giáo Hội ngay từ đầu. Người là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội, và nhờ Giáo Hội, là Mẹ của tất cả mọi người và mọi dân tộc.
Xin Mẹ dịu dàng và ân cần giúp chúng ta được phúc lành của Chúa cho toàn thể gia đình nhân loại. Đặc biệt ngày hôm nay, Ngày Thế giới Hoà bình, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa ban hoà bình cho thời đại chúng ta: hoà bình trong các tâm hồn, trong các gia đình, hoà bình giữa các dân nước. Đặc biệt năm nay, Sứ điệp Ngày Thế giới Hoà bình là “không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”. Tất cả chúng ta được kêu gọi sống tự do, tất cả được kêu gọi trở thành con cái và mỗi người theo trách nhiệm của mình, chiến đấu chống lại những hình thức mới của nạn nô lệ. Từ mọi dân tộc, văn hoá và tôn giáo, chúng ta hãy hiệp lực. Xin Đấng để làm cho tất cả chúng ta thành anh em, đã trở nên tôi tớ của chúng ta, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.”
ĐTC cũng mời gọi chiêm ngắm Mẹ Maria và đề nghị mọi người cùng nhau kính chào Mẹ như dân thành Ephêsô can đảm đã hô lên trước các vị mục tự khi các vị vào nhà thờ: “Mẹ thánh của Thiên Chúa!”. Thật là một lời chào thật đẹp đối với Mẹ chúng ta…
Lời nguyện giáo dân
Trong phần lời nguyện giáo dân, Cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho ĐTC và các GM, xin Chúa nâng đỡ các vị trong sứ vụ tông đồ và để với lòng dịu dàng cương quyết, các vị hướng dẫn mọi anh chị em đến gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Giêsu; cầu cho các nhà lập pháp và chính quyền, xin Chúa làm cho lòng quí chuộng và tôn trọng sự sống cũng như phẩm giá của mỗi người được tái triển nở, và để không một ai phải chịu tủi nhục, áp bức và bạo lực. Cộng đoàn cũng đặc biệt cầu nguyện cho những người bị bách hại vì đức tin, cho hòa bình trong các gia đình, xin Chúa thánh hóa hôn nhân, chúc lành cho các cha mẹ Công Giáo, soi sáng và tháp tùng hành trình của con cái.
Trong phần dâng lễ, 3 em bé người Đức mặc y phục Ba Vua thuộc chiến dịch Lễ Ba Vua, dâng bánh rượu lên ĐTC.
Kinh Truyền Tin
Thánh lễ kéo dài gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ ở lầu 3 của Dinh Tông Toà để chủ sự Kinh Truyền Tin với 50.000 tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp nhưng gió lạnh.
Trong số những người hiện diện đặc biệt có hàng trăm người thuộc đoàn tuần hành hoà bình do Cộng đồng Thánh Egidio tổ chức, năm nay có chủ đề là “Hoà bình trên toàn trái đất”. Đây là lần thứ 13 cuộc tuần hành hoà bình này được tổ chức và năm nay cũng diễn ra tại hơn 800 thành phố tại 82 nước trên thế giới.
Trong cuộc tuần hành từ đầu Đại lộ Hoà Giải đến Quảng trường Thánh Phêrô, có nhắc đến 27 cuộc xung đột vẫn còn diễn ra tại nhiều miền trên thế giới, như Syria, Trung Phi, Nam Sudan, Trung Đông, Nigeria, Irak, Afganistan, Pakistan…
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC cũng nhắc đến sự liên kết mật thiết giữa Chúa Kitô và Mẹ Ngài. “Không thể tách rời sự chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngôi Lời Sự Sống trở nên hữu hình và có thể đụng chạm đến được (x. 1 Ga 1,1), ra khỏi sự chiêm ngắm Mẹ Maria Đấng đã trao ban cho Người tình thương và xác thể nhân trần của Mẹ.”
Nhân ngày đầu năm mới, ĐTC cũng nhắc nhở các tín hữu nhớ đến ngày mình chịu phép rửa tội, tái khám phá món quà nhận được trong bí tích này, tái sinh chúng ta vào đời sống mới, sự sống thần linh. Việc tái sinh này qua Mẹ Giáo Hội, có mẫu gương là Mẹ Maria. Nhờ phép rửa, chúng ta được dẫn vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và chúng ta không còn tuỳ thuộc sự ác và tội lỗi nữa. Trái lại, chúng ta nhận được tình thương, sự dịu hiền và lòng từ bi của Chúa Cha trên trời.
Nhắc đến Ngày Thế giới Hoà bình, ĐTC nhấn mạnh rằng kinh nguyện là cội rễ của hoà bình và hoà bình luôn luôn là điều có thể. Kinh nguyện làm cho hoà bình nẩy mầm. Ngày Thế giới Hoà bình năm nay có chủ đề là “Không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh chị em”. Sứ điệp này có liên hệ tới tất cả chúng ta. Tất cả đều được mời gọi bài trừ mọi hình thức nô lệ và xây dựng tình huynh đệ.
Trong phần chào thăm các tín hữu sau phép lành, ĐTC đến sự kiện buổi đọc Kinh Truyền Tin nhân Ngày Thế giới Hoà bình 2015 cũng được nối với đồi Miravalle ở Rovereto, thuộc tỉnh Trento, bắc Italia, nơi có quả chuông khổng lồ cao 3,36m, đường kính 3,21m và nặng 256 tạ, mang tên là Maria Dolens, Đức Mẹ đau thương, đúc cách đây 90 năm và được ĐGH Phaolô VI làm phép cách đây 50 năm (1965). Chuông thường được đánh lên để tưởng niệm tất cả các những binh sĩ tử trận trong mọi cuộc chiến, đặc biệt là Thế chiến I.