23/12/2024

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ: Tôn vinh các vị nữ thần

Như Thanh Niên đã thông tin, tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá đại diện của nhân loại.

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ: Tôn vinh các vị nữ thần

Như Thanh Niên đã thông tin, tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá đại diện của nhân loại.




Một nghi thức hầu đồng
 /// Ảnh: Đoàn Kỳ Thanh

 

Một nghi thức hầu đồngẢNH: ĐOÀN KỲ THANH

Loạt bài viết sau đây nhằm để độc giả hiểu thêm những nét văn hoá độc đáo về tín ngưỡng này.
Theo GS Ngô Đức Thịnh, một trong những nét độc đáo là màu sắc văn h bản địa trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, vô cùng rực rỡ.
Tôn vinh phụ nữ, bất chấp “nam tôn nữ ti”
Sự manh nha các yếu tố của đạo Mẫu, theo GS Ngô Đức Thịnh, đã có từ khi xuất hiện truyền thuyết về mẹ Âu Cơ. Nó cũng xuất hiện trên nền tảng của việc thờ cúng nữ thần vốn phổ biến trong dân chúng.
“Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ h thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn h tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng cùng với các vị thánh mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân”, Cục Di sản cho biết.
Đạo Mẫu, theo ông Thịnh, là đạo tôn vinh các vị nữ thần. Nó cũng có cơ sở là sự đề cao người phụ nữ trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, tuy có cái gọi là “nam tôn nữ ti” song truyền thống mẫu hệ vẫn chi phối nhiều gia đình. Người vợ, người phụ nữ vẫn giữ vai trò hàng đầu trong tổ chức và quản lý gia đình, nhất là về phương diện kinh tế. Trong lĩnh vực pháp luật, bộ luật Hồng Đức (1478) cũng đề cao và bênh vực người phụ nữ trong vai trò và quyền lợi. Bộ luật này quy định, trong hôn nhân, chỉ khi người phụ nữ ưng thuận mới được phép kết hôn. Chồng xa nhà quá 5 tháng mà không đi lại thăm hỏi vợ, thì có thể bị mất vợ. Quyền thừa kế của con gái cũng được bảo đảm.
Mặc dù vậy, theo TS Nguyễn Ngọc Mai, Viện Tôn giáo, nhiều nhà nghiên cứu lại thống nhất cho rằng thờ Mẫu chỉ có thể “lên khuôn” vào thế kỷ 17 – 18. Điều này được căn cứ vào nhiều tư liệu, trong đó những sự tương đồng trong hai thể thức múa nghi lễ, cùng với thần tích, ngọc phả về Mẫu Liễu (Phủ Dầy, Nam Định).
Hệ thống thần tiên của Đạo Mẫu
Theo ông Thịnh, Ngọc Hoàng là vị thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ. Tuy nhiên, vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, trong tâm thức dân gian thì lại mờ nhạt. Trong khi đó, Mẫu Liễu Hạnh với tư cách Mẫu Thượng Thiên (sáng tạo bầu trời và mây mưa sấm chớp) lại luôn được thờ ở vị trí trung tâm. “Vị thánh xuất hiện khá muộn, sớm nhất cũng vào khoảng thế kỷ 16, thời hậu Lê, nhưng nhanh chóng trở thành vị thần chủ của đạo Mẫu và được tôn vinh hơn tất cả các thánh Mẫu khác”, ông Thịnh đánh giá.
Mẫu Thượng Ngàn lại trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sống chính của nhiều dân tộc thiểu số. Có nhiều truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn. Chẳng hạn, gắn với di tích đền Bắc Lệ, Lạng Sơn, người ta cho rằng bà là con của Sơn Tinh và Mỵ Nương. Bà thường đi theo cha khắp núi rừng, luôn quyến luyến cây cỏ chim thú. Bà cũng từng báo mộng giúp Lê Lợi tránh hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Mẫu Thoải trông nom sông nước cũng có nhiều nguồn gốc theo các dị bản khác nhau. Trong nghiên cứu hầu đồng của nhà nghiên cứu M.Durand người Pháp, Mẫu Thoải gắn với tình tiết mang tính gia đình thời hiện đại. Theo đó Mẫu Thoải chính là con gái Long Vương tại Động Đình Hồ. Bà rất yêu chồng là hoàng tử Kinh Xuyên, song lại bị vợ hai vu cáo không chung thuỷ. Kinh Xuyên nhốt bà vào cũi mang thả vào rừng cho thú ăn thịt nhưng chúng lại mang hoa quả về nuôi bà. Sau này được cứu thoát, bà được suy tôn là Mẫu Thoải – Mẹ Nước, lập đền thờ ở Tuyên Quang gọi là đền Giùm.
Sau hàng Mẫu như trên còn có Ngũ Vị Quan Lớn, gọi từ Quan Đệ Nhất đến Quan Đệ Ngũ. Các quan lớn trong văn chầu hay khi giáng đồng thường có tính cách quý phái, hùng dũng, nhân từ, hay làm những việc phúc đức nhưng cũng đáng sợ với người trần.
Đạo Mẫu cũng có các ông Hoàng, gọi theo thứ tự từ Ông Hoàng Đệ Nhất tới Ông Hoàng Mười. Các ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần. Hàng Cô được gọi từ Cô Đệ Nhất tới cô thứ 12 là Cô Bé. Đây là những thị nữ của Thánh Mẫu. Các Cậu Quận là những người chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh.
Theo nghiên cứu của Viện Văn h, về phương diện điện thần, Đức Thánh Trần cũng được coi là một vị Thánh Tứ phủ. Trong khá nhiều đền, điện của đạo này đều có ban thờ riêng ông cùng với các thuộc hạ. Người con gái là Vương Cô Đệ Nhất và Vương Cô Đệ Nhị được nhập vào hàng Cô của đạo, luôn hầu cận hai bên Thánh Cha.
Đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ ?
GS Nguyễn Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho rằng hoàn toàn có thể chấp nhận cách gọi tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt là đạo Mẫu. Đây cũng là cách GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá dân gian, đã gọi trong hàng chục năm nay. Bản thân GS Thịnh cũng có một nghiên cứu được in thành sách với tên gọi Đạo Mẫu ở Việt Nam.  
Tuy nhiên, ông Hưng cho rằng, đây là cách gọi từ góc độ văn hoá chứ không nên hiểu đạo Mẫu là một tôn giáo. Về mặt văn bản pháp luật, ông Hưng cho biết đạo Mẫu chỉ được công nhận như một tín ngưỡng chứ không phải một tôn giáo.
Về cách gọi này, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng ông sử dụng từ đạo với ý nghĩa là đường để nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức của tín ngưỡng này. Ông cũng không coi đó là một tôn giáo.

 

Trinh Nguyễn