24/12/2024

Đội phản ứng nhanh về đột quỵ

Khi bệnh nhân bị đột quỵ vào bệnh viện, hồ sơ sẽ được đóng dấu đỏ và được đội phản ứng nhanh thực hiện các thao tác một cách nhanh nhất…

 

Đội phản ứng nhanh về đột quỵ

Khi bệnh nhân bị đột quỵ vào bệnh viện, hồ sơ sẽ được đóng dấu đỏ và được đội phản ứng nhanh thực hiện các thao tác một cách nhanh nhất…

 

 

 

Đội phản ứng nhanh về đột quỵ
Các bác sĩ của đội phản ứng nhanh về đột quỵ có sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng với các khoa khác nhau trong bệnh viện – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Đó là đội phản ứng nhanh về đột quỵ được Bệnh viện Đà Nẵng thành lập 3 năm nay. 

Khoảng 7g20 một buổi sáng cuối tháng 7, khoa cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận một phụ nữ 43 tuổi nhập viện với các triệu chứng của đột quỵ. Ngay lập tức, quy trình xử lý khẩn cấp về đột quỵ được kích hoạt, đội phản ứng nhanh về đột quỵ vào cuộc.

Giành giật với tử thần

Nữ bệnh nhân nhập viện là chị Phan Thị K. (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng). Chị K. vào viện trong tình trạng liệt toàn thân.

Người nhà cho biết lúc 6g sáng cùng ngày, chị K. ngủ dậy và tự nhiên bị liệt nửa người bên trái, dù không có bệnh lý gì về tim mạch hay huyết áp, mọi sinh hoạt đều bình thường.

Sau khi thăm khám, đội phản ứng nhanh về đột quỵ của Bệnh viện Đà Nẵng khẩn trương chụp CT, làm các xét nghiệm… và phát hiện bệnh nhân bị tắc mạch máu não.

Gần 30 phút sau khi nhập viện và làm các xét nghiệm, chụp phim, các bác sĩ đã sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn chưa cải thiện lâm sàng về liệt.

Các bác sĩ nhanh chóng chụp CTA thì phát hiện chưa tiêu cục máu đông nên họ tiến hành can thiệp để lấy huyết khối bằng dụng cụ (solitaire). Ca can thiệp kéo dài gần 1 giờ đã thành công, tay chân bệnh nhân đã hoạt động.

Sau một ngày điều trị, bệnh nhân gần như hồi phục hoàn toàn. Sau đó 3 ngày, khi chúng tôi gặp chị K., chị đã có thể nói chuyện được, ăn uống bình thường. Chị K. chia sẻ: “Tui không ngờ bị đột quỵ mà thoát chết thần kỳ đến vậy. Cảm tạ các bác sĩ vô cùng”.

Cùng với chị K. đã có hàng chục trường hợp được đội phản ứng nhanh cứu sống và có sự bình phục gần như hoàn toàn.

Trước đó không lâu, các bác sĩ cũng đã cứu sống bệnh nhân N.V.M. (41 tuổi, trú Đà Nẵng). Bệnh nhân M. khi đang làm thợ nề thì bất ngờ bị đột quỵ, liệt nửa người bên phải và được người quen đưa vào viện.

Ngay lập tức, đội phản ứng nhanh nhập cuộc và chỉ sau gần 40 phút thực hiện các bước chụp CT, làm các xét nghiệm, anh M. được điều trị tiêu sợi huyết. Sức khoẻ anh M. ổn định và có thể nói chuyện, ăn uống sau đó vài ngày.

Theo BS Dương Quang Hải – khoa hồi sức tích cực, chống độc, trong vòng 3 năm nay, đội phản ứng nhanh về đột quỵ đã áp dụng biện pháp tiêu sợi huyết hơn 100 bệnh nhân. Trong đó, tỉ lệ phục hồi rất cao về bình thường hoặc gần như bình thường sau 1 tháng điều trị là hơn 60%.

Đội phản ứng nhanh về đột quỵ
Chị Phan Thị K. được các bác sĩ của đội phản ứng nhanh về đột quỵ cứu sống thần kỳ Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

“Khoảng thời gian từ khi tiếp nhận, chẩn đoán, xét nghiệm, chụp phim… tới khi điều trị khoảng 40-60 phút

Bác sĩ Dương Quang Hải

Thời gian là… não

Theo BS Trần Ngọc Thạnh – giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, đội phản ứng nhanh về đột quỵ được thành lập cách đây 3 năm với hơn 10 bác sĩ, họ có nhiệm vụ tiến hành một cách nhanh nhất để điều trị cho người bị đột quỵ.

Khi bệnh nhân nhập viện chẩn đoán bị đột quỵ sẽ được đóng dấu đỏ trong hồ sơ “khẩn cấp” để chạy đua với thời gian cứu sống 
người bệnh.

Bác sĩ Dương Quang Hải – thành viên đội phản ứng nhanh – cho biết bệnh đột quỵ dân gian gọi là tai biến mạch máu não.

Khi bệnh nhân nhập viện, phát hiện các triệu chứng của đột quỵ như đột ngột liệt, tê một bên người, méo miệng, nói khó, co giật do nhồi máu não… nếu không có chống chỉ định thì hồ sơ bệnh án sẽ được bác sĩ đóng dấu đỏ – ghi chữ “bệnh nhân tiêu sợi huyết”.

Khi nhận hồ sơ có dấu đỏ này thì tất cả thủ tục hành chính đều được bỏ qua, các khoa liên quan khi nhận hồ sơ đóng dấu đỏ này thì bệnh nhân được ưu tiên tuyệt đối.

“Khoảng thời gian từ khi tiếp nhận, chẩn đoán, xét nghiệm, chụp phim… tới khi điều trị khoảng 40-60 phút” – bác sĩ Hải nói.

Cũng theo bác sĩ Hải, khi thành lập đội phản ứng nhanh, bệnh viện đồng thời giới thiệu con dấu đỏ “bệnh nhân tiêu sợi huyết” đến tất cả các khoa, phòng để đảm bảo việc xử lý, điều trị cho bệnh nhân được thuận tiện, phối hợp với nhau nhịp nhàng.

“Anh em bác sĩ tụi tôi hay nói: thời gian là não vì mỗi phút trôi qua não mà không được tưới máu kịp thời sẽ mất rất nhiều tế bào não, mất rất nhiều nơron thần kinh, tổn thương não lớn” – bác sĩ Hải 
tâm sự.

BS Lê Đức Nhân cho biết thêm không chỉ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ, các bác sĩ còn tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật mới phục vụ việc chữa trị bệnh nhân đột quỵ.

Trước đây, những trường hợp đột quỵ do tắc mạch não lớn khả năng tử vong rất cao (đến 70-80%) hoặc nếu có sống cũng để lại di chứng nặng nề, liệt người.

Năm 2016, Bệnh viện Đà Nẵng đã áp dụng phương pháp mới can thiệp lấy huyết khối não bằng dụng cụ (solitaire) – phương pháp cuối cùng cho các bệnh nhân bị tắc các động mạch não lớn, không thể điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối. Phương pháp truyền thống trước đây là điều trị phục hồi và dự phòng 
tái phát.

Cùng với đó, các bác sĩ cũng nghiên cứu để ứng dụng điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân đột quỵ.

Trước đây, cửa sổ điều trị từ lúc bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng đến lúc điều trị tiêu sợi huyết là trong vòng 3 tiếng đồng hồ đối với quốc tế thì các bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng đã mở rộng cửa sổ điều trị lên 4,5 giờ.

ĐOÀN CƯỜNG