14/01/2025

Phố cổ Hội An mới phòng cháy… trên giấy

Phố cổ Hội An đang nơm nớp lo sợ bởi chỉ một mồi lửa nhỏ cũng có thể làm “mất dạng” cả khu di sản văn hóa thế giới…

 

Phố cổ Hội An mới phòng cháy… trên giấy

Phố cổ Hội An đang nơm nớp lo sợ bởi chỉ một mồi lửa nhỏ cũng có thể làm “mất dạng” cả khu di sản văn hóa thế giới…




Vụ cháy xảy ra tại nhà số 76 Nguyễn Thái Học chiều 12.11 và tại nhà cổ 134 Trần Phú hồi tháng 7.2013 (ảnh nhỏ)  /// Ảnh: Bình Phước - Quốc Hải

 

 

Vụ cháy xảy ra tại nhà số 76 Nguyễn Thái Học chiều 12.11 và tại nhà cổ 134 Trần Phú hồi tháng 7.2013 (ảnh nhỏ)ẢNH: BÌNH PHƯỚC – QUỐC HẢI

 

Phố cổ Hội An đang nơm nớp lo sợ bởi chỉ một mồi lửa nhỏ cũng có thể làm “mất dạng” cả khu di sản văn hóa thế giới, vốn có 80% di tích làm bằng gỗ san sát nhau, trong khi dự án phòng cháy chưa được tiến hành.
Phố cổ Hội An mới phòng cháy... trên giấy - ảnh 1

Vụ cháy xảy ra cuối tuần qua trên phố Nguyễn Thái Học, Hội An (Quảng Nam) đã “xới” lại mối lo canh cánh của người dân đang cư ngụ trong khu vực có mật độ dân số cao gấp 10 lần so với bình quân mật độ dân số trung bình ở VN.
Đây là lời cảnh báo thứ 3 kể từ năm 2012. Khi đó, sau 15 năm không bị “bà hoả” viếng thăm, khu phố cổ đã một phen náo loạn vì vụ cháy tại nhà cổ 94 Trần Phú. Đến năm 2013 lại một vụ cháy khác xảy ra nhà số 134 cũng trên tuyến phố Trần Phú.
Hậu quả khó lường
“Nếu cháy vào ban đêm thì không biết tình hình sẽ nghiêm trọng tới mức độ nào”, ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, chưa hết lo ngại khi nói về vụ cháy kéo dài suốt 1 giờ vừa xảy ra tại nhà cổ 76 Nguyễn Thái Học.
Thật trùng hợp khi cả 3 vụ cháy trong các năm 2012, 2013, 2016 đều xảy ra vào ban ngày, được người dân phát hiện kịp thời. “Đó là phước của Hội An. Nhưng may mắn này sẽ không kéo dài mãi. Nếu không chủ động phòng ngừa sẽ còn cháy lan, nhất là xảy ra vào ban đêm. Khâu phòng cháy ở Hội An phải được ưu tiên số một. Sửa chữa di tích trong phố cổ, lỡ biến dạng thì còn có thể điều chỉnh, nhưng xảy ra cháy lan với các kiến trúc gỗ thì… mất dạng cả khu di tích luôn”, ông Nguyễn Sự lo lắng.
Nhà nào trong khu phố cổ cũng trữ sẵn 3 – 5 bình chữa cháy mini, nhưng chỉ đủ để xử lý các đám cháy nhỏ, đột xuất. Còn sự cố nghiêm trọng ở nhà cổ 76 Nguyễn Thái Học vừa xảy ra, lực lượng cứu hoảchuyên nghiệp của công an tỉnh đã phải vào cuộc với 2 xe chuyên dụng. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP.Hội An, tiếc nuối về dự án phòng cháy chữa cháy (PCCC) mà chính quyền thành phố từng đệ trình từ năm 2012. Thời điểm đó, Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển TP.Hội An và du lịch giai đoạn 2012 – 2025 được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt (Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12.1.2012). Để thực hiện quy hoạch này, TP.Hội An dự trù kinh phí lên đến 1.468 tỉ đồng, riêng dự án thành phần về PCCC được khái toán khoảng 200 tỉ đồng.
Đây được xem là “kế hoạch phòng thủ” căn bản. Về phòng cháy, TP dự tính đầu tư hệ thống cảnh báo cháy hiện đại ở từng di tích, từng nhà dân. Hệ thống điện, nước cũng được xử lý đồng bộ. Về chữa cháy, khi có báo động, hệ thống sẽ lập tức phun nước… Nhưng kể từ năm 2012 đến nay, những mô tả chi tiết về dự án dày hàng trăm trang này vẫn nằm im trên giấy do chưa thể giải quyết khoản kinh phí quá lớn.
Phải giữ di sản
Vị chủ tịch UBND TP nhìn nhận chỉ cần một chiếc quạt điện ai đó quên tắt trước khi đóng cửa quầy kinh doanh ra về cũng đủ làm bùng lên đám cháy ở nơi có đến 90 – 100% số nhà mặt tiền sử dụng để kinh doanh, mở văn phòng giao dịch, chủ yếu là kiến trúc gỗ. Từ cuối năm 2011, khu vực 1 (nơi xảy ra cả 3 vụ cháy kể từ năm 2012) đã đạt “kỷ lục” về sự chật chội, với 12.129 người/km2. Vì vậy, hạng mục đường ống cấp nước thiết lập đặt tại một vài tuyến đường và bàn giao từ năm 2006 thuộc dự án nâng cấp hạ tầng khu phố cổ trở nên quá nhỏ bé khi đối diện nguy cơ cháy nổ rình rập.
Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hoá TP, chuyện cháy lan cả khu phố cổ đã từng xảy ra hồi thập niên 1960. Khi đó, từ ngã ba Nguyễn Thái Học – Trần Quý Cáp kéo ra phía bờ sông bị cháy cả dãy. Trong góc nhìn của ông Nguyễn Sự, hoả hoạn luôn đe dọa nhiều nguồn tài nguyên ở phố cổ. Theo ông, trước tiên là cháy di tích, xâm hại tài nguyên văn hoá của di sản thế giới. Khi mất di tích, đến lượt tài nguyên kinh tế cũng không còn, cuộc sống của nhiều thế hệ ở phố cổ sẽ bị ảnh hưởng lâu dài. “Phải cấp thiết giữ di sản Hội An, mà đây là trách nhiệm chung chứ chỉ Hội An hay tỉnh Quảng Nam thì không đủ nguồn lực”, ông Sự kêu gọi.
Phải có người túc trực
Mật độ dân cư đông đúc tại khu vực nhiều di tích làm bằng gỗ, bán các mặt hàng dễ gây cháy (vải, tranh ảnh, lồng đèn, hàng lưu niệm) và các phong tục đốt hương đèn, vàng mã đã khiến chính quyền TP.Hội An liên tục kiểm tra, nhắc nhở người dân gia tăng phòng bị chuyện cháy nổ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cơ sở kinh doanh thuê mặt bằng trong phố cổ thường đóng cửa ra về sau 22 giờ đêm. Trước thực tế này, ông Nguyễn Sự đề nghị chính quyền địa phương cần mạnh tay, buộc các chủ cơ sở phải cử người ở lại túc trực, nếu không thì xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh.

 

Hứa Xuyên Huỳnh