15/11/2024

Để người dân, báo chí giám sát tài sản công

Đây là ý kiến được nhiều ĐBQH chia sẻ tại phiên thảo luận tổ về dự án luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) sáng 31.10.

 

Để người dân, báo chí giám sát tài sản công

Đây là ý kiến được nhiều ĐBQH chia sẻ tại phiên thảo luận tổ về dự án luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) sáng 31.10.




Các đại biểu trao đổi bên lề phiên thảo luận	 /// Ảnh: TTXVN

 

Các đại biểu trao đổi bên lề phiên thảo luậnẢNH: TTXVN

Trước đó, tại tờ trình, Chính phủ đã đề nghị đổi tên của dự án luật là “luật Quản lý, sử dụng tài sản công”.
Trình bày trước QH về dự án luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết dự thảo quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Dự luật đã bổ sung quy định về giám sát của cộng đồng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình.
Trong báo cáo thẩm tra dự luật, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của QH cho rằng nội dung công khai về tài sản công của dự luật còn thiếu chi tiết, cần làm rõ việc công khai trên cổng thông tin điện tử ở cơ quan nào, địa điểm niêm yết công khai, hình thức công khai. Uỷ ban Tài chính – Ngân sách đồng thời cũng đề nghị cần bổ sung quy định về hoạt động giám sát của người dân và các cơ quan truyền thông đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để tăng cường tính minh bạch, hiệu quả.
Cho thuê dễ bị chạy theo lợi ích
Ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm toán nhà nước, lo ngại quy định có thể đem tài sản công cho thuê sẽ nảy sinh nhiều thất thoát, dễ bị lợi dụng. “Ví dụ một trụ sở đáng ra chỉ cần 2.000 m2, nhưng để sau này cho thuê, cơ quan chủ quản có thể lập dự toán lên 5.000 m2. Hay nói cách khác, một công trình đáng ra chỉ cần 2 tầng là đủ thì họ lại xây lên 5 tầng. Cho nên, nếu quy định đem tài sản công cho thuê thì rất dễ bị chạy theo lợi ích”, ông Phớc nêu vấn đề.
Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), việc quản lý các tài sản công hiện nay còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt tính minh bạch tài sản công rất không rõ ràng. Các cơ quan quản lý tài sản công đưa vào dịch vụ, từ đó dẫn tới thất thoát trong việc sử dụng các tài sản này. ĐB Ngân cho rằng các hệ thống chính trị, người dân, MTTQ, QH… cần giám sát và phân định tài sản công, đồng thời công khai, minh bạch về hệ thống các loại tài sản công để người dân biết và giám sát tài sản công được sử dụng như thế nào.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng cho rằng vấn đề công khai tài sản công quy định trong luật mới mang tính chất nguyên tắc, chưa rõ ràng. Đây là tình trạng chung của nhiều luật hiện nay. Đọc thì thấy có vẻ công khai minh bạch, dân chủ nhưng để thực hiện quyền của người dân, để người dân biết thông tin và giám sát theo Hiến pháp và pháp luật thì rất khó khăn, không khả thi trong thực tiễn. “Vai trò mờ nhạt và hạn chế của người dân có nguyên nhân chủ yếu do quy định của pháp luật, còn thực tế người dân rất muốn tham gia hoạt động này”, ĐB Tâm nói.
Đề cập đến chủ trương hợp tác công tư trong xây dựng trụ sở công mà một số cơ quan đang áp dụng, ĐB Hồ Đức Phớc lo ngại điều này sẽ khiến cơ quan nhà nước mất tính uy nghi, an toàn và đặc biệt là nguy cơ khiến cán bộ có thẩm truyền trục lợi. “Ta hình dung cơ quan nhà nước giống một gia đình. Nhà phải do chúng ta tự xây, chứ mời người khác đến xây rồi chia cho người ta một phần, cùng chung sống với nhau thì có được không”, ông Phớc đặt vấn đề và tự trả lời: Một số khu đất vàng nay lại bắt đầu kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, để các cơ quan nhà nước có khi 2, 3 tầng, còn 6, 7 tầng bán ra ngoài. “Chúng tôi cho rằng, đã là công sở thì không áp dụng hình thức công tư. Có tiền thì xây to, không có tiền thì xây nhỏ”, Tổng kiểm toán bày tỏ.
Lo ngại tiền không vào Nhà nước
Câu chuyện về quy định cho thuê tài sản công cũng là vấn đề khiến Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển băn khoăn. Bởi trên thực tế rất nhiều tài sản từ trụ sở, đất đai được các cơ quan từ T.Ư xuống địa phương đem cho thuê nhưng số tiền thu được không rõ được bao nhiêu, chảy vào đâu. “Cho nên, tất cả các khoản đưa ra hoạt động có tính chất kinh doanh thì đều phải được kiểm soát dưới các góc độ khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp thì phải hạch toán kế toán và quản lý qua hệ thống thuế, các cơ quan sự nghiệp kinh doanh cũng nên thế. Nếu không, thật sự tài sản công rất lớn, khai thác rất mạnh nhưng tiền không vào nhà nước”, ông Hiển cảnh báo.
Cùng về vấn đề này, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) đề nghị cần có đánh giá một cách minh bạch việc sử dụng tài sản công để cho thuê cả về hiệu quả tài chính lẫn mục đích sử dụng tài sản. “Ví dụ như vỉa hè là để cho người dân đi bộ nhưng cho thuê tràn lan. Sân của cơ quan nhà nước thì để cho thuê đỗ ô tô rất phổ biến hay các trường học thì cho đơn vị ngoài liên kết hoặc thuê mở cơ sở… tất cả với lý do là sử dụng không hết công suất”, ĐB Hải dẫn chứng. Từ đó, ĐB cho rằng cần có đánh giá một cách công khai thế nào là “chưa hết công suất” để phục vụ việc kiểm tra, giám sát.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản công là quy định tốt, vì nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí và thất thoát. Tuy nhiên, cần làm rõ thêm việc bồi thường cụ thể như thế nào, cơ chế ra sao, mức độ và cách giải quyết cho phù hợp. “Quy trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng không tốt tài sản công cần phải được thể hiện rõ ràng trong dự thảo luật”, ĐB Cương nói.

Làm rõ nguồn tài chính và lộ trình thực hiện đường sắt tốc độ cao
Đây là đề nghị được Chủ nhiệm Uỷ ban KH-CN-MT Phan Xuân Dũng nêu ra trong báo cáo thẩm tra dự án luật Đường sắt (sửa đổi). Báo cáo của ủy ban này cho biết cơ bản nhất trí với các quy định của dự luật về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao bảo đảm việc triển khai xây dựng trên thực tế các loại đường sắt này theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt VN. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Trước đó, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa trình bày tờ trình dự án luật. Theo đó, Chính phủ đã đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế ≥ 200 km/giờ) 
với các điều chủ yếu quy định về chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Trường Sơn


 

Trường Sơn – Chí Hiếu