23/12/2024

Diễn văn hoá mà kém vui, khách đến TP.HCM ‘ngủ hết trơn’

“Kéo xe bằng mắt, chọt trái dừa bằng ngón tay… được xem là “văn hoá nghệ thuật” đặc trưng của TP để phục vụ du khách quốc tế?”

 

Diễn văn hoá mà kém vui, khách đến TP.HCM ‘ngủ hết trơn’

 “Kéo xe bằng mắt, chọt trái dừa bằng ngón tay… được xem là “văn hoá nghệ thuật” đặc trưng của TP để phục vụ du khách quốc tế?”

 

 

 

Diễn văn hóa mà kém vui, khách đến TP.HCM 'ngủ hết trơn'
Du khách nán lại chụp ảnh với các nghệ sĩ của À Ố show phiên bản Teh Dar. À Ố show là một trong những chương trình văn hoá phục vụ du lịch khá thành công hiện nay nhưng cũng chưa thể thu hồi vốn – Ảnh: Facebook A O Show – Lune Production

“Tôi xem căng thẳng đến dựng cả tóc, không còn tâm trí thưởng thức, huống hồ du khách” – giám đốc một công ty lữ hành chia sẻ.

Toạ đàm “Giải pháp phát triển các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch”do Sở Du lịch và Sở Văn hoá – thể thao TP.HCM tổ chức sáng 19-10 thu hút sự quan tâm, thảo luận của rất nhiều công ty du lịch lữ hành, đơn vị tổ chức sự kiện văn hóa trong TP.

Chỉ 4/100 khách đi xem nghệ thuật

Con số này được đưa ra sau quá trình khảo sát thực tế của các đơn vị tổ chức chương trình nghệ thuật tại TP.HCM phản ánh sự khập khiễng khi TP.HCM là “điểm chuyển tiếp chứ chưa trở thành điểm đến về văn hóa đối với du khách”- ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, nhận định.

Hiện các chương trình nghệ thuật phục vụ du khách tại TP.HCM chủ yếu chỉ có rối nước, xiếc và múa đương đại với các chương trình định kỳ như: múa rối nước Rồng Vàng của Công ty TNHH sân khấu nghệ thuật Thái Dương tại Cung văn h Lao động, múa rối nước của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam tại Bảo tàng Lịch sử, biểu diễn rối nước và một số loại hình nghệ thuật dân gian tại sân khấu ngoài trời do khách sạn Rex phối hợp Công ty Thái Dương tổ chức, chương trình nghệ thuật múa – xiếc đương đại À Ố của Công ty Làng Phố, chương trình nghệ thuật tổng hợp The Amazing Việt show do The V show tổ chức vừa đưa vào thử nghiệm, chương trình Hồn Việt – The Soul of Vietnam…

Dưới góc độ của người mua các sản phẩm, chương trình văn hóa phục vụ cho tour du lịch của du khách, ông Phan Xuân Anh – chủ tịch Công ty du lịch Tân Hồng – cho rằng không có nhiều lựa chọn “món ăn ngon” về văn h phù hợp thị hiếu du khách ở thị trường VN.

“Chương trình văn h dành cho du lịch mà làm quá bác học, thiếu vui tươi. Nghệ sĩ trình diễn thực thụ không có, gặp đoàn khách quốc tế ngồi hát Ru con Nam bộ, nguyên đoàn ngủ hết trơn!” – ông Phan Xuân Anh bày tỏ.

Trong khi đó, NSND Đặng Hùng khá buồn lòng khi chia sẻ những chương trình tâm huyết của anh và Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen xây dựng cho du lịch TP.HCM như Sài Gòn xưa và nay, Tứ Bình đều không thể thành hiện thực vì không có sân khấu trình diễn, không có nhà đầu tư.

“Tôi phải đem tâm huyết của mình bán lại cho Đà Nẵng vì họ có nhu cầu, diễn viên của tôi cần phải sống”.

Dù được đánh giá là chương trình khá thành công về doanh thu, nhưng ông Võ Thành Trung – đại diện của đơn vị thực hiện À Ố show – lại tiết lộ những thông tin không mấy “tươi sáng”:

À Ố mất khoảng 20 tỉ đồng để xây dựng, và mất khoảng 6 tỉ đồng bù lỗ trong năm đầu tiên ra mắt (năm 2013). Đến bây giờ vẫn chưa có lời, tuy giá vé tương đối cao”.

Và dù hợp đồng biểu diễn dài hạn tại Nhà hát TP, nhưng nhiều khi có sự kiện đột xuất, sân khấu có thể bị lấy lại ngay lập tức, gây khó khăn cho công tác bán vé và quản lý của đơn vị.

Ngồi lại với nhau, 
khó quá!

Không phải dễ dàng để các đơn vị tham gia toạ đàm tìm được đáp án chung cho câu hỏi: tại sao du lịch văn hóa tại TP.HCM chưa phát triển tương xướng với tiềm năng du lịch của TP?

Tuy nhiên tọa đàm lần này đã đặt ra vấn đề đáng lưu tâm: đó là sự liên kết, ngồi lại cùng nhau giữa các “nhà”: nhà đầu tư sản xuất chương trình, đơn vị mua tour văn h phục vụ cho khách và đơn vị nghệ thuật cung cấp chương trình đã có hay chưa? Cũng như Sở Du lịch và Sở Văn h - thể thao cũng cần chứng tỏ vai trò quản lý của mình.

Nhưng một điều đặc biệt quan trọng khác chính là sự đầu tư cho văn h cần nghiêm túc, phải xuất phát trước tiên từ chính sự tự hào về văn h dân tộc, trước khi bàn đến yếu tố lợi nhuận.

Nói như ông Thành Trung của À Ố show, văn hóa nghệ thuật không như di tích, nghệ thuật cần sống động, nghệ sĩ phải tập luyện mỗi ngày, chương trình phải làm mới, cập nhật mỗi ba tháng một lần thì mới mong thu hút được sự quan tâm của du khách.

Trong khuôn khổ một buổi tọa đàm, không thể kể hết tâm tư nguyện vọng của mỗi đơn vị liên quan về việc đưa văn h vào du lịch một cách hiệu quả.

“Tôi đề nghị sẽ có những buổi họp chuyên sâu, phạm vi nhỏ hơn giữa các đơn vị bởi nếu chỉ có những chia sẻ, cảm thông, quyết tâm mà thiếu sự hợp tác với nhau thì không làm được điều gì. Nếu không làm, chúng ta sẽ có lỗi với thế hệ sau này” – ông Lã Quốc Khánh chốt lại buổi toạ đàm.

Không có “sản phẩm bảo tàng”

Các loại hình biểu diễn nghệ thuật có thể chỉ là giá trị cộng thêm trong một tour du lịch, nhưng nếu làm tốt lại là yếu tố quan trọng quyết định việc du khách có quay trở lại với một điểm đến hay không.

Họa sĩ Hứa Thanh Bình – phó giám đốc nghiệp vụ Bảo tàng Mỹ thuật TP – ngậm ngùi nói: “Tôi có những giấc mơ mà cứ mơ hoài. Đi ra nước ngoài thấy người ta làm City Art – đưa du khách đến những trải nghiệm nghệ thuật thú vị hơn, trực quan hơn mà ham.

Ngoài vé bán vào bảo tàng như Bảo tàng Mỹ thuật chỉ 10.000 đồng, chúng ta không có cái gì gọi là sản phẩm bảo tàng để người ta phải mua cho bằng được”.

MINH TRANG