Ngày Cầu nguyện cho Hoà bình Thế giới tại Assisi
ASSISI – 30 năm sau cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới ở Assisi để cầu nguyện cho hoà bình, ĐTC Phanxicô đã đến nơi này hôm 20-9-2016 để cùng hơn 500 vị đại diện các tôn giáo để cầu cho hoà bình thế giới đồng thời chống lại những lạm dụng tôn giáo để khủng bố và thi hành bạo lực. Ngày cầu nguyện lần này có chủ đề là “Khao khát hoà bình. Các tôn giáo và văn hoá đối thoại”.
Ngày Cầu nguyện cho Hoà bình Thế giới tại Assisi
ASSISI – 30 năm sau cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới ở Assisi để cầu nguyện cho hoà bình, ĐTC Phanxicô đã đến nơi này hôm 20-9-2016 để cùng hơn 500 vị đại diện các tôn giáo để cầu cho hoà bình thế giới đồng thời chống lại những lạm dụng tôn giáo để khủng bố và thi hành bạo lực.
Ngày cầu nguyện lần này có chủ đề là “Khao khát hoà bình. Các tôn giáo và văn hoá đối thoại”, được Cộng đồng Thánh Egidio ở Roma, Giáo phận Assisi và đại gia đình Dòng Phanxicô tổ chức.
Sau khi đáp trực thăng từ Roma đến Assisi lúc 11.30, ĐTC đã dành hơn 1 tiếng đồng hồ để bắt tay chào từng vị lãnh đạo tôn giáo và các tham dự viên khác, bắt đầu từ Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, một đại diện Hồi giáo, Đức TGM Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo, Đức Thượng phụ Efrem II, Giáo chủ Chính thống Siria ở Antiokia, Hoà thượng Thủ lãnh Phật giáo Thiên Thai (Tendai) ở Nhật Bản, các đại diện Hồi giáo, chính quyền thành Assis,…
Trong số những người dùng bữa trưa thanh đạm tại nhà ăn của Thánh Tu viện Phanxicô cũng có 12 người tị nạn do Cộng đồng Thánh Egidio chăm sóc.
Cầu nguyện cho hoà bình
Lúc 4 giờ là giờ cầu nguyện cho hoà bình được cử hành tại nhiều nơi ở Assisi, theo các nghi thức riêng của các tôn giáo. Riêng các tín hữu Kitô đã cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường dưới của Đền Thánh Phanxicô.
Trong bài suy niệm tại buổi cầu nguyện này, ĐTC nói đến sự khao khát của Thiên Chúa đối với tình yêu của con người và đòi chúng ta đáp lại, thể hiện qua lòng bác ái đối với con người, nhất là những người đau khổ.
Ngài nói:
“Đấng là Tình Yêu không được yêu mến”: trong một số trình thuật, chính thực tại này làm cho Thánh Phanxicô Assisi sao xuyến. Vì yêu thương Chúa chịu đau khổ, thánh nhân không xấu hổ khi khóc và than vãn lớn tiếng (x. Fonti Franscane, n. 1413). Chúng ta cần quan tâm đến thực tại này khi chiêm ngắm Thiên Chúa chịu đóng đinh, khao khát tình yêu. Mẹ Têrêsa Calcutta muốn rằng trong các nhà nguyện thuộc các cộng đoàn của Mẹ, cạnh tượng Chúa chịu đóng đanh, có ghi chữ “Ta khát”. Giải cơn khát tình thương của Chúa Giêsu trên thánh giá qua việc phục vụ những người nghèo nhất trong những người nghèo, đó là câu trả lời của Mẹ. Thực vậy, Chúa được giải khát nhờ tình yêu cảm thương của chúng ta, Ngài được an ủi, khi chúng ta cúi mình nhân danh Chúa trên những lầm than của người khác. Trong cuộc phán xét, Chúa sẽ gọi là “những người được chúc phúc những ai đã cho người khát được uống, đã trao tặng tình yêu cụ thể cho người đang cần: “Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Thầy đây, là các con làm cho Thầy.” (Mt 25,40).
ĐTC nhận xét:
”Những lời của Chúa Giêsu gọi hỏi chúng ta, đòi chúng ta đón nhận trong lòng và trả lời bằng cuộc sống của chúng ta. Trong câu “Ta khát” của Chúa, chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu của những người đau khổ, tiếng kêu âm thầm của những trẻ em vô tội mà người ta từ chối không cho sinh ra, lời khẩn xin thống thiết của những người nghèo và những người đang cần hoà bình hơn cả. Các nạn nhân chiến tranh đang kêu cầu hoà bình, chiến tranh làm ô nhiễm các dân tộc vì oán thù và làm ô nhiễm trái đất vì những vũ khí: Các anh chị em của chúng ta đang khẩn xin hoà bình, những người đang sống dưới đe doạ của những cuộc dội bom và pháo kích, hoặc bị buộc lòng phải rời bỏ gia cư, di cư tới một nơi bất định, bị tước đoạt mọi sư. Tẩt cả những người ấy là anh chị em của Đấng Chịu Đóng Đinh, những người bé nhỏ của Nước Chúa, những chi thể bị thương và bị đốt cháy trong thân mình Chúa. Họ đang khát. Nhưng nhiều khi người ta chỉ cho họ giấm chua của sự từ khước, giống như Chúa Giêsu. Ai lắng nghe họ? Ai quan tâm trả lời cho họ? Quá nhiều khi họ gặp phải sự im lặng nặng nề của sự dửng dưng lãm đạm, ích kỷ của những người khó chịu, sự lạnh lùng của người dập tắt tiếng kêu cứu của họ một cách dễ dàng bằng cách chuyển qua kênh truyền hình khác.
Đứng trước Chúa Kitô chịu đóng đinh, “là Sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,24), các tín hữu Kitô chúng ta được kêu gọi chiêm ngắm mầu nhiệm Tình Yêu không được yêu mến và đổ tràn lòng thương xót trên thế giới. Trên Thánh Giá, cây sự sống, hút lấy sự ô nhiễm dửng dưng và trả lại cho thế giới dưỡng khí của tình yêu. Từ cạnh sườn Chúa Kitô trên Thánh giá, có nước chảy ra, biểu tượng của Thánh Thần ban sự sống (x. Ga 19,34); ước gì từ chúng ta, các tín hữu của Chúa, cũng chảy ra lòng cảm thương đối với tất cả những người đang khát ngày nay.”
Ngày cầu nguyện lần này có chủ đề là “Khao khát hoà bình. Các tôn giáo và văn hoá đối thoại”, được Cộng đồng Thánh Egidio ở Roma, Giáo phận Assisi và đại gia đình Dòng Phanxicô tổ chức.
Sau khi đáp trực thăng từ Roma đến Assisi lúc 11.30, ĐTC đã dành hơn 1 tiếng đồng hồ để bắt tay chào từng vị lãnh đạo tôn giáo và các tham dự viên khác, bắt đầu từ Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, một đại diện Hồi giáo, Đức TGM Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo, Đức Thượng phụ Efrem II, Giáo chủ Chính thống Siria ở Antiokia, Hoà thượng Thủ lãnh Phật giáo Thiên Thai (Tendai) ở Nhật Bản, các đại diện Hồi giáo, chính quyền thành Assis,…
Trong số những người dùng bữa trưa thanh đạm tại nhà ăn của Thánh Tu viện Phanxicô cũng có 12 người tị nạn do Cộng đồng Thánh Egidio chăm sóc.
Cầu nguyện cho hoà bình
Lúc 4 giờ là giờ cầu nguyện cho hoà bình được cử hành tại nhiều nơi ở Assisi, theo các nghi thức riêng của các tôn giáo. Riêng các tín hữu Kitô đã cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường dưới của Đền Thánh Phanxicô.
Trong bài suy niệm tại buổi cầu nguyện này, ĐTC nói đến sự khao khát của Thiên Chúa đối với tình yêu của con người và đòi chúng ta đáp lại, thể hiện qua lòng bác ái đối với con người, nhất là những người đau khổ.
Ngài nói:
“Đấng là Tình Yêu không được yêu mến”: trong một số trình thuật, chính thực tại này làm cho Thánh Phanxicô Assisi sao xuyến. Vì yêu thương Chúa chịu đau khổ, thánh nhân không xấu hổ khi khóc và than vãn lớn tiếng (x. Fonti Franscane, n. 1413). Chúng ta cần quan tâm đến thực tại này khi chiêm ngắm Thiên Chúa chịu đóng đinh, khao khát tình yêu. Mẹ Têrêsa Calcutta muốn rằng trong các nhà nguyện thuộc các cộng đoàn của Mẹ, cạnh tượng Chúa chịu đóng đanh, có ghi chữ “Ta khát”. Giải cơn khát tình thương của Chúa Giêsu trên thánh giá qua việc phục vụ những người nghèo nhất trong những người nghèo, đó là câu trả lời của Mẹ. Thực vậy, Chúa được giải khát nhờ tình yêu cảm thương của chúng ta, Ngài được an ủi, khi chúng ta cúi mình nhân danh Chúa trên những lầm than của người khác. Trong cuộc phán xét, Chúa sẽ gọi là “những người được chúc phúc những ai đã cho người khát được uống, đã trao tặng tình yêu cụ thể cho người đang cần: “Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Thầy đây, là các con làm cho Thầy.” (Mt 25,40).
ĐTC nhận xét:
”Những lời của Chúa Giêsu gọi hỏi chúng ta, đòi chúng ta đón nhận trong lòng và trả lời bằng cuộc sống của chúng ta. Trong câu “Ta khát” của Chúa, chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu của những người đau khổ, tiếng kêu âm thầm của những trẻ em vô tội mà người ta từ chối không cho sinh ra, lời khẩn xin thống thiết của những người nghèo và những người đang cần hoà bình hơn cả. Các nạn nhân chiến tranh đang kêu cầu hoà bình, chiến tranh làm ô nhiễm các dân tộc vì oán thù và làm ô nhiễm trái đất vì những vũ khí: Các anh chị em của chúng ta đang khẩn xin hoà bình, những người đang sống dưới đe doạ của những cuộc dội bom và pháo kích, hoặc bị buộc lòng phải rời bỏ gia cư, di cư tới một nơi bất định, bị tước đoạt mọi sư. Tẩt cả những người ấy là anh chị em của Đấng Chịu Đóng Đinh, những người bé nhỏ của Nước Chúa, những chi thể bị thương và bị đốt cháy trong thân mình Chúa. Họ đang khát. Nhưng nhiều khi người ta chỉ cho họ giấm chua của sự từ khước, giống như Chúa Giêsu. Ai lắng nghe họ? Ai quan tâm trả lời cho họ? Quá nhiều khi họ gặp phải sự im lặng nặng nề của sự dửng dưng lãm đạm, ích kỷ của những người khó chịu, sự lạnh lùng của người dập tắt tiếng kêu cứu của họ một cách dễ dàng bằng cách chuyển qua kênh truyền hình khác.
Đứng trước Chúa Kitô chịu đóng đinh, “là Sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,24), các tín hữu Kitô chúng ta được kêu gọi chiêm ngắm mầu nhiệm Tình Yêu không được yêu mến và đổ tràn lòng thương xót trên thế giới. Trên Thánh Giá, cây sự sống, hút lấy sự ô nhiễm dửng dưng và trả lại cho thế giới dưỡng khí của tình yêu. Từ cạnh sườn Chúa Kitô trên Thánh giá, có nước chảy ra, biểu tượng của Thánh Thần ban sự sống (x. Ga 19,34); ước gì từ chúng ta, các tín hữu của Chúa, cũng chảy ra lòng cảm thương đối với tất cả những người đang khát ngày nay.”
G. Trần Đức Anh OP