28/12/2024

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn để trùng tu

Cầu ngói Thanh Toàn (ở Thừa Thiên-Huế) là chiếc cầu gỗ lợp ngói theo kiến trúc thượng gia hạ kiều (trên nhà dưới cầu) độc đáo, được xây dựng ở thế kỷ 17.

 

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn để trùng tu

Cầu ngói Thanh Toàn (ở Thừa Thiên-Huế) là chiếc cầu gỗ lợp ngói theo kiến trúc thượng gia hạ kiều (trên nhà dưới cầu) độc đáo, được xây dựng ở thế kỷ 17.




Cầu ngói Thanh Toàn, với hệ khung cột gỗ đã xiêu vẹo xuống cấp  /// Ảnh: Tuyết Khoa

Cầu ngói Thanh Toàn, với hệ khung cột gỗ đã xiêu vẹo xuống cấpẢNH: TUYẾT KHOA

Cùng với chùa cầu Hội An, cầu ngói Thanh Toàn (ở Thừa Thiên-Huế) cũng là chiếc cầu gỗ lợp ngói theo kiến trúc thượng gia hạ kiều (trên nhà dưới cầu) độc đáo, được xây dựng ở thế kỷ 17, đang chuẩn bị được hạ giải để trùng tu.
Ngày 25.8, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cầu ngói Thanh Toàn (xã Thuỷ Thanh, TX.Hương Thuỷ) và giao cho Ban Đầu tư và xây dựng TX.Hương Thuỷ làm chủ đầu tư, với kinh phí hơn 13 tỉ đồng, thời gian thực hiện 3 năm.
Quyết định cho phép đơn vị đầu tư tiến hành hạ giải công trình để đánh giá cụ thể các cấu kiện, đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn; gia cố nền móng; phục hồi hạng mục với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc; phương án thiết kế phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và so sánh, đối chứng, đánh giá với hồ sơ khoa học, bản vẽ kỹ thuật của di tích đã được các cấp có thẩm quyền xác nhận nhằm bảo tồn các yếu tố gốc gắn liền với công trình, gồm kết cấu hệ khung gỗ, ván lót sàn, mái lợp ngói âm ống men Thanh Lưu Ly, hệ trang trí bờ mái, bờ nóc, bờ quyết, ô hộc, màu sắc tổng thể công trình, câu đối khảm sành sứ ở đầu cầu…
Có thể phải dùng vật liệu thay thế
 
 
Cầu ngói Thanh Toàn được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở VN. Cầu bắc qua một dòng kênh của làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh), được xây dựng vào năm 1776, do bà Trần Thị Ðạo cúng tiền. Xét công lao của bà, năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Đến năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990.
 

Theo tờ trình của Sở KH-ĐT Thừa Thiên-Huế, trải qua gần 2 thế kỷ tồn tại, với các lần tu sửa, cầu ngói Thanh Toàn cơ bản giữ được tổng thể hình thái kiến trúc nguyên vẹn (thượng gia hạ kiều). Tuy nhiên, trong điều kiện thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, sự xâm hại của các yếu tố ngoại lai, theo thời gian cầu đã xuống cấp, hư hỏng các cấu kiện gỗ, phần mái, tường đầu hồi, các hoạ tiết, con giống trang trí.

Do xuống cấp nên cầu cần được trùng tu, tuy nhiên nhiều ý kiến cũng băn khoăn về giải pháp vật liệu, làm sao cho cầu giữ được giá trị nguyên gốc, nhưng vẫn đảm bảo độ bền.
Là người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác trùng tu di sản Huế, TS Trần Minh Đức, nguyên Giám đốc Phân viện miền Trung Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng lựa chọn số một trong nguyên tắc bảo tồn vẫn là tuân thủ giá trị nguyên gốc, tức dùng lại hệ cột gỗ, nếu tìm được loại gỗ gốc của công trình. Nếu không thể mua hoặc nhập khẩu được đúng loại gỗ của công trình thì phải chấp nhận dùng vật liệu thay thế. Cũng theo TS Đức, hiện nước ta vẫn chưa thể xử lý gỗ bảo đảm bền vững để dùng dưới nước. Do vậy, nếu sử dụng lại hệ khung hạ bộ gỗ, thì phải dùng giải pháp sơn, bọc và như vậy tính bền vững của công trình sẽ không cao.
Nhà nghiên cứu lịch sử – văn hoá Huế Dương Phước Thu thì cho rằng cầu ngói Thanh Toàn trước đây cũng đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và qua đó cũng đã có thay đổi qua từng giai đoạn, ví dụ như phần lợp ngói Thanh Lưu Ly là do được sửa trong thời nhà Nguyễn. Theo quan điểm của ông, nguyên tắc trùng tu cầu phải giữ nguyên các yếu tố gốc của công trình, tuy nhiên nếu do điều kiện về kinh phí, nguồn vật liệu và điều kiện thời tiết của Huế, cũng có thể kiên cố hoá phần hạ bộ để bảo đảm vững chắc cho công trình. Ông góp ý rằng phần âm dưới nước có thể làm bằng đá (hoặc bê tông vĩnh cửu), những phần nổi thì làm bằng gỗ. Nếu như hệ khung cột gỗ vẫn còn dùng được thì có thể xử lý kỹ thuật để tái sử dụng.
Ông Võ Ngọc Thành, Trưởng ban Đầu tư và xây dựng TX.Hương Thuỷ, cho biết sau khi dự án được phê duyệt chủ trương, ban đầu tư và xây dựng sẽ lập hội đồng khoa học để nghiên cứu lập dự án khả thi để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

Bùi Ngọc Long