26/12/2024

Chấm dứt chạy chỗ 
để phủi trách nhiệm

Thời gian qua, xã hội đã chứng kiến nhiều vụ “hạ cánh mềm”, thậm chí có suy nghĩ cứ “hạ cánh” là sẽ qua chuyện, trốn tránh được trách nhiệm.

 

Chấm dứt chạy chỗ 
để phủi trách nhiệm

Thời gian qua, xã hội đã chứng kiến nhiều vụ “hạ cánh mềm”, thậm chí có suy nghĩ cứ “hạ cánh” là sẽ qua chuyện, trốn tránh được trách nhiệm.

 

 

 

Chấm dứt chạy chỗ 
để phủi trách nhiệm
GS-TS luật Nguyễn Vân 
Nam - Ảnh: HỮU KHOA

“Chúng ta nên học tập các nước tiên tiến, ban hành điều luật cấm người nhà, bà con họ hàng của quan chức chính phủ được làm việc trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng – trực tiếp và gián tiếp – của quan chức đó

Giáo sư – tiến sĩ NGUYỄN VÂN NAM

Bên cạnh đó là những khuất tất trong vấn đề bổ nhiệm cán bộ dẫn đến nhiều thiệt hại lẫn bất công và mất niềm tin trong xã hội. Làm gì để khắc phục tình trạng này? Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với GS-TS luật Nguyễn Vân 
Nam. Ông Nam nói:

– Theo tôi, ông Trịnh Xuân Thanh không hạ cánh, mà bỏ cái cành bị ông làm mục để bay sang cành khác tươi tốt hơn, có thể kiếm lợi khác. Nếu hạ cánh, có thể ông ấy đã an toàn như nhiều người khác. Vụ này chỉ được phát hiện ngẫu nhiên. Có ai đó phát hiện cán bộ tỉnh lại đi xe sang, gắn biển số công. Nếu chỉ dựa vào ngẫu nhiên, tình cờ thì chắc chắn vẫn còn những ông Thanh 
khác đang yên vị.

Tiêu chuẩn trung thành với Đảng là chưa đủ

* Theo ông, cần có những giải pháp căn cơ nào nhằm không tái diễn tình trạng chạy chỗ để phủi trách nhiệm?

– Làm sao để không tái diễn tình trạng bổ nhiệm cán bộ không có năng lực, tình trạng chạy chỗ để rũ bỏ trách nhiệm là vấn đề lớn. Trong hoàn cảnh hiện nay, ngăn chặn thành công các tình trạng đó là rất khó.

Nhưng chắc chắn phải có những thay đổi cơ bản, những biện pháp quyết liệt hơn để bắt đầu một quá trình thường xuyên với mục tiêu ngăn chặn triệt để các tình trạng này. Chỉ cần thành tâm và cương quyết thực hiện cũng đã lấy lại được niềm tin của nhân dân.

Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, việc bổ nhiệm người chức quyền luôn có khả năng không đúng do cả người có quyền bổ nhiệm lẫn người được bổ nhiệm đều có xu hướng lợi dụng quyền hạn của mình. Và vì vậy con người cũng đã tìm ra những nguyên tắc cơ bản có thể hạn chế thấp nhất sai sót.

Trước tiên, nguyên tắc quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm. Quyền hạn được trao chỉ là để hoàn thành những nhiệm vụ và trách nhiệm. Người có quyền bổ nhiệm phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định bổ nhiệm.

Hiện nay, để bổ nhiệm cán bộ các cấp có hai hệ thống, hai quy trình đan quyện chặt chẽ với nhau: hệ thống tổ chức cán bộ của chính quyền và hệ thống tổ chức cán bộ của Đảng. Chính quyền ký quyết định bổ nhiệm, nhưng ý kiến của tổ chức Đảng mới là ý kiến quyết định cuối cùng.

* Có thể hiểu cơ chế bổ nhiệm cán bộ đang tồn tại nhiều lỗ hổng. Theo ông, cần có những giải pháp nào để bịt các lỗ hổng này?

– Quy định, quy trình bổ nhiệm cán bộ của chính quyền, của Đảng không sai. Nhưng từ thực tiễn cho thấy còn nhiều lỗ hổng. Sự đan quyện, sử dụng đồng thời hai hệ thống có nhiều sơ hở, tạo ra nhiều lỗ hổng hơn. Vì thế, điều căn bản nhất nên làm là nhất thể hoá Đảng với chính quyền trong công tác cán bộ.

Một vấn đề cơ bản nữa cũng cần phải khắc phục ngay là sửa đổi nguyên tắc, tiêu chuẩn bổ nhiệm: khi vụ ông Trịnh Xuân Thanh vừa bị phát hiện, Tỉnh uỷ Hậu Giang ngay lập tức thẩm định. Tiêu chuẩn thẩm định quan trọng đầu tiên là lòng trung thành với Đảng.

Báo cáo của Tỉnh ủy Hậu Giang khẳng định ông Thanh có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng. Hiện nay, đây cũng chính là nguyên tắc và tiêu chuẩn quan trọng nhất để bổ nhiệm cán bộ.

Nhưng đối với một cán bộ chính quyền (Nhà nước), nguyên tắc và tiêu chuẩn bổ nhiệm đặc biệt quan trọng cần phải có là trung thành với đất nước, với nhân dân.

Khi được hỏi vì sao chọn ông Vũ Quang Hải (con của nguyên bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng) vào vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, một lãnh đạo công ty rất hồn nhiên trả lời đại ý khi có hai ứng viên tài đức ngang nhau nhưng một người là con cán bộ lãnh đạo, tất nhiên phải chọn con cán bộ rồi!

Đây cũng là một luật bất thành văn trong công tác tiếp nhận cán bộ hiện nay. Chúng ta nên học tập các nước tiên tiến, ban hành điều luật cấm người nhà, bà con họ hàng của quan chức chính phủ được làm việc trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng – trực tiếp và gián tiếp – của quan chức đó.

Làm gì để xử lý những trường hợp “chưa bị lộ”?

* Dư luận xã hội nói rằng việc phát hiện một vài cá nhân như vừa qua là đáng mừng, nhưng còn nhiều trường hợp chưa bị lộ khác thì sao?

– Phát hiện kịp thời những cán bộ, quan chức không phù hợp cũng góp phần quan trọng giúp cơ quan tổ chức cán bộ có thể nhanh chóng sửa sai, hạn chế thiệt hại và rút kinh nghiệm. Để làm được điều đó, rất cần các tiêu chí luật định đánh giá cán bộ khách quan. Rất tiếc là chúng ta còn chưa có đầy đủ các tiêu chí này.

Luật chống tham nhũng, Luật kê khai tài sản là những công cụ thích hợp giúp phát hiện cán bộ công chức có vấn đề, nhưng lại còn nhiều bất hợp lý. Nên nhanh chóng tiếp thu ý kiến của chuyên gia pháp luật, người dân để sửa đổi, bổ sung hai đạo luật này.

* Vậy làm thế nào để ngăn chặn những cán bộ yếu kém luồn sâu, leo cao được?

– Việc xử lý sai phạm do bổ nhiệm sai phải theo nguyên tắc: người có quyền bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cho đến khi chưa thực hiện được nhất thể hóa Đảng và chính quyền về công tác cán bộ thì các cơ quan, tổ chức Đảng có liên quan vẫn cần dũng cảm chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Không nên chỉ xử lý kỷ luật trong nội bộ Đảng đối với những cán bộ Đảng có liên quan đến bổ nhiệm sai, mà phải công bố cho người dân biết.

Về lâu dài, cần hướng đến mục tiêu để hệ thống pháp luật tự xử lý nghiêm minh, hiệu quả những trường hợp bổ nhiệm sai, lợi dụng kẽ hở của hệ thống để thủ lợi, mà không cần đến sự chỉ đạo của lãnh đạo.

Hàng loạt vụ việc gần đây cho thấy việc điều tra xử lý chỉ thật sự bắt đầu khi có sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hoặc Tổng bí thư.

Điều này khiến không ít người nghĩ rằng: a) hệ thống luật pháp, các cơ quan điều tra, giải quyết vụ việc chỉ thật sự vào cuộc nếu được lãnh đạo Đảng và Chính phủ cho phép; b) có thể ngăn được các cơ quan điều tra nếu biết chạy đúng cửa, đúng người; và c) cố gắng kéo dài thời gian thì sẽ thoát, vụ việc sẽ chìm xuồng do lãnh đạo không đủ thời gian để giải quyết 
hết các vụ tương tự.

Đối với người cố ý chạy chọt để được bổ nhiệm, ngoài việc xử lý như một vi phạm pháp luật cần có thêm quy định cấm đảm nhiệm chức vụ trong một thời gian xác định. Sự quyết tâm của các lãnh đạo cao nhất của Đảng và chính quyền là muốn giải quyết vụ việc đến nơi đến chốn, chỉ rõ sai phạm ở đâu và ai là người chịu trách nhiệm.

Cả nước hi vọng rồi đây việc kiểm soát và xử lý hiệu quả công tác cán bộ sẽ trở thành công việc thường ngày của cả hệ thống chính trị, muốn vậy cần phải có nhiều điều chỉnh, lấp kín các lỗ hổng.

Nên ban hành “luật miễn trách”

Thực tế có khá nhiều trường hợp một cán bộ làm sai ở chỗ này được chuyển sang chỗ khác với chức vụ thậm chí còn cao hơn. Các quy định pháp luật về việc này cũng chưa đủ và thiếu rõ ràng cho những trường hợp tương tự.

Do đó cần quy định rõ về trách nhiệm của cán bộ đối với những công việc đã đảm nhận. Nên học tập các nước tiên tiến ban hành luật về miễn trách.

Chẳng hạn nếu có luật miễn trách, hội đồng quản trị Công ty PVC sẽ phải xem xét toàn diện trách nhiệm và kết quả hoạt động của ông Thanh đối với PVC. Nếu thấy hoàn toàn tốt, hội đồng này sẽ ra quyết định cho ông Thanh được hoàn toàn miễn chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì trong thời gian ông làm việc tại PVC.

Với một quyết định như vậy, nếu ông Thanh có gây thất thoát thì người chịu trách nhiệm là hội đồng quản trị PVC. Chỉ khi cán bộ có một quyết định miễn trách như vậy, cơ quan tổ chức mới xem xét bổ nhiệm vị trí khác.

Khuyến khích 
phát hiện bổ nhiệm 
bất bình thường

Nên khuyến khích cán bộ, người dân phát hiện những trường hợp bổ nhiệm cán bộ bất bình thường.

Để làm được điều đó, có thể ban hành quy định cho phép cán bộ, công chức trong cùng một cơ quan, một ngành có quyền khiếu nại chính thức (như một khiếu nại hành chính) đối với một quyết định bổ nhiệm mà họ thấy bất thường.

Người dân có quyền gửi tố giác các trường hợp cán bộ có biểu hiện bất thường đến cơ quan chính quyền vượt cấp cơ quan quản lý cán bộ đó. Trong một thời hạn xác định, cơ quan này phải 
trả lời người dân.


QUỐC VIỆT thực hiện ([email protected])