23/12/2024

Xây dựng nhà nước kiến tạo

Thông điệp Chính phủ liêm chính và hành động đang “thổi” một luồng sinh khí mới, khoẻ khoắn, lạc quan trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

 

Xây dựng nhà nước kiến tạo

Thông điệp Chính phủ liêm chính và hành động đang “thổi” một luồng sinh khí mới, khoẻ khoắn, lạc quan trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân. 




Doanh nghiệp tư nhân trong nước cần được cởi trói để phát triển mạnh hơn  /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Doanh nghiệp tư nhân trong nước cần được cởi trói để phát triển mạnh hơnẢNH: NGỌC THẮNG

Thông điệp Chính phủ liêm chính và hành động đang “thổi” một luồng sinh khí mới, khoẻ khoắn, lạc quan trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Cùng với chương trình quốc gia khởi nghiệp và giai đoạn hội nhập sâu rộng của kinh tế VN với thế giới, nhiều ý kiến cho rằng công cuộc đổi mới kinh tế VN lần 2 đang có nhiều thuận lợi.
Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN xung quanh vấn đề này.
Thể chế trói buộc DN quá nặng
Xây dựng nhà nước kiến tạo - ảnh 1

TS Trần Đình Thiên

       

Theo ông, cần phải làm gì để thực thi Chính phủ liêm chính và hành động một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất?

Tôi cho rằng, VN phải xây dựng một nhà nước kiến tạo. Chính phủ đã đặt vấn đề về việc xây dựng một Chính phủ hành động và liêm chính rất quyết liệt nhưng để thực thi là không dễ dàng, bởi phải đương đầu với nhóm lợi ích, đương đầu với những cơ chế đã ăn sâu vào gốc rễ rồi. Chẳng hạn cơ chế xin cho, cơ chế phân bổ nguồn lực theo kiểu dàn đều, cơ chế phân cấp… thì không thể một sớm một chiều loại bỏ đi được.
Đặt vấn đề một nhà nước liêm chính, kiến tạo không đơn giản là chuyện phải đi bắt tham nhũng rồi xử tù. Bắt là tốt, xử là tốt, nhưng làm như thế không triệt để mà phải đi vào câu chuyện cơ chế. Đặc biệt, tính công khai, minh bạch phải được coi là nguyên lý cơ bản của xã hội, điều tiết xã hội mới được. Tôi nghĩ đổi mới lần thứ hai phải nhắm vào vấn đề này.
Tháo gỡ các nút thắt đó đều nhằm mục tiêu tạo ra khuôn khổ tốt cho nền kinh tế thị trường. Khuôn khổ này gồm hai vế, một là khu vực doanh nghiệp (DN) phải mạnh, không bị trói buộc; hai là nhà nước phải làm đúng chức năng của mình, phải làm một cách có hiệu quả. Trong thời gian qua VN cũng triển khai thực thi nhưng chưa mạnh và triệt để, bị nhiều lực cản. Cho nên hy vọng với cách làm bình tĩnh và triệt để, cộng với cơ hội của hội nhập, VN có thể thành công trong công cuộc đổi mới thứ 2.
Cụ thể là phải làm gì, thưa ông?
Trước hết, nguyên tắc công khai minh bạch phải được tăng cường. Chúng ta để nguyên tắc bí mật quá lâu và chi phối quá nhiều. Thứ hai, nguyên tắc phân bổ nguồn lực nhà nước cần phải giải quyết rốt ráo hơn. Trong đó, cơ chế phân bổ ngân sách cần phải thiết kế lại nhằm loại bỏ tính bị động và manh mún. Đi liền với đấy phải đẩy mạnh cổ phần hoá DN nhà nước (NN). Vừa rồi chính phủ có những tuyên bố rất hay, hành động đúng, đó là thúc các DNNN cổ phần hóa. Có như thế mới trả lại cho nhà nước đúng chức năng, chứ nhà nước đi bán sữa, bán bia… làm gì.
 
 
Xây dựng nhà nước kiến tạo - ảnh 2
Đổi mới lần thứ nhất là giai đoạn cải cách thể chế bên trong cộng với mở cửa. Còn đổi mới thứ hai này cần một thể chế thị trường thật hoàn hảo để đáp ứng hội nhập toàn cầu. Hai nấc thang rất khác nhau. Nấc thang thứ nhất là cải cách bên trong và mở cửa thì khả năng chủ động về mặt chính sách của VN khá cao. Nhưng nấc thang thứ hai buộc anh phải tuân thủ các cam kết, tuân thủ luật chơi với thế giới

Xây dựng nhà nước kiến tạo - ảnh 3
 
 
 

Trong một hệ thống cứ đúng chức năng mà làm chắc chắn mọi thứ sẽ ổn, chúng ta làm sai chức năng nên mới trục trặc. Từ đó, VN sẽ thiết kế đúng hệ thống quản trị, nếu không đúng chức năng thì không thiết kế được hệ thống quản trị đúng được.

Cuộc đổi mới lần 2 này cũng là lúc VN mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới. Ra khơi thì sóng lớn, theo ông thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là gì?
Đúng vậy. Đổi mới lần thứ nhất là giai đoạn cải cách thể chế bên trong cộng với mở cửa. Còn đổi mới thứ hai này cần một thể chế thị trường thật hoàn hảo để đáp ứng hội nhập toàn cầu. Hai nấc thang rất khác nhau. Nấc thang thứ nhất là cải cách bên trong và mở cửa thì khả năng chủ động về mặt chính sách của VN khá cao. Nhưng nấc thang thứ hai buộc anh phải tuân thủ các cam kết, tuân thủ luật chơi với thế giới.
Cho nên, thời cuộc đòi hỏi chúng ta phải có tư duy rất khác trong phát triển. Để nền kinh tế có thể tiến nhanh về phía trước phải có những trụ cột mạnh, nhưng xưa nay kinh tế VN dựa vào trụ cột DNNN là không chuẩn. Hiện nay chúng ta cũng có nhiều DN nhưng yếu. Nền kinh tế mà toàn DN nhỏ và vừa, nhỏ li ti, thì sao cạnh tranh nổi. Hiện nay Chính phủ đặt vấn đề khởi nghiệp mang tính quốc gia tôi cho là đúng đắn và cần phải đẩy mạnh. Vấn đề là đừng biến chương trình khởi nghiệp thành phong trào, giống như phong trào thi đua.
Ưu đãi phải là từ bỏ đi trong nền kinh tế
Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố sẽ rút hết cổ phần ở các DN sữa, bia… cùng với việc phát động chương trình quốc gia khởi nghiệp. Ông có nghĩ rằng giai đoạn tới là thời của DN tư nhân?
Coi khu vực DN tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế là nhận thức đột phá, mở ra cách tiếp cận mới cho phát triển, xây dựng cấu trúc thị trường mới. Nhận thức này là đúng với quy luật chung của phát triển kinh tế thị trường, tức là để tư nhân làm những việc tạo ra của cải, tạo việc làm. Chức năng của khu vực tư nhân là phải vậy. Còn nhà nước là bảo đảm luật chơi và tạo ra tính hỗ trợ. Tôi nhắc lại là hỗ trợ chứ không phải ưu đãi. Ưu đãi là từ phải bỏ đi trong kinh tế VN.
Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế VN trở về đúng với cấu trúc của nó là khu vực kinh tế tư nhân sẽ là khu vực động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế thị trường. Vấn đề là phải làm cho khu vực DN nội địa phát triển mạnh hơn nữa, có năng lực tận dụng thời cơ, hội nhập tốt hơn nữa.
Như vậy, Chính phủ cần phải làm gì để phát huy tốt vai trò, nội lực của khu vực kinh tế tư nhân trong nước?
Vẫn xoay quanh hai việc, đầu tiên là tháo gỡ, loại bỏ những ràng buộc và phải hỗ trợ họ, đặc biệt theo hướng tạo ra một khu vực kinh tế tư nhân có cấu trúc hiện đại, có nguyên lý đổi mới, sáng tạo nhiều hơn. Đấy là mục tiêu. Chính phủ mới cũng đang làm những chuyện này, nhưng phải thay đổi điều hành vĩ mô sao cho phù hợp với thị trường, vậy mới khớp được.
Theo ông, kinh tế Việt Nam nên vận động thế nào cho phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay?
Trình độ phát triển của kinh tế VN vẫn còn kém so với thế giới. Đối với các nước mà chúng ta đang đua tranh, VN ngày càng tụt hậu xa hơn. Cho nên, hướng vận động như thế nào là cả một chiến lược lâu dài cần phải tính toán kỹ. Bởi cách lựa chọn bây giờ là chúng ta không thể làm những gì mình muốn mà tuỳ thuộc vào những xu hướng lớn trên thị trường toàn cầu. VN quyết định phát triển những gì còn tùy thuộc vào các chuỗi hay xu hướng công nghệ. Đơn cử về chuỗi, hiện có những tập đoàn lớn thế giới, các nước muốn phát triển gì thậm chí còn phụ thuộc vào sự quyết định của các tập đoàn này. Vậy mới có chuyện làm sao chúng ta đi săn được những con đại bàng về đẻ trứng ở VN; làm sao mời những tập đoàn lớn trên thế giới về để định hình cấu trúc công nghiệp cho VN…
Đó là những phương pháp luận để chọn một hướng phát triển cụ thể. Chúng ta cũng không thể tự ngồi vẽ ra cái mình muốn, tự ta quyết định mình phát triển cái gì, mà phải nhìn ra thị trường thế giới để cùng các tập đoàn toàn cầu xác định xem VN lựa chọn phát triển như thế nào. Tư duy tiếp cận các chuyển dịch đó phải khác đi mới được.
Mô hình tăng trưởng của VN là hướng vào những ngành không cần nhân lực chất lượng cao. Vậy nên những tập đoàn lớn không vào, thay vào đó là DN công nghệ thấp vào VN để phù hợp với nguồn nhân lực đấy. Ngoài ra, tiêu chuẩn phát triển của VN là ưu đãi mà không dựa vào môi trường trong sạch, nghiêm minh. Những ưu đãi như vậy khiến các DN nhỏ xông vào trước và tận dụng ưu đãi. Trong khi các DN lớn lại cần môi trường kinh doanh mang tính đẳng cấp, hiện đại. Cách lựa chọn của VN có lẽ nghiêng về lợi thế mà VN có, chứ không phải thế giới cần. Đó chính là tư duy phải thay đổi trong lần này.
TS Trần Đình Thiên

Ý kiến:
Cần có đội ngũ công chức viên chức chuyên nghiệp
Để có một chính quyền hành động, chúng ta cần có những công chức viên chức liêm chính và họ giữ vai trò quyết định. Lợi thế cạnh tranh của các địa phương ngày hôm nay không còn là tài nguyên hay vị trí địa lý nữa mà chính là sự tận tâm của công chức, viên chức. Thực trạng bộ máy hành chính cồng kềnh, thu nhập thấp, vừa thừa vừa thiếu dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn: Lương thấp không tuyển được người tài dẫn đến năng suất làm việc thấp, lại phải tuyển thêm người, lại thêm ngân sách với bộ máy ngày càng phình to, lại dẫn đến vấn nạn lương thấp. Theo tôi, một chính quyền năng động, liêm chính cần coi trọng đầu tư con người. Vì vậy, phải có đột phá chính sách tiền lương để tìm người tài, có tâm. Công chức sống được bằng đồng lương mới giải quyết được những bất cập trong xây dựng và thực thi chính sách trên mọi lĩnh vực và tạo chuyển biến về chất trong cải cách hành chính.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh
Tổng giám đốc Công ty Saigon Books
Niềm tin ngày càng tăng
Tôi có cảm xúc khá tích cực, niềm tin tốt và ngày càng mạnh hơn sau thông điệp và hành động cụ thể của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người dân, DN. Một vấn đề có sự chuyển biến khá tốt đó chính là việc cổ phần hoá các DNNN. Trước đây việc thực hiện còn nửa vời thì bây giờ đã dần đi vào thực chất. Có một chi tiết quan trọng để tôi tin tưởng những phát biểu mạnh sẽ không còn cảnh “đánh trống bỏ dùi” mà gắn với hành động cụ thể đó là việc thành lập “Tổ công tác kiểm tra chỉ đạo của Chính phủ”. Tổ công tác có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các bộ, cơ quan, địa phương. Nhìn vào đó chúng ta có quyền hy vọng rằng Chính phủ mới sẽ “nói đi đôi với làm”. Khi có một “đầu tàu” như vậy thì bắt buộc các bộ phận khác phải chuyển động theo, sự ù lì của các bộ ban ngành, địa phương sẽ ngày càng giảm.
Ông Văn Đức Mười
Tổng giám đốc Công ty Vissan
Chính phủ và DN đã gặp nhau
Qua những lần tiếp xúc với DN từ đầu năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện quan điểm rất rõ về việc xác định kinh tế tư nhân là thành phần chủ lực trong nền kinh tế. Là một doanh nhân, tôi rất là phấn khởi, đặt kỳ vọng và niềm tin vào sự quan tâm, tư duy đổi mới của Chính phủ. Song song đó, công tác tái cấu trúc DNNN thông qua cổ phần hoá kỳ này có sự khoa học và tích cực hơn, chẳng hạn yêu cầu các DNNN khẩn trương niêm yết – đây là hướng đi nhằm khẳng định nguyên tắc kinh tế thị trường với yêu cầu minh bạch hoá. Chính phủ cũng chỉ đạo thành lập đơn vị giám sát – làm sao để giám sát, kiểm tra, đôn đốc để các chỉ đạo được đưa vào thực tế. Cách làm này thể hiện những hành động cụ thể, có cơ sở và khả thi. Đây là sự thay đổi nhận thức và quan điểm rất rõ. Chính phủ và DN đã “gặp nhau” ở quan điểm này.
Ông Đặng Văn Thành
Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công
Cần môi trường pháp lý bảo vệ quyền lợi DN
Theo tôi hiểu, “Chính phủ liêm chính và hành động” là Chính phủ có thể tạo ra môi trường kinh doanh ổn định để DN hoạt động đúng luật. Điều cần thiết nhất trong điều kiện hiện nay chính là môi trường pháp lý ổn định, dễ dự đoán, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN. Muốn làm được điều này cần một hệ thống chế tài chặt chẽ, sòng phẳng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Việc này là để DN yên tâm làm ăn và giữ lại đồng vốn tiếp tục quay vòng, đầu tư phát triển đất nước, thay vì phải tính toán đầu tư ra nước ngoài.
Ông Trần Quí Thanh
Người sáng lập Công ty Tân Hiệp Phát
Nguyên Nga – Chí Nhân – Thanh Xuân (ghi)

 

N.Trần Tâm 
(thực hiện)