23/12/2024

Ai muốn bán bún bò Huế phải đến Huế xin phép?

Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế” vừa được ban hành đang gây ra nhiều bức xúc và thắc mắc gắn với tên gọi của một món ăn truyền thống quen thuộc với người dân Việt.

 

Ai muốn bán bún bò Huế phải đến Huế xin phép?

 

 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế” vừa được ban hành đang gây ra nhiều bức xúc và thắc mắc gắn với tên gọi của một món ăn truyền thống quen thuộc với người dân Việt. 

 

 

 

Ai muốn bán bún bò Huế phải đến Huế xin phép?
Có thể bắt gặp bảng hiệu có cụm chữ “Bún bó Huế” ờ khắp ba miền đất nước. Trong ảnh: Một quán bún bò Huế tại TP.HCM – Ảnh: NHẬT LINH

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế” do ông Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, ký ngày 13-7-2016.

Không khả thi 
nhưng làm để nâng 
giá trị

Văn bản này có 19 điều, quy định cụ thể các điều kiện, tiêu chí, phương thức quản lý, cấp, sử dụng và thu hồi nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”… UBND tỉnh giao Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên – Huế quản lý nhãn hiệu này.

Sau khi ban hành, có rất nhiều ý kiến trái chiều về văn bản nói trên. Đặc biệt là có rất nhiều ý kiến bức xúc cho rằng họ đã kinh doanh bún bò Huế lâu rồi, nay “đùng một cái” phải kéo về Huế để đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế”, đó là điều vô lý, chẳng khác một loại “giấy phép con” mà chủ trương chung đang dần loại bỏ…

Bà Nguyễn Hoàng Thuỵ Vy – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên – Huế, đơn vị được giao soạn thảo quy chế nói trên – cho biết quy chế chỉ là một phần nhỏ của đề án tạo lập quản lý và phát triển chứng nhận cho sản phẩm bún bò Huế của tỉnh Thừa Thiên – Huế, tất cả đang trong quá trình thực hiện.

Bà Vy cho biết: “Về nguyên tắc, khi mà nhãn hiệu đã được bảo hộ với cụm chữ “Bún bò Huế” thì các đơn vị phải đăng ký với tỉnh. Khi ấy hiệp hội sẽ xem thử quy trình chế biến của họ có hợp vệ sinh hay không, đã tạo ra hương vị đặc trưng của bún bò Huế hay không, nguyên liệu để chế biến nên sản phẩm có đảm bảo các tiêu chí an toàn với sức khỏe hay không… Lúc đó họ có thể sử dụng chữ “Bún bò Huế”… Nếu không đảm bảo các tiêu chí đó thì họ có thể sử dụng “Bún Huế”, “Bò Huế” hay “Huế bò” gì đó… chứ không phải là “Bún bò Huế”!”.

Phải đến Huế đăng ký

Theo bà Vy, những quán đã kinh doanh bún bò Huế lâu nay thì trước mắt đề án chưa đặt ra việc buộc chủ kinh doanh phải đến Huế đăng ký, cho dù về lâu dài là có đặt ra.

Ai muốn bán bún bò Huế phải đến Huế xin phép?
Logo của mẫu nhãn hiệu chứng nhận được in trong quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”

“Ban đầu hiệp hội cũng đặt ra mục tiêu (tất cả các quán “bún bò Huế” trên thế giới đều phải đến Huế đăng ký – PV) như vậy. Nhưng hiệp hội cũng có băn khoăn liệu có làm được hay không? Cho nên về lâu dài có thể vừa làm vừa điều chỉnh, tìm phương án phù hợp” – bà Vy nói.

Bà Vy cũng cho rằng vì chủ sở hữu là UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chứ không phải một cá nhân hay công ty nào nên “sẽ tránh được độc quyền hay nhũng nhiễu”.

Người ký văn bản là ông Phan Ngọc Thọ cho biết: “Tỉnh làm để bảo vệ thương hiệu của mình, nếu không làm, nơi khác đăng ký thì mình sẽ mất và sẽ thua!”. Còn việc quản lý thương hiệu, ông Thọ cho rằng đó là việc lớn, và thực hiện đúng luật là “không thể có chuyện khả thi”.

Ông nói: “Tôi khẳng định việc thực hiện theo đúng nguyên tắc, muốn kinh doanh bún bò Huế thì phải đến tỉnh để đăng ký là chuyện không bao giờ khả thi, không bao giờ có. Nhưng ít ra là cũng có tính răn đe, rằng muốn sản xuất bún bò Huế thì tối thiểu là phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định để người dùng cảm nhận được đây là tô bún bò Huế!”.

Riêng chuyện UBND tỉnh đăng ký là chủ sở hữu thương hiệu “Bún bò Huế” có đúng luật hay không, ông Thọ nói: “Sai hay đúng không tranh luận nhiều, nếu Bộ KH-CN cấp thì tỉnh đúng, nếu bộ không cấp thì tỉnh sai. Thực ra tỉnh không phải xây dựng nhãn hiệu này để mong muốn rằng ai làm cũng phải xin phép tỉnh, nhưng phải làm để nâng cao giá trị của bún bò Huế!”.

Quy chế này ngay khi ban hành đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.

TH.LỘC – V.V.TUÂN – M.TỰ