Tự trắc nghiệm tinh thần
Từ nhiều ngàn năm trước, thầy thuốc đã ghi nhận hiện tượng người quá buồn hay bị cảm cúm, người dễ giận hay bị bội nhiễm đường tiêu hóa… Thể xác rõ ràng khó tráng kiện nếu tinh thần không minh mẫn vì luôn ứng chiến với đủ loại kích ứng tâm lý?
Tự trắc nghiệm tinh thần
Từ nhiều ngàn năm trước, thầy thuốc đã ghi nhận hiện tượng người quá buồn hay bị cảm cúm, người dễ giận hay bị bội nhiễm đường tiêu hóa… Thể xác rõ ràng khó tráng kiện nếu tinh thần không minh mẫn vì luôn ứng chiến với đủ loại kích ứng tâm lý?
Luyện tập yoga giúp giải toả áp lực công việc, để cân bằng cuộc sống – Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Không quá khó để biết hệ tâm thần vẫn còn đủ phong độ hay đã bạc màu cùng sương gió? Chỉ cần tâm sự với chính mình qua 20 câu hỏi dưới đây.
1. Cuộc sống của bạn hiện nay thế nào?
a) Thoải mái hơn lúc trước (0 điểm)
b) Không có gì thay đổi (1 điểm)
c) Căng thẳng hơn lúc trước (3 điểm)
2. Khả năng tự tin của bạn hiện nay ra sao?
a) Rất tốt (0 điểm)
b) Khá tốt (1 điểm)
c) Cảm thấy cô đơn (2 điểm)
d) Không còn tự tin (3 điểm)
3. Bạn thường bị đau lưng, chóng mặt, hồi hộp lúc gần đây?
a) Không (0 điểm)
b) Đúng (3 điểm)
4. Bạn có bạn bè thân tín để tâm sự?
a) Có (0 điểm)
b) Không (3 điểm)
5. Bạn dễ chấp nhận lời phê bình?
a) Đúng (0 điểm)
b) Sai (3 điểm)
6. Đã có nhiều người khuyên bạn bớt giờ làm việc?
a) Không (0 điểm)
b) Càng lúc càng nhiều (1 điểm)
c) Có (3 điểm)
7. Bạn thường phải dùng thuốc an thần?
a) Không (0 điểm)
b) Thỉnh thoảng (1 điểm)
c) Thường xuyên (3 điểm)
8 Bạn đang tập một phương pháp thư giãn như yoga, thiền định?
a) Đúng (0 điểm)
b) Có, nhưng không đều đặn (1 điểm)
c) Không hề tập (3 điểm)
9. Bạn có đủ can đảm bộc lộ một cách chân thật cảm xúc của mình?
a) Có (0 điểm)
b) Có, nhưng ngần ngại (2 điểm)
c) Không (3 điểm)
10. Bạn có đủ thời giờ cho cuộc sống riêng tư?
a) Có (0 điểm)
b) Không (3 điểm)
11. Bạn thường phải đối đầu với nỗi sợ hãi kéo dài?
a) Rất ít khi (0 điểm)
b) Thỉnh thoảng (1 điểm)
c) Hầu như mỗi ngày (3 điểm)
12. Bạn bị giày vò vì cảm tưởng không quán xuyến nổi công việc thường ngày?
a) Không (0 điểm)
b) Không thường lệ, nhưng thường hơn lúc trước (1 điểm)
c) Có (3 điểm)
13. Bạn có khuynh hướng không tôn trọng ý kiến người khác?
a) Sai (0 điểm)
b) Thỉnh thoảng (1 điểm)
c) Đúng (3 điểm)
14. Bạn cảm thấy chán nản và mỏi mệt trước khi bắt tay vào công việc?
a) Không (0 điểm)
b) Rất thường (2 điểm)
c) Đúng (3 điểm)
15. Bạn đang sống trong cảnh xâu xé giữa nghề nghiệp với gia đình?
a) Không (0 điểm)
b) Đúng (3 điểm)
16. Bạn đang có điều bực tức trong nội tâm?
a) Không (0 điểm)
b) Thường hơn trong thời gian gần đây (2 điểm)
c) Thường xuyên (3 điểm)
17. Bạn bi quan với tương lai?
a) Sai (0 điểm)
b) Không hẳn bi quan nhưng không thể lạc quan (1 điểm)
c) Đúng (3 điểm)
18. Bạn không thể tập trung vào công việc?
a) Sai (0 điểm)
b) Vẫn có thể nếu cố gắng hết sức (1 điểm)
c) Khả năng tập trung giảm nhiều trong thời gian gần đây (2 điểm)
d) Đúng (3 điểm)
19. Bạn hết hứng thú với các trò chơi giải trí trước đây được ưa thích?
a) Sai (0 điểm)
b) Còn, nhưng không đam mê như xưa (1 điểm)
c) Đúng (3 điểm)
20. Bạn đang phiền muộn vì cảm giác tù túng?
a) Sai (0 điểm)
b) Thỉnh thoảng (1 điểm)
c) Đúng (3 điểm)
* Nếu bạn không có được đến 8 điểm: Xin chúc mừng! Tinh thần của bạn hiện nay nếu không hẳn là thép thì cũng là loại sắt có chất lượng. Thách đố của cuộc sống nghề nghiệp hay thậm chí stress với bạn lại là động cơ. Nhưng đừng quên, sức người có hạn. “Đường dài mới biết ngựa hay”. Nên lập lại bản trắc nghiệm mỗi sáu tháng để cập nhật hoá báo cáo từ bộ máy tâm thần.
* Nếu bạn dành dụm được từ 9 đến 15 điểm: Chức năng tư duy vẫn còn trong vòng kiểm soát. Nhưng phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả và ít tốn kém hơn chữa bệnh. Bạn nên khoanh vùng hoạt động của stress bằng cách bổ sung giờ thể thao và thư giãn trong kịch bản sinh hoạt thường ngày của bạn.
* Nếu tổng số điểm định vị trong khoảng từ 16 đến 25 điểm: Bạn đã trở thành tấm bia của stress. Xạ thủ lại rất cao tay nghề. Mũi tên kế tiếp chắc chắn sẽ gần sát hồng tâm. Đã đến lúc bạn quay ngược cuốn phim của cuộc sống, như người lần từng mép lưới, hầu tìm ra lỗ hổng khiến bạn chán đời, mất tự tin hay thậm chí sợ hãi, trước khi khe hở bất ngờ xé rộng.
* Nếu điểm chung cuộc cao hơn 25: Bạn là người thua cuộc. Nhưng cuộc chơi chưa chấm dứt. Đã đến lúc bạn cần ít lời khuyên của thầy thuốc, nếu được chuyên khoa tâm lý càng tốt, nhưng không là điều kiện thiết yếu. Không thiếu gì thầy thuốc khoái làm luôn thầy đời. Tốt hơn nên tìm một người bạn đời tâm đắc, dù là không dễ trong cuộc sống thời này!
Nhiều người không tin là sức kháng bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Không lẽ chỉ vì gia chủ mau giận hờn, hay buồn bã, thường ưu tư mà thực bào bỗng nhiên lười biếng trong việc săn đuổi vi khuẩn? Không sai chút nào! Biến động tâm lý nào, dù buồn chán, cáu kỉnh hay uất ức, đều tác động ít nhiều trên hệ thống nội tiết tố như một dạng stress. Cơ thể khi phản ứng như đứng trước tình huống nguy biến. Hậu quả là nhiều thành phần của dòng máu bị thay đổi trong chiều hướng bất lợi cho chức năng kháng bệnh. |