25/12/2024

Cấm dạy thêm chính khoá và tựu trường trong hè

Dạy thêm tràn lan, tựu trường sớm và nâng cao chất lượng đội ngũ… là những vấn đề được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm khi làm việc với giám đốc sở GD-ĐT các địa phương.

 

Cấm dạy thêm chính khoá và tựu trường trong hè

Dạy thêm tràn lan, tựu trường sớm và nâng cao chất lượng đội ngũ… là những vấn đề được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm khi làm việc với giám đốc sở GD-ĐT các địa phương.




Học sinh trong lớp học thêm sau giờ học chính khóa /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Học sinh trong lớp học thêm sau giờ học chính khóaẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Ngày 24 và 25.6, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã dự các hội nghị giao ban với giám đốc sở GD-ĐT 5 thành phố lớn của cả nước (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các tỉnh bắc Trung bộ tại Hải Phòng và Hà Tĩnh.
Cải cách thi cử, đãi ngộ giáo viên
Tại Hà Tĩnh, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho rằng cứ vào dịp hè là lại băn khoăn về dạy thêm, học thêm. Có những nơi không tổ chức dạy thêm thì phụ huynh tìm nơi khác để học, thậm chí gửi con ra Hà Nội để học thêm… Do vậy, Bộ cần có sự chỉ đạo thống nhất về vấn đề này.
Cũng băn khoăn về điều này, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, nói: “Quy định về dạy thêm học thêm chưa nêu rõ chế tài xử lý với giáo viên vi phạm nên đôi khi các địa phương rất lúng túng”.
Cấm dạy thêm chính khóa và tựu trường trong hè - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Triệt tiêu biến tướng dạy thêm học thêm

Chuyện dạy thêm – học thêm ở nhà trường phổ thông sẽ khó đi đến hồi kết và ngày càng biến tướng đến độ nếu không thay đổi tư duy thì ngành giáo dục chỉ có thể ban hành những chủ trương quản lý theo kiểu chạy theo.


Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, thẳng thắn: “Một trong những vấn đề mà Đà Nẵng tự thấy mình làm chưa tốt, đó là quản lý dạy thêm học thêm. Người dân họ vẫn chưa phục bởi giáo viên vẫn đưa học sinh về nhà dạy thêm, đoàn kiểm tra đến thì họ cho học sinh nghỉ nhưng thực tế vẫn tổ chức dạy. Chúng tôi rất băn khoăn chưa biết làm cách nào xử lý tình trạng này”, ông Vĩnh nói.
Trước những băn khoăn này, ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Đây là vấn đề khó nhưng khó vẫn phải làm chứ không phải nêu ra rồi để đấy. Tại sao bản thân giáo viên kêu vất vả nhưng khi cấm dạy thêm thì lại cũng không đồng ý. Chủ trương dứt khoát là không tổ chức dạy thêm vào chương trình chính khoá. Dạy thêm học thêm trong trường chỉ nên áp dụng với học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi theo nhu cầu; chứ không phải dùng chương trình bắt buộc nhưng chỉ dạy chính kh 4 tiết rồi để lại 2 tiết để dạy thêm. Cán bộ quản lý cần tăng cường quản lý về đạo đức nghề nghiệp giáo viên. Giáo viên đưa thêm kiến thức khó vào đề thi, kiểm tra để học sinh buộc phải đi học. Đó là những điều không thể chấp nhận”.


Ông Nhạ cũng cho rằng, chủ trương cấm triệt để dạy thêm tràn lan là đúng nhưng phải nhìn thẳng vào thực tế là không thể cấm ngay một lúc được mà cần có lộ trình, giảm dần việc dạy thêm song song với việc đổi mới chương trình, cách thức thi cử và chế độ đãi ngộ với giáo viên.
Về việc dạy học trong hè, ông Nhạ nêu rõ: “Các sở cần quan tâm chỉ đạo để tránh tối đa tình trạng tựu trường trong dịp hè, dành thời gian nghỉ ngơi cho học sinh và cả giáo viên. Việc tập huấn đội ngũ giáo viên cần bố trí thời gian hợp lý, có thể tập huấn qua mạng để giáo viên không bị cắt xén thời gian nghỉ hè theo quy định”.’



Sẽ có quy định mới về chuẩn giáo viên
Trước hiện tượng thừa số lượng giáo viên nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu mới trong khi cử nhân sư phạm được đào tạo bài bản vẫn thất nghiệp… ông Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Bộ sẽ rà soát và đưa ra quy định mới với các tiêu chí cụ thể về chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên phù hợp với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thầy cô nào đạt chuẩn hoặc cận chuẩn thì bồi dưỡng thêm, thầy cô nào còn xa mới đạt chuẩn thì cần phải có lộ trình để có đội ngũ đồng đều về chất lượng. Giáo viên đào tạo lại vẫn không đạt chuẩn phải có biện pháp để nhường chỗ cho người khác vào. Làm thực sự, có tình có lý, có chính sách an sinh nhưng phải tạo ra sự sàng lọc, cạnh tranh để nâng cao chất lượng giảng dạy”. Ông Nhạ nhấn mạnh: “Tránh tình trạng vào biên chế rồi thì cứ xếp hàng nâng lương. Khu vực biên chế thì nhiều nhưng vẫn thiếu người giỏi”.
“Tôi đề nghị các thành phố lớn có đề án thí điểm thực hiện, nếu làm tốt sẽ nhân rộng, Bộ GD-ĐT sẽ đồng hành để thực hiện thật hiệu quả”, ông Nhạ khẳng định.
Đầu năm học Bộ trả lời về đề xuất giao thi THPT về địa phương
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đại diện cho 5 sở GD-ĐT của các thành phố lớn đề nghị Bộ trưởng nên xem xét giao quyền chủ động trong kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương ở các khâu: tổ chức thi, chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp; quy chế thi và đề thi sẽ do Bộ ban hành để đảm bảo thống nhất về giá trị bằng tốt nghiệp. Ông Phùng Xuân Nhạ đáp lời: “Bộ sẽ tiếp tục lấy thêm ý kiến các địa phương và cả trường ĐH. Việc thay đổi cần có lộ trình. Đây là đề nghị có cơ sở và Bộ sẽ cố gắng công bố phương án chỉ đạo sớm, từ đầu năm học tới”.

 

Tuệ Nguyễn