26/12/2024

Giấc mơ siêu nhí

“Cho con đi thi cũng không hẳn sẽ cho con theo đuổi bộ môn này đến lớn hay đi theo con đường chuyên nghiệp, nhưng đã “chơi” thì phải chơi đến cùng” – một phụ huynh nói.

 

Giấc mơ siêu nhí – Kỳ 2: “Đã chơi thì phải đến cùng”

 

“Cho con đi thi cũng không hẳn sẽ cho con theo đuổi bộ môn này đến lớn hay đi theo con đường chuyên nghiệp, nhưng đã “chơi” thì phải chơi đến cùng” – một phụ huynh nói.

 

 

 

 

Giấc mơ siêu nhí - Kỳ 2: "Đã chơi thì phải đến cùng"
Người hùng tí hon

Theo nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, nhu cầu cho con em tham gia các lớp nghệ thuật, năng khiếu lúc nào cũng có nhưng từ khi các cuộc thi truyền hình thực tế bùng nổ, nhu cầu còn là những lớp “luyện gà” để con trẻ thắng giải khi thi.

“Ở Hà Nội, tôi biết có khá nhiều lò như thế. Ngoài ra, nhiều phụ huynh cũng chọn hình thức mời giáo viên về nhà kèm riêng cho con khi chuẩn bị bước vào các mùa tuyển sinh”.

Có thể thấy phần lớn các bé tham gia cuộc thi ca hát, nhảy múa trên truyền hình hiện nay đều trải qua một quá trình luyện tập ở các trung tâm nghệ thuật. Chính quy thì có nhạc viện, bên cạnh đó là rất nhiều trung tâm nghệ thuật, trường đào tạo âm nhạc tư nhân do chính các nhạc sĩ, ca sĩ uy tín mở ra.

Giấc mơ siêu nhí - Kỳ 2: "Đã chơi thì phải đến cùng"
Ku Tin – một “ngôi sao nhí” nhờ xuất hiện trên truyền hình – Ảnh tư liệu

Có thể kể đến các trường này như: Trường âm nhạc MPU (nhạc sĩ Đức Trí), Soul Academy (ca sĩ – nhạc sĩ Thanh Bùi), Sam Music Academy (nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Phương Uyên), Trường TED Saigon (ca sĩ – nhạc sĩ Bảo Lan), Trung tâm nghệ thuật Sao Khuê (NSƯT, nhạc trưởng Hoàng Điệp)…

Học phí cho các lớp năng khiếu này dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng một khoá. Cao giá nhất hiện nay có lẽ là Soul Academy (10 triệu đồng trở lên, tuỳ môn và khoá học). 

Ngoài ra để được nhập học, các bé còn phải trải qua một buổi kiểm tra năng khiếu có tính phí. Ở những trung tâm dạng này, các bé chủ yếu được đào tạo về nhạc cụ, thanh nhạc, nhảy múa hay hội hoạ. 

Điều mới là để đáp ứng xu thế “mẫu giáo h” các game show nhí hiện nay, những lớp đào tạo “năng khiếu tạp kỹ” cho những bé đã, đang và sẽ nuôi giấc mơ trở thành… siêu nhí bắt đầu xuất hiện.

Giấc mơ siêu nhí - Kỳ 2: "Đã chơi thì phải đến cùng"
Cô Trúc Thy dạy nhạc cho các bé tham gia lớp tài năng nhí – Ảnh: HOÀNG LÊ

Tập luyện lâu dài

Khác với thi hát (50% đi thi mà chưa qua rèn luyện, học tập), các bé thi nhảy múa đều có quá trình tập luyện lâu dài. Và những bé đăng quang hầu hết đều đến từ các lò danh tiếng. 

Nổi trội nhất hiện nay là các lò đào tạo của kiện tướng dance sport Khánh Thi, Trâm Race (có hai học trò Tuấn Phong và Phúc Nhi là quán quân Người hùng tí hon 2015), John Huy Trần, Viết Thành, Đăng Quang…

Một phụ huynh có con tham gia học nhảy múa ba năm qua, đã tham gia vài cuộc thi cho hay:

“Cho con đi thi thì ngoài việc học như một môn năng khiếu, gia đình cũng phải nhờ các thầy cô kèm thêm. Có thầy cô tính phí theo buổi (500.000 – 1 triệu đồng/buổi) hoặc theo giờ (300.000 – 500.000 đồng/giờ), nhưng cũng có thầy cô tính theo tiết mục (dao động 10 – 15 triệu đồng). 

Giải thưởng cho các con nếu thắng cuộc dù có cao cũng chẳng thấm thía gì so với đầu tư của gia đình. Cho con đi thi cũng không hẳn sẽ cho con theo đuổi bộ môn này đến lớn hay đi theo con đường chuyên nghiệp, nhưng đã “chơi” thì phải chơi đến cùng”.

 

HOÀNG LÊ – QUỲNH NGUYỄN